Trình bày phương pháp lựa chọn tối ưu bằng phương pháp cận biên

Phân tích cận biên (tiếng Anh: Marginal Analysis) là việc tính toán các lợi ích tăng thêm của một hoạt động so với các chi phí tăng thêm phát sinh từ chính hoạt động đó.

Trình bày phương pháp lựa chọn tối ưu bằng phương pháp cận biên

(Ảnh minh họa: Marketing91)

Khái niệm

Phân tích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Analysis.   

Phân tích cận biên là việc tính toán các lợi ích tăng thêm của một hoạt động so với các chi phí tăng thêm phát sinh từ chính hoạt động đó.

Các công ty sử dụng phân tích cận biên như một công cụ ra quyết định để giúp họ tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng của họ.

Đặc điểm của Phân tích cận biên

Phân tích cận biên là việc kiểm tra các chi phí liên quan và lợi ích tiềm năng của các hoạt động kinh doanh cụ thể hoặc các quyết định tài chính.

Mục tiêu của phân tích cận biên là để xác định xem các chi phí gắn với thay đổi trong hoạt động kinh tế có mang lại lợi ích đủ để bù đắp hay không.

Thay vì tập trung vào sản lượng kinh doanh nói chung, phân tích cận biên sẽ xem xét chi phí sản xuất cho một đơn vị riêng lẻ làm điểm so sánh.

Phân tích cận biên cũng có thể giúp ích trong quá trình ra quyết định khi có hai khoản đầu tư tiềm năng, nhưng chỉ có đủ tiền cho một khoản đầu tư. 

Bằng cách phân tích các chi phí liên quan và lợi ích ước tính, có thể xác định liệu một lựa chọn có mang lại lợi nhuận cao hơn so với lựa chọn khác hay không.

Phân tích cận biên và thay đổi quan sát

Từ quan điểm kinh tế vi mô, phân tích cận biên cũng có thể liên quan đến việc quan sát tác động của những thay đổi nhỏ trong qui trình vận hành tiêu chuẩn hoặc tổng sản lượng.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể cố gắng tăng sản lượng thêm 1% và phân tích các tác động tích cực và tiêu cực có thể xảy ra do sự thay đổi đó, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm tổng thể hoặc việc sử dụng tài nguyên có bị ảnh hưởng thay đổi hay không.

Nếu kết quả của sự thay đổi là tích cực, doanh nghiệp có thể chọn tăng sản lượng thêm 1% một lần nữa và xem xét lại kết quả. Những thay đổi nhỏ này và những thay đổi liên quan có thể giúp doanh nghiệp sản xuất xác định được tỉ lệ sản xuất tối ưu.

Ví dụ về Phân tích cận biên trong lĩnh vực sản xuất

Ví dụ, một nhà sản xuất mũ sản xuất mỗi chiếc mũ cần 0.75 USD nhựa và vải.

Nhà máy mũ phải chịu 100 USD chi phí cố định mỗi tháng. Nếu bán được 50 chiếc mũ mỗi tháng, thì mỗi chiếc mũ phải chịu 2 USD chi phí cố định.

Trong ví dụ đơn này, tổng chi phí cho mỗi chiếc mũ sẽ là: $0.75 +  $100/50 = $2.75

Nếu bạn tăng khối lượng sản xuất lên 100 chiếc mũ mỗi tháng, thì mỗi chiếc mũ sẽ phải chịu 1 USD chi phí cố định vì chi phí cố định được trải đều trên các đơn vị sản lượng.

Tổng chi phí cho mỗi chiếc mũ sau đó sẽ giảm xuống còn: $0,75 + $100/100 = $1.75

Trong tình huống này, việc tăng khối lượng sản xuất khiến chi phí cận biên giảm xuống.

Hạn chế của Phân tích cận biên

Phân tích cận biên xuất phát từ lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa cận biên – là lí thuyết nói rằng tác nhân con người đưa ra quyết định tại điểm cận biên.

Chủ nghĩa cận biên đôi khi bị chỉ trích là một trong những khía cạnh kinh tế mờ nhạt hơn, vì phần lớn vấn đề đặt ra khó đo lường một cách chính xác, chẳng hạn như tiện ích cận biên của một người tiêu dùng.

Ngoài ra, chủ nghĩa cận biên dựa vào giả định là thị trường hoàn hảo hoặc gần với thị trường hoàn hảo, không tồn tại trong thực tế.

Tuy nhiên, những ý tưởng cốt lõi của chủ nghĩa cận biên thường được hầu hết các trường kinh tế chấp nhận và vẫn được các doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng để đưa ra lựa chọn và thay thế hàng hóa.

Vì chủ nghĩa cận biên ngụ ý tính chủ quan trong quá trình định giá, nên các chủ thể kinh tế nên đưa ra quyết định cận biên dựa trên mức độ có giá trị. Điều này nghĩa là sau này các quyết định cận biên có thể sai lầm hoặc nhầm lẫn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Phân tích cận biên là gì? Phân tích cận biên và thay đổi quan sát.

Phân tích cận biên là một hoạt động được diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong nhu cầu tìm kiếm và tối ưu hóa lợi nhuận. Các thay đổi hay phát sinh về chi phí đều thuộc vào hoạt động cần báo cáo, đánh giá. Với phân tích cận biên, là việc so sánh giữa lợi ích tăng thêm và lợi ích phát sinh của một hoạt động cụ thể. Với các tính toán và dự liệu, công ty đã có phương hướng sản xuất hay kinh doanh nhằm khoảng lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên khi các giá trị này thay đổi, nó làm các giá trị lợi nhuận tính toán của công ty thay đổi theo.

Hoạt động cần đặt ra là xem xét sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Để từ đó đưa ra các hoạt động cần tiến hành ở các giai đoạn tiếp theo. Với các đòi hỏi đó, phân tích cận biên là hoạt động được thực hiện. Vậy các phân tích này được tiến hành như thế nào? Công ty Luật Dương gia gửi đến bạn đọc bài viết cho chủ đề: Phân tích cận biên là gì? Phân tích cận biên và thay đổi quan sát.”.

Trình bày phương pháp lựa chọn tối ưu bằng phương pháp cận biên

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Phân tích cận biên là gì?

Phân tích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Analysis.

Khái niệm

Phân tích cận biên là hoạt động được thực hiện trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tính toán các lợi ích tăng thêm của một hoạt động so với các chi phí tăng thêm phát sinh từ chính hoạt động đó.

Như vậy có thể hiểu rằng khi xem xét một hoạt động cụ thể diễn ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thấy các chi phí phát sinh tăng thì doanh nghiệp cần thực hiện xem xét lại các lợi ích có thể đạt được thay đổi như thế nào. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động tính toán các lợi ích có thể tăng thêm khi thực hiện hoạt động. Các căn cứ tính toán cũng như biện pháp đưa ra phải phù hợp với giá trị thu được. Có nghĩa là việc thực hiện các thay đổi phải xác định trên căn cứ không gây ảnh hưởng đến lợi ích được xác định ban đầu. Hoặc hạn chế nhất mức tổn thất trong hoạt động kinh doanh đó.

Phân tích cận biên như một công cụ xác định lợi ích.

Các công ty sử dụng phân tích cận biên như một công cụ xem xét. Đưa ra quyết định để giúp họ tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng. Trên thực tế, với chi phí phát sinh trong từng hoàn cảnh cụ thể mà tìm ra các giải pháp thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, có thể xem xét giá trị thông qua việc thúc đẩy tăng doanh số sản phẩm thực tế. Tăng khối lượng sản xuất ở một mức độ nhất định, sẽ khiến cho chi phí cận biên giảm xuống. Các mức độ này phải dựa trên các giá trị về chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.

Việc phân tích cận biên là đưa ra các giá trị tính toán về hai giá trị liên quan. Đó lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm. Qua đó xem xét đánh giá các lợi ích nhận được so với tính toán ban đầu. Khi chưa phát sinh các chi phí tăng thêm. Thông qua so sánh này để thấy được chi phí tăng thêm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hay ít. Từ đó xem xét tăng hoặc giảm giá trị nào để lợi ích đạt được trong mức độ kiểm soát đã được dự liệu. Bởi ngoài xác định lợi nhuận, các công ty còn phải dùng tài chính cho rất nhiều mục đích khác nhau. Lợi nhuận ảnh hưởng kéo theo các khoản chi cũng cần tính toán, điều chỉnh hợp lý.

Bản chất khi xem xét phân tích cận biên.

Chi phí ban đầu doanh nghiệp xác định lợi nhuận có thể thu được là chi phí tính toán trên các đại lượng trong sản xuất. Khi phát sinh thêm các chi phí, nếu doanh nghiệp không có điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế thu được. Có thể hiểu đơn giản:

Trong hoạt động kinh doanh sản xuất lô hàng có giá trị xác định. Tiền nguyên liệu, tiền nhân công,.. là các chi phí doanh nghiệp hoàn toàn xác định được. Khi đó họ có thể xác định được giá trị của một sản phẩm hàng hóa cần bao nhiêu chi phí để sản xuất ra. Các đại lượng này được xác định tạo cơ sở doanh nghiệp xác định giá sản phẩm khi bán ra thị trường.

Tuy nhiên sau khi thực hiện các tính toán. Có chi phí cố định mỗi tháng doanh nghiệp phải đóng chưa được xác định. Đây được gọi là chi phí phát sinh. Khi đó, giá trị để sản suất ra một sản sản phẩm sẽ tăng. Nếu không có điều chỉnh kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế doanh nghiệp thu về. Việc phân tích cận biên được xác định giúp doanh nghiệp giải quyết các yêu cầu trong tính toán.

2. Phân tích cận biên và thay đổi quan sát.

Hoạt động phân tích có thể dựa trên các thay đổi quan sát. Khi công ty thực hiện các tính toán và theo dõi các lợi ích đạt được hay hạn chế. Từ đó, công ty có thể tiến hành các hoạt động tìm ra giá trị lớn hơn. Để hiểu rõ các thay đổi quan sát khi thực hiện phân tích cận biên, cùng theo dõi ví dụ dưới đây.

Ví dụ về Phân tích cận biên.

Ví dụ, một nhà sản xuất giấy, sản xuất mỗi tấn giấy cần 100 USD nguyên liệu gỗ.

Nhà máy phải chịu 100 USD chi phí cố định mỗi tháng. Nếu bán được 100 tấn giấy mỗi tháng, thì mỗi tấn giấy phải chịu 1 USD chi phí cố định.

Như vậy, chi phí cho mỗi tấn giấy sẽ là: 100 + 100/100 = 101 USD.

Nếu bạn tăng khối lượng sản xuất lên 500 tấn giấy mỗi tháng. Thì mỗi tấn giấy sẽ chỉ phải chịu 0,2 USD chi phí cố định.

Tổng chi phí để sản xuất ra mỗi tấn giấy sau đó sẽ giảm xuống còn: 100 + 100/500 = 100,2 USD.

Như vậy có thể thấy việc tăng khối lượng sản xuất khiến chi phí cận biên giảm xuống.

Đặc điểm của phân tích cận biên.

Phân tích cận biên là việc kiểm tra các chi phí liên quan và lợi ích tiềm năng của các hoạt động kinh doanh cụ thể. Hoặc đánh giá lợi ích tiềm năng của các quyết định tài chính. Hoạt động này được thực hiện khi xem xét đối với một hoạt động cụ thể. Với các chi phí phát sinh sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng trong kế hoạch đã được đề ra. Chi phí phát sinh càng lớn thì các lợi nhuận thu được thực tế càng chịu ảnh hưởng. Bởi nếu không có giải pháp kịp thời, khoản lợi nhuận và vốn thu hồi có thể phải tri trả làm giảm bớt giá trị.

Hay thông qua phân tích cận biên có thể xác định tiềm năng cho các hoạt động kinh doanh mà công ty thực hiện. Các giá trị được tính toán khi đem đến lợi ích lớn sẽ tạo cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư và kinh doanh. Xác định chi phí gắn với thay đổi trong hoạt động kinh tế có mang lại lợi ích đủ để bù đắp hay không.

Phân tích cận biên và thay đổi quan sát.

Từ quan điểm kinh tế vi mô, phân tích cận biên cũng có thể liên quan đến việc quan sát tác động của những thay đổi nhỏ trong quy trình vận hành tiêu chuẩn hoặc tổng sản lượng.

– Trong trường hợp chi phí phát sinh là đại lượng cố định.

Như ví dụ trên có thể thấy. Với hoạt động cơ bản của doanh nghiệp khi xác đinh chi phí phát sinh. Như chi phí phát sinh là một đại lượng cố định, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động tăng năng suất lao động. Dẫn đến tăng số lượng và giá trị sản lượng tạo thành. Khi đó chi phí phát sinh cố định sẽ được chia đều cho các sản phẩm hàng hóa tạo thành. Với số lượng sản phẩm tạo thành càng lớn thì chi phí cận biên càng giảm. Điều này giúp tiền vốn trên sản phẩm giảm.

Bởi khi chi phí cố định không đổi, nó được chia đều cho sản phẩm để xem xét, mỗi sản phẩm tạo ra chịu bao nhiêu chi phí cố định. Điều này sẽ làm giảm áp lực khi chi phí cố định lớn, mà lượng sản phẩm tạo ra không nhiều.

– Trong trường hợp chi phí phát sinh là đại lượng thay đổi.

Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh bình thường. Các chi phí phát sinh được thực hiện trên sản phẩm. Do đó khi thực hiện hoạt động tăng công suất thì các chi phí này cũng tăng lên. Để đưa ra quan sát chính xác trong trường hợp này, doanh nghiệp cần xác định việc thay đổi các yếu tố liên quan trong sản xuất và quan sát sự thay đổi. Đây được xem là phân tích cận biên và thay đổi quan sát.

Trong phân tích của mình, doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất. Khi đại lượng về số lượng sản phẩm tăng lên, doanh nghiệp thực hiện các đánh giá về các lợi ích đạt được. Bên cạnh đó là các hạn chế hay ảnh hưởng đến giá trị lợi ích sẽ đạt được. Nếu xem xét các đánh giá cho thấy lợi ích của doanh nghiệp được đảm bảo. Doanh nghiệp có thể thực hiện tăng sản xuất trên thực tế.

Để tính ra lợi ích tối đa có thể khắc phục và đạt được. Doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động tính toán khi tăng sản lượng tạo ra. Đến khi giá trị này phản ánh giá trị lợi nhuận thu được lớn nhất. Khi đó được xem là doanh nghiệp đã tìm ra phương hướng giải quyết khi chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất nhất định. Tuy nhiên, việc tăng công suất, tăng khối lượng sản xuất phải dựa trên khả năng thực tế doanh nghiệp có thể tạo ra. Như xem xét công suất máy móc, thiết bị. Lượng nhân công, năng suất lao động. Nguồn nguyên vật liệu,…

Kết luận.

Cũng vì lý do này mà thông thường các doanh nghiệp luôn muốn tăng công suất hoạt động để đạt được giá trị sản phẩm tối đa vào mỗi tháng. Có thể thấy, khi càng sản xuất được nhiều sản phẩm, chi phí sẽ được chia đều cho sản phẩm và có xu hướng giảm. Khối lượng sản xuất thành phẩm càng nhiều thì chi phí cận biên càng giảm.

Trên đây là nội dung phân tích của công ty luật Dương gia với đề tài: “Phân tích cận biên là gì? Phân tích cận biên và thay đổi quan sát.”. Các phân tích dựa trên thực tế áp dụng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với phân tích cận biên.