Trong học tập, lý công uẩn là người như thế nào ?

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Trong học tập, lý công uẩn là người như thế nào ?

Lý Công Uẩn (974 - 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh), từ nhỏ ông là một cậu bé dĩnh ngộ hơn người, lại được sự nuôi dạy của hai nhà trí thức lớn đương thời là sư Lý Khánh Văn và Thiền sư Đạo Hạnh. Khi mới 20 tuổi Lý Công Uẩn được đưa vào triều làm một chức quan võ. Vốn là người thông minh, có sức khoẻ và chí lớn, Công Uẩn từ đó ngày càng được tin cậy trong triều, về sau làm tới điện tiền chỉ huy sứ và trở thành trụ cột của nhà tiền Lê.

Vì vậy ngay sau khi Lê Long Đĩnh mất, mọi triều thần đều nhận thấy Lý Công Uẩn là người khoan hoà, nhân thứ và được lòng muôn dân nên cuộc chuyển giao triều đại từ họ Lê sang họ Lý đã diễn ra một cách hoà bình êm thấm. Lý Công Uẩn lên ngôi vương, triều Lý được thành lập, công lao đó thuộc về Thiền sư Đạo Hạnh cùng những bài kệ, sấm ký kỳ lạ của ông và sự hợp tác vận động ngầm trong triều của quan Chi Hậu Cam Mộc- một người rất mực trung hậu và quyết đoán trong triều.

Trong gần 20 năm làm vua (1010- 1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên phương diện kinh tế, văn hoá, củng cố tư thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử đó là công cuộc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở đầu cho một giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long nói riêng và cả nước nói chung.

Nước Đại Cồ Việt đầu thế kỷ XI đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển quan trọng của quốc gia phong kiến độc lập. Đó là cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La, Thăng Long - Đông Đô và là Hà Nội ngày nay. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Lý Công Uẩn, vị vua sáng nghiệp triều Lý (1009-1225), một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Từ khi lên ngôi Lý Công Uẩn đã thực thi nhiều chính sách trị nước mang tinh thần vị tha bác ái và chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Phải chăng điều đó xuất phát từ nguồn gốc nhà chùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo của ông, cũng như trong quyết định dời đô sáng suốt của ông cũng có sự tham mưu của Lý Khánh Văn và Đạo Hạnh (lúc này đã là quốc sư).

Nước Đại Việt kể từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử, hoặc là chọn vùng ảnh hưởng của người đứng đầu và thông thường là quê hương. Vì thế mới có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của hai bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh...nhưng đến Công Uẩn thì ông lại không chọn Bắc Ninh, mặc dầu đó là quê gốc mà lại chọn Đại La. Điều đó chứng tỏ Lý Thái Tổ đã không chỉ có tầm nhìn chiến lược mà còn thấy rõ được vận hội quốc gia cùng xu thế đi lên của thời đại. Ông đã nhìn thấy được bệ đỡ cho chính quyền trung ương lúc này không còn là thành cao hào sâu nưã mà chính là kinh tế và quân đội, và hai yếu tố đó cũng là động lực để phát triển một quốc gia hùng mạnh và thực tế đã đúng như vâỵ.

Cuộc chuyển đô lịch sử đã đồng thời mang lại nhiều hệ quả tích cực, chính quyền trung ương ở vào nơi trung tâm đất nước, với vị trí giao thông thuận lợi cả bộ lẫn thuỷ, đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để thâu tóm và chi phối các địa phương đồng thời phát huy được thế mạnh của cả vùng châu thổ sông Hồng. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng Quỳnh Lâm, bốn vật được coi là tứ đại khí, chính là sản phẩm của giai đoạn này, giai đoạn mà công việc xây dựng và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn. Tiếp theo là hàng loạt các công trình khác cũng được các vua kế nghiệp nhà Lý phát huy: 1042 ban bộ hình thư, 1070 dựng Văn miếu, 1076 Quốc tử giám được thành lập, nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành. Đặc biệt cuộc Nam chinh, Bắc phạt dưới thời Lý thắng lơị đã chứng tỏ sự vững mạnh về kinh tế và quân sự của thời đại này.

Từ một sự lựa chọn sáng suốt của Lý Thái Tổ ở thế kỷ XI, Thăng Long Hà Nội đã đi vào lịch sử đất nước như một thủ đô của muôn đời. Điều đó càng cho thấy giá trị trường tồn của chiếu dời đô mà nhà vua đã công bố cách đây ngót 1000 năm. Đối với lịch sử Việt Nam, chiếu dời đô của Lý Thái Tổ ngoài ý nghĩa là một tuyên cáo cho kỷ nguyên độc lập và phát triển lớn mạnh của dân tộc còn là những phác thảo đầu tiên cho cả một hệ tư tưởng Lý. ở đây với các yếu tố Phật, Nho, Đạo đã kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố tín ngưỡngvà truyền thống dân tộc tạo nên áng thiên cổ hùng văn, để rồi tiếp nối sau đó là các áng văn hùng tráng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngô và Tuyên ngôn độc lập đã làm thành một dòng văn hùng khí Thăng Long mà Lý Thái Tổ vị vua khai nghiệp nhà Lý, đặt mốc Thăng Long đã khơi nguồn.

Theo Thủ đô. gov

Ngàn năm văn hiến Thăng Long không dừng lại ở Lý Công Uẩn và vương triều Lý nhưng lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam qua ngàn năm trước hết dành cho Lý Công Uẩn. Ông đã sáng suốt đặt Thủ đô mới trên mảnh đất xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của cả nước. Ông đã tạo điều kiện cho vương triều Lý xây dựng nền tảng cho nền văn minh Đại Việt, để cho Thăng Long - Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị vững bền của cả dân tộc.

Nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn

Các nhà khoa học từ nhiều góc độ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những công lao đáng kể của ông cha ta để mọi người tôn vinh và học tập. Tuy nhiên, với sứ mệnh quang vinh của mình, chúng ta nên có cái nhìn ở ông một cách khoa học nhất.

Việc này chỉ góp phần tái hiện con người thật của ông, không thể làm giảm bớt hay che mờ công lao vĩ đại của ông trong quá trình phát triển của dân tộc, nhất là qua bước ngoặt lịch sử từ vương triều Lý.

Thông thường khi nói về nhân cách của một nhân vật, người ta thường chỉ nhìn từ góc độ đạo đức học, nhấn mạnh những phẩm chất ứng xử của nhân vật ấy đối với cộng đồng và đối với bản thân. Nhưng nhân cách theo một ý nghĩa sâu xa hơn thì chính là sự tổng hòa những nét đặc trưng của một nhân vật đã tự khẳng định mình như một bản lĩnh độc đáo, vừa mang tính phổ biến của cộng đồng, vừa mang những giá trị tinh thần của bản thân họ.

Một con người có nhân cách phải có những nét nổi bật trong suy tư, tình cảm và ý chí, qua tác phong hoạt động của họ.

Trong học tập, lý công uẩn là người như thế nào ?

Từ quan điểm đó, tôi nêu lên đôi nét về nhân cách Lý Công Uẩn. Thứ nhất: Truyền thống yêu nước, yêu người của tổ tiên không ngừng nâng cao trên cơ sở giáo lý nhà Phật. Thứ hai: Đầu óc tự cường và hoài bão lớn lao, trong quyết tâm đưa đất nước trên con đường giàu mạnh. Thứ ba: Trí tuệ thông minh, sắc sảo qua cái nhìn chiến lược về tiền đồ của đất nước. Thứ tư: Tinh thần kiên quyết và khẩn trương, không bỏ lỡ thời cơ như khi giành lấy ngôi vua từ triều Tiền Lê đang đổ nát và lập tức chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

Những đặc điểm nhân cách ấy của Lý Công Uẩn đã thể hiện qua rất nhiều công việc lớn lao để xây dựng thủ đô mới, mở đường cho việc hình thành nền văn hiến ngàn năm Thăng Long với những con người Việt Nam không chỉ có chí khí anh hùng mà còn mang những tình cảm bao la, đối với cộng đồng dân tộc và với cả cộng đồng nhân loại.

Những điều kiện hình thành nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn

Cho đến nay một số kịch bản sân khấu, phim, điện ảnh và một số sách viết về cuộc đời Lý Công Uẩn đã không đi sâu và làm nổi bật lên những nét cơ bản trong sự nghiệp anh hùng của ông, mà thường trình bày tiểu sử của ông, dựa vào những trang thư tịch cũ, cũng như những truyền thuyết dân gian còn bao phủ đầy rẫy những điều huyền ảo.

Nào sự huyền bí về việc bà mẹ họ Phạm sinh ra Lý Công Uẩn, vì sao con bà không có cha và bà chẳng có chồng. Nào chuyện có con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen hình hai chữ thiên tử cho là điềm lành sẽ có người sinh vào năm Tuất, làm thiên tử. Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (1074) nên về sau ông làm thiên tử…

Người ta cho rằng Lý Công Uẩn do trời sinh ra. Nếu quả như thế thì chúng ta chỉ cần cảm ơn Thượng đế và chả còn gì để ca ngợi Lý Công Uẩn bởi ông chỉ là sản phẩm của Thượng đế mà thôi. Nhà khoa học không đi vào hướng ấy, mà tìm hiểu ông từ tác động qua lại giữa ông và hoàn cảnh xã hội của ông để từ đó làm nổi bật lên nhân cách và sự nghiệp của ông qua bước ngoặt lịch sử của dân tộc.

Chúng ta nên cùng nhau đi sâu vào thực tế hoàn cảnh xã hội của Lý Công Uẩn từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành và làm nên sự nghiệp.

Ông là một đứa trẻ sinh ra có mẹ nhưng không có cha. Lên ba tuổi mẹ đã đem con đến nhà Lý Khánh Vân, được Khánh Vân nhận làm con nuôi và cho mang họ Lý của ông.

Năm Lý Công Uẩn được 7 tuổi, Lý Khánh Vân cho con nuôi đi theo học với sư Vạn Hạnh, và từ đó sống với sư Vạn Hạnh đến lúc trưởng thành. Đây là một quá trình cực kì quan trọng đối với nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn. Các tác giả có thể khai thác thời gian này để sáng tạo những hư cấu nghệ thuật không phải để hấp dẫn khán giả và độc giả mà để thông qua các hình tượng hư cấu ấy mà phản ánh sâu sắc chính bản lĩnh và phẩm cách của Lý Công Uẩn.

Sống thanh đạm trong chùa, ông hằng ngày lao động và tụng kinh tham gia làm những việc từ thiện đối với nhân dân nghèo khổ và đói rét trong vùng nông thôn Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận con người không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẻ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hàng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ đến suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước.

Được người thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng từ người thầy này, ông không thể không day dứt về hoàn cảnh đất nước yếu nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt 1.000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tủi nhục của người dân mất nước cộng với tấm gương anh hùng cứu nước của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn càng ngày đêm thôi thúc tâm tư ấy và củng cố ý chí tự cường dân tộc ở ông.

Có thể nói tuổi trẻ của ông trong điều kiện lịch sử và điều kiện xã hội như trên đã khiến ông từ khi xuất thân làm việc với Lê Trung Tôn rồi với Lê Ngọa Triều mới chỉ được 4 năm, ông đã nhanh chóng bộc lộ bản lĩnh của mình, bằng cách tự lập làm vua, gánh lấy trách nhiệm cứu dân, dựng nước thay triều Tiền Lê đã đổ nát. Thời gian ngắn ngủi này đã sớm thể hiện nhân cách của ông và mở ra sự nghiệp lẫy lừng của ông và của vương triều Lý.

Vấn đề đánh giá nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn

Bàn về cuộc đời và cống hiến của Lý Công Uẩn trong lịch sử đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tôi chỉ xin nêu một vài sự việc đáng quan tâm:

 Về Chiếu dời đô: Đoạn hay nhất trong Chiếu dời đô là những lời lẽ của Lý Công Uẩn nói về địa phương, về mảnh đất được lựa chọn: Thành Đại La ở khu trung tâm trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi… đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…", dân cư khỏi chịu cảnh khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi"… "thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

Những lời vắn tắt ở trên đã chứng minh kế sách lâu dài của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng.

Nhân cách của ông còn thể hiện sức mạnh của lòng tự cường dân tộc. Ông đã có đầy dũng khí để dời bỏ đất Hoa Lư, một nơi hiểm địa để tự vệ nhiều hơn là để phát triển đất nước rộng lớn. Đặt thủ đô giữa trung tâm đất nước là để dân tộc có thể vùng vẫy giữa trời cao biển rộng, phát huy mọi tiềm năng để xây dựng một nước hùng cường, không chịu thân phận yếu nghèo như trước. Điều này chứng tỏ sự nung nấu của ông từ bao lâu về sự nghiệp của đất nước, về niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân tộc và chí lớn của bản thân mình.

Tuy vậy, bên cạnh đó, còn điểm nói hơi nhiều về những tấm gương nước ngoài và chưa đề cao đúng mức với triều đình trước đó.

Việc sùng bái đạo Phật: Lý Công Uẩn là người sống quá nửa cuộc đời ở trong chùa Phật, chịu ảnh hưởng nhiều của những người thầy như Lý Khánh Vân, Vạn Hạnh nên tất yếu ông tin theo đạo Phật. Tuy nhiên việc làm của ông không hoàn toàn chỉ vì tín ngưỡng mà sưu tầm kinh Phật, xây chùa, tạc tượng mà còn có dụng ý củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, thương người trong nhân dân trên cơ sở giáo lý của đạo Phật. Chính vì lẽ đó mà dưới triều đại nhà Lý nhân dân yên ổn làm ăn, không có trộm cướp, lao động cần cù và chiến đấu anh hùng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy do quá tập trung công sức vào xây chùa dựng tượng để thờ Phật hơn là đi sâu vào Phật học như các vua Trần sau này, cũng vì thế mà ông đã chậm khai thác những thành công của Nho giáo ở các nước Á Đông, trong việc hoàn chỉnh bộ máy chính quyền trong thời điểm đó.

Về ngoại giao: ông có chính sách mềm dẻo trên cơ sở bảo vệ vững chắc nền độc lập và củng cố tình hữu nghị với các nước láng giềng.

Ngay từ khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã đặt ngay mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc, trên tinh thần cùng phát triển Nho, Phật, Lão, cùng giao lưu về kinh tế, chính trị và văn hóa. Thái độ này gắn liền truyền thống hữu nghị với độc lập dân tộc trong lòng con người Việt Nam từ triều đình tới dân chúng. Cuộc chiến đấu oanh liệt của Lý Thường Kiệt và nhân dân Đại Việt chống quân xâm lược của nhà Tống đã thể hiện thái độ nói trên.

 Sự nghiệp Lý Công Uẩn để lại nhiều bài học cho các triều đại về sau, nhất là ý chí của vua quan nhà Trần và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp kiên quyết chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Sự nghiệp Lý Công Uẩn còn tiếp tục tỏa sáng qua ngàn năm lịch sử với những thành tích vẻ vang từ Lý Công Uẩn với vương triều Lý đến Hồ Chí Minh và dân tộc ta trong thời đại ngày nay

Hà Nội, tháng 11 năm 2009