Trong rừng có ít loại cây sinh sôi nảy nở

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Rừng xà nu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Rừng xà nu đầy đủ nhất.

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 1

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Câu 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?

Câu 4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì ?

Câu 5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay.

Lời giải

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự là chính

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là nói về đặc tính của cây xà nu. Đó là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nở nhanh và khoẻ. Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, cây chết. Nhưng một số cây còn sống, vết thương chóng lành, vượt lên trên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây xà nu bảo vệ dân làng Xô Man.

Câu 3: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập.

a/ Biểu hiện các phép tu từ đó là:

- So sánh : Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy ; Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng.

- Nhân hoá: những vết thương của chúng chóng lành ; Chúng vượt lên rất nhanh; rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

- Đối lập: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên; Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê

b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là:

- Biện pháp so sánh nhằm ca ngợi sức cống hiếm có của cây xà nu.

- Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với đặc tính dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ.

- Biện pháp đối lập giữa cây xà nu ngà gục với mọc lên, giữa cái chết với sự sống nhằm khẳng định sự sống sinh ra từ trong cái chết, mạnh hơn cái chết của cây xà nu cũng chính là tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 4: Từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản là động từ, hàng loạt động từ mạnh. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các động từ đó là : thể hiện tư thế chủ động của cây xà nu, ca ngợi sự khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng, mãnh liệt.

Câu 5: Gợi ý làm bài: Các em được đưa ra những ý kiến cá nhân, dùng lập luận để bảo vệ cho ý kiến của mình. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để viết bài:

- Tóm tắt vẻ đẹp của rừng xà nu trong chiến tranh khốc liệt

-Nhưng hiện nay, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn, xanh rờn thì không ít những cánh rừng bị tàn phá, biến thành những đồi trọc.

-Hậu quả những cánh rừng bị tàn phá ?

-Nguyên nhân ( chủ quan và khách quan)

-Đề xuất biện pháp khắc phục

-Bài học cho bản thân ?

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 2

Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:

“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”.

Câu 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

Câu 3. Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?

Câu 4. xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích

Lời giải

Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành.

Câu 2: Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)

Câu 3: Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” là câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng.

Câu 4: Phương thức biểu đạt của đoạn trích là: tự sự, biểu cảm

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 3

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

( TríchRừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)

Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!... có ý nghĩa gì?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trong cuộc sống hôm nay.

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là:

- Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con.

- Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn

- Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc

- Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu.

Câu 3: Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc là: liệt kê, tăng tiến.

- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là: tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù. Ca ngợi tinh thần trung thành cách mạng,bản lĩnh kiên cường, dũng cảm của nhân vật Tnú. Đó còn là biểu tượng bi hùng, giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Câu 4: Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!... có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí để đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc.

Câu 5: Gợi ý làm bài: học sinh có thể dựa vào những ý chính dưới đây để viết bài

- Nhận thức của bản thân về tình hình đất nước hiện nay: thời cơ và thách thức

- Bảo vệ Tổ quốc là gì ?

- Tuổi trẻ phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?

- Liên hệ bản thân.

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 4

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nu- và trả lời câu hỏi:

“Trong rừng, anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. Anh chẻ nứa, đập giập, ghép lại thành mấy tấm bảng to bằng ba bàn tay. Ba anh em đốt khói xà nu xông bảng nứa đen kịt rồi lấy nhựa cây luông-tờ-ngheo phết lên một lớp dày, rửa nước cũng không phai được. Tnú đi ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xà-lét đầy đá trắng làm phấn. Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số. Tnú học chậm hơn, mà lại hay nổi nóng. Học tới chữ i dài, nó quên mất chữ o thêm cái móc thì đọc được là chữ a. Có lần thua Mai, nó đập bể cả cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày. Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai. Mai cũng ngồi lì đó với nó.
– Tnú không về, tui cũng không về. Về đi, anh Tnú. Mai làm cái bảng khác cho anh rồi.

Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ:

– Sau này, nếu Mỹ – Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi?Tnú giả ngủ không nghe. Nó lén chùi nước mắt giàn giụa. Sáng hôm sau, nó gọi Mai ra sau hốc đá”.

(TríchRừng xà nucủa Nguyễn Trung Thành)

1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?…………………………………………………….

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

3. Em có suy nghĩ gì về tính cách của Tnú khi còn nhỏ?

4. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình cảm quân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 5

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nu-và trả lời câu hỏi :

“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.

(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành)

1. Đoạn văn trên được viết theophong cách ngôn ngữnào? ………………………….

2. Phương thức biểu đạtgì?…………………………………………………………………..

3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

4. Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tội ác của bọn giặc Mỹ.

5. Tác giả đã sử dụng nhữngbiện pháp nghệ thuậtnào trong đoạn văn.Nêu tác dụng.

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 6

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nu và trả lời câu hỏi :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây conmọclên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tênlaothẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại câyhamánh sáng mặt trời đến thế. Nóphónglên rất nhanh đểtiếplấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những câyvượtlên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúngvượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nuưỡntấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

(TríchRừng xà nucủa Nguyễn Trung Thành)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? ………………………………………………………

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?………………………………………………………………………………………………..

3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?

4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân: mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì?

5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay..

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 7

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nuvà trả lời câu hỏi :

“Thằng Dục hỏi:

– Chồng mày ở đâu, con mọi cộng sản kia?

Mai xốc lại đứa con trên lưng, ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục.

– Mày câm à? Con chó cái! – Nó quát bọn lính – Đứng ỳ ra đó à?

Một thằng lính to béo nhất liếc mắt nhìn thằng Dục, cầm một cây sắt dài bước tới cạnh Mai. Nó lè lưỡi liếm quanh môi một lượt, rồi chậm rãi giơ cây sắt lên. Mai thét lên một tiếng. Chị vội tháo tấn địu, vừa kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống trên lưng.

– Thằng Tnú ở đâu, hả?

Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật đứa bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập, không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.

Tnú bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy. Một bàn tay níu anh lại. Tiếng cụ Mết nặng trịch:

– Không được. Tnú! Để tau!

Tnú gạt tay ông cụ ra. Ông cụ nhắc lại:

– Tnú!

Tnú quay lại. Ông cụ không nhìn ra Tnú nữa. Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. Ông cụ buông vai Tnú ra.

Một tiếng thét dữ dội. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chúi vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.

– Đồ ăn thịt người, tau đây. Tnú đây…

Tnú không cứu sống được Mai

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? ……………………….

2. Xác định phong cách ngôn ngữ? ……………………….

3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

4. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn văn.Nêu tác dụng.

5. Tại sao “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn ” ?

6. Suy nghĩ của em về tiếng thét dữ dội của Tnú.

7. Từ văn bản, viết bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về tội ác của bọn ngoại xâm và nỗi đau của người dân khi đất nước có chiến tranh và thấy được giá trị của hòa bình.

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 8

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nu và trả lời câu hỏi :

“Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình. Nó nói:

– Qua chỗ nước êm thằng Mỹ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ.

Nhưng lần đó, Tnú tới một thác sông Đắc – năng, vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong ngậm vào miệng, định vượt thác thì họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt. Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư.

1. Đoạn văn trên được sử dụng những phương thức biểu đạt nào? ……………………………………………………………….

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

3. Xác định phong cách ngôn ngữ?

4. Vì sao “Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư ”?Qua đó em hiểu thêm điều gì về tính cách của Tnú.

5. Từ văn bản, viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 9

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nuvà trả lời câu hỏi:

“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”.

(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành)

1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?

4/ Xác định phương thức biểu đạt của đoạn

5/ Nội dung chủ yếu của đoạn văn .

6/ Từ đoạn văn trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về khát vọng tự do của con người (trả lời 7 – 9 dòng)?

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 10

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nu-và trả lời câu hỏi :

“Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:

– Để nó cho tau!

Nó giật lấy cây nứa.

Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh:

– Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”

(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?…………………………………………………….

2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?……………………………………………………

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

4. Tại sao Tnú “Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”

5. Từ đoạn văn trên, viết bài văn ngắn trình bày hiểu biết của em về tội ác của bọn giặc gây ra cho nhân dân ta ( liên hệ ở một số tác phẩm khác)

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu - Đề số 11

Đọc đoạn văn sau trongbàiRừng xà nuvà trả lời câu hỏi :

“Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”! Tiếng chân người đạp lên trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết, đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về…

Tiếng anh Prôi nói, trầm tĩnh:

– Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa? Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này!”

(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành).

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?…………………………………………………….

2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?……………………………………………………

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

4. Em có suy nghĩ gì về tiếng thét của Tnú .

5. Qua đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước và quyết tâm đánh giặc của các thế hệ cha ông.

6. Từ đoạn văn trên, viết bài văn ngắn trình bày hiểu biết của em về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong mọi thời đại

Lời giải

Đang trong quá trình biên soạn