Trình độ phổ thông tiếng Anh là gì

Trình độ ngoại ngữ ghi gì? Cách ghi trình độ tiếng Anh trên CV?

Khi xin việc chúng ta bắt đầu công việc đầu tiên đó là làm cv xin việc, một trong những lợi thể vượt trội so với các ứng viên khác có lẽ một trong số đó là trình độ ngoại ngữ của bạn bởi nhu cầu sử dụng ngoại ngữ hiện nay được ưu tiên rất nhiều với thời kì hội nhập hiện nay. Vậy trong cv thì trình độ ngoại ngữ ghi gì? Cách ghi trình độ tiếng Anh trên CV như thế nào? Hãy theo dõi để có thông tin chi tiết nhất nhé.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Trình độ ngoại ngữ ghi gì?

Theo nghĩa tiếng Anh trình độ học vấn là: Education level. Theo khung chuẩn quốc tế thì trình độ tiếng Anh được chia làm 6 cấp độ:

ADVANCED: Đây là cấp độ tiếng Anh cao nhất. Các bạn có thể sử dụng nó như người bản xứ, trong bất kỳ tình huống hay bất kỳ chủ đề nào. Trình độ này tương đương TOEIC 950-990, TOEFL 120, IELTS 8.5 – 9.0.

UPPER-INTERMEDIATE: Ở trình độ ngoại ngữ này các bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong hầu hết các tình huống. Sử dụng chính xác về mặt ngữ pháp và sử dụng từ phong phú hơn. Trình độ này tương đương TOEIC 880 – 945, TOEFL 110 – 119, IELTS 7.0 – 8.0.

INTERMEDIATE: Trình độ ngoại ngữ này bạn có thể giao tiếp và hiểu các tình huống thường ngày. Mức độ ngữ pháp, từ vựng của các bạn trình độ này ở mức trung bình. Tương đương TOEIC 780 – 875, TOEFL 87-109, IELTS 5.5 – 6.5.

PRE-INTERMEDIATE: Ở mức độ này giao tiếp của các bạn có những hạn chế. Các bạn chỉ giao tiếp và xử lý bằng tiếng Anh trong tình huống quen thuộc, gặp khó khăn trong tình huống mới. Tương đương TOEIC 550 – 775, TOEFL 57 – 68, IELTS 4.0 – 5.0.

ELEMENTARY: Bạn có thể giao tiếp những tình huống cơ bản nhưng vốn từ và ngữ pháp trong trình độ tiếng Anh này còn khá hạn chế. Gần như bạn không thể giao tiếp những tình huống phát sinh mới. Trình độ này tương đương TOEIC 225 – 545, TOEFL 24 – 56, IELTS 3.0 – 3.5.

BEGINNER: Ở trình độ tiếng Anh này bạn giao tiếp còn nhiều hạn chế, bạn chỉ có nói và hiểu tiếng Anh một cách giới hạn trong các cuộc hội thoại cơ bản hằng ngày nếu đối phương nói tiếng Anh chậm và rõ ràng. Tương đương TOEIC 120 – 200, TOEFL 8 – 23, IELTS 2.0 – 2.5.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Việt Nam dần trở thành điểm đầu tư tiềm năng, thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn ứng viên nhất là các bạn sinh viên mới ra trường và có trình độ ngoại ngữ tốt. Bạn có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, chế độ lương thưởng bảo hiểm tốt là điều mà tất cả chúng ta ai cũng mong muốn.

Không chỉ doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt cũng khá chú trọng tới trình độ ngoại ngữ. Nó trở thành một yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng xem xét khả năng của các ứng viên. Nếu giữa hai ứng viên có trình độ chuyên môn ngang nhau nhưng anh A có trình độ tiếng Anh tốt hơn anh B, thì có đến 99% nhà tuyển dụng sẵn sàng ưu tiên và trả lương cao hơn cho ứng viên có trình độ ngoại ngữ.

Như vậy cùng với hoàn cảnh của xã hội nếu như khả năng tiếng Anh của bạn tốt, chỉ cần bạn đầu tư thời gian trình bày trình độ ngoại ngữ trong bản sơ yếu chỉn chu và hợp lý đây là những lý do để các nhà tuyển dụng không thể bỏ qua CV của bạn.

2. Cách ghi trình độ tiếng Anh trên CV?

Trong một đợt tuyển dụng, không chỉ có bạn mà còn rất nhiều ứng viên khác cũng mong muốn là người trúng tuyển. Tất cả đều bỏ công, bỏ sức và đang sở hữu cơ hội ngang nhau. Chính vì vậy nếu bạn biết cách “đánh bóng” bản thân bằng những thông tin đắt giá thì chắc chắn cơ hội sẽ nghiêng về phần bạn nhiều hơn.

Nhiều ứng viên thường nghĩ, chỉ cần ghi đại tên ngoại ngữ mình biết vào đây vậy là đủ và nhà tuyển dụng sẽ hiểu thế nhưng thực tế thì chưa hẳn vậy. Việc ghi tên ngoại ngữ là cần thiết tuy nhiên là chưa đủ. Nếu viết như thế thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn là người chỉ biết sơ sơ hay sử dụng thành thạo các kỹ năng quan trọng phục vụ cho công việc.

2.1. Đưa vào CV chứng chỉ tiếng Anh uy tín nhất và phù hợp với công việc của bạn:

Hiện nay như đã trình bày thì nếu bạn có chứng chỉ tiếng Anh kèm theo kỹ năng ngoại ngữ được đề cập ấn tượng trong CV là nội dung được đánh giá sẽ cao hơn và ưu ái hơn từ truyền thống đến thiết kế mới nhất. Tuy nhiên, một thực tế rằng, không phải chứng chỉ nào khi được làm nổi bật trên CV cũng khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

Điều này đặt ra một câu hỏi khó khăn cho nhiều ứng viên trong việc xác định bài thi chuẩn tiếng Anh trước khi có ý định tìm việc. Bởi vì, tính ứng dụng cũng như độ phổ biến của từng chứng chỉ là khác nhau. Bạn có thể đáp ứng tiêu chuẩn ra trường với ngành của bạn tương ứng là tiếng Anh B2, nhưng điều đó không có nghĩa là công việc thực tế của bạn ứng dụng toàn bộ những kiến thức của B2 để làm việc.

Ví dụ nếu chúng ta có bằng tiếng anh rất ấn tượng với Toeic 2 kỹ năng 700 nhưng vị trí công việc bạn đang sắp sửa ứng tuyển thiên về giao tiếp nhiều hơn thì chứng chỉ đó khi mang vào CV không có giá trị bằng những người có một chứng chỉ B1.Trong khi đó, cũng có nhiều ứng viên làm nhà tuyển dụng phải đau đầu sở hữu khả năng giao tiếp khá tốt nhưng không có bằng chứng để chứng tỏ rằng họ xứng đáng với cơ hội  được thể hiện tài năng tiếng Anh trong một buổi phỏng vấn chính thức.

Giải pháp đầu tiên để nhà tuyển dụng có thể tin được bạn bởi thông tin đó chính là hay trình bày cho họ chứng chỉ uy tín và phù hợp với công việc nhất. Dĩ nhiên, khi nhìn vào mức độ được tiếng Anh của bạn trong kỹ năng và phần chứng chỉ tiếng Anh tương ứng, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xác định được trình độ ngoại ngữ của bạn và “ngưỡng” phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng như thế nào.

2.2. Nổi bật trình tiếng Anh bằng kinh nghiệm liên quan:

Đừng vội nản chí bỏ cuộc khi chưa có chứng chỉ ngoại ngữ dù bạn có năng lực tiếng Anh bởi vì bạn vẫn còn lựa chọn khác. Một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm nổi bật hồ sơ của bạn ngay cả khi chưa sở hữu chứng chỉ tiếng Anh uy tín chính là show cho ho thấy được khả năng thực tế của bạn thế nào thông qua những công việc tiếng Anh bạn từng gắn bó trong quá khứ. Hai đặc điểm quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nước ngoài nào khi nhìn vào CV chính là: Designation và Qualification. Tìm hiểu thêm designation trong CV là gì nếu bạn chưa rõ về vấn đề này trước khi triển khai vào CV bạn nhé.

Trong đó, trong khi Qualification có vai trò chính là show ra những thông tin liên quan đến bằng cấp của ứng viên liên quan đến vị trí ứng tuyển và designation là nhân tố giúp nhà tuyển dụng phát hiện ra độ phù hợp của ứng viên đó qua vị trí và công việc, thời gian trong quá khứ liên quan đến vị trí tuyển dụng. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đặt những hoạt động, quá trình gắn bó với tiếng Anh của bạn khi làm công việc cũ.

Kinh nghiệm bao giờ cũng chiếm ưu thế khi nhà tuyển dụng quét qua một lượt CV. Đó là lý do vì sao, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội biến mục kinh nghiệm của mình trở thành địa hạt để show năng lực tiếng Anh. Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí nhân viên Sale tour du lịch tại công ty liên kết với nước ngoài, bạn hoàn toàn có thể liệt kê quá trình gắn bó với một trung tâm tiếng Anh với vai trò là trợ giảng tiếng Anh trong vòng một năm hoặc làm việc tại một quán café cho khách nước ngoài. Thực tế, những trải nghiệm này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn nhiều so với việc sở hữu một chứng chỉ tiếng Anh tầm trung đấy.

2.3. Đừng ngại sử dụng các từ chuyên ngành:

Dù cho bạn có tự tạo CV hay là download CV xin việc từ bất cứ đâu thì bạn một CV chất với những từ ngữ chuyên ngành thể hiện được những giá trị mà nhà tuyển dụng muốn thấy qua sự hiểu biết của bạn.

Bởi trên thực tế là nhiều khi viết CV bạn không thể tránh được việc đề cập đến những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành đối với một số ngành đặc thù như khoa học, kỹ thuật. Nếu chưa có chứng chỉ ngoại ngữ tối ưu nhất thì việc nhấn mạnh triệt để những từ tiếng Anh chuyên ngành CV sẽ là một cách tốt để show trình ngoại ngữ của bạn. Một lợi thế khi thể hiện điều này trong CV mang ý nghĩa là kinh nghiệm chuyên môn của bạn cực kỳ tốt và hoàn toàn đủ sức để đảm nhiệm vị trí mà họ đang tuyển dụng, hơn thế, cơ hội của bạn nhận vào sẽ lớn hơn so với nhiều với nhiều đối tượng không thể hiện được trình độ tiếng Anh trong CV của họ.

2.4. Hãy nhắc đến tiếng Anh trong sở thích và hoạt động:

Tốt hơn hết, “hãy đầu tư” nhiều thời gian vào làm thêm một bản CV tiếng Anh song song cùng một bản CV tiếng Việt dù nhà tuyển dụng không yêu cầu. Một bản CV song ngữ hoàn hảo là rất cần thiết để bạn thành công hơn so với những ứng viên khác. Điều này, khi nhân sự kiểm tra hồ sơ, họ sẽ đánh giá bạn là người tỉ mỉ cẩn thận. Bên cạnh đó, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm tiếng Anh liên quan, để nâng cao cơ hội có mặt trong buổi phỏng vấn, bạn bắt buộc liệt kê chứng chỉ tiếng Anh liên quan kết hợp với nhắc đến tiếng Anh trong mục sở thích cá nhân trong CV và các hoạt động ngoại khoá trong CV của bạn trong quá khứ:

Như đọc sách tiếng Anh, nghe nhạc US – UK hay tham gia các cuộc tình nguyện nước ngoài… Tuy không quá nổi bật như kinh nghiệm, nhưng nếu bạn là sinh viên mới ra trường, đây sẽ là điểm sáng để nhà tuyển dụng có thể trao bạn cơ hội phát triển vì tiềm năng ngoại ngữ và chuyên môn tốt.

Video liên quan

Chủ Đề