Trung quốc bình ổn giá đồng tệ

Đây là cam kết được ông Dịch Cương, Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đưa ra tại buổi họp báo về chủ đề “Cải cách và phát triển tài chính và tiền tệ” tổ chức hôm nay [10-3] trong khuôn khổ kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc [Quốc hội] Trung Quốc.

Ông Dịch Cương khẳng định, cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc lấy cung cầu của thị trường làm nền tảng, đồng thời được điều tiết trên cơ sở tham khảo giỏ tiền tệ, có biên độ dao động nhất định. Trên thực tế, thị trường ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành tỷ giá.

Nhấn mạnh Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã cơ bản không can thiệp hàng ngày vào thị trường tỷ giá, ông Dịch Cương cho rằng, những biến động linh hoạt nhất định của thị trường tỷ giá hối đoái sẽ có lợi cho sự vận hành của cả nền kinh tế.

Người đứng đầu ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cũng cho biết, đồng tiền của nước này đứng trước sức ép mất giá rất lớn. Trung Quốc đã phải giảm một nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức ổn định và hợp lý.

Về vấn đề tiền tệ trong đàm phán thương mại Trung - Mỹ, phía Trung Quốc khẳng định hai bên đã thảo luận vấn đề tôn trọng quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ và nguyên tắc thị trường quyết định tỷ giá. Hai nước cũng cam kết trao đổi thường xuyên về thị trường ngoại tệ, và tuân thủ các tiêu chuẩn minh bạch của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] để công bố các số liệu và thông tin liên quan…

Trước những biến động giảm giá gần đây so với đồng USD, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Lưu Quốc Cường nhấn mạnh sẽ theo dõi diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo thị trường ngoại hối ổn định. Dòng vốn xuyên biên giới về cơ bản là cân bằng nên Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự biến động mạnh của đồng Nhân dân tệ.

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, ngân hàng đang lên kế hoạch điều chỉnh các hành vi theo chu kỳ và một chiều của thị trường, ngăn chặn hiện tượng đồng Nhân dân tệ lên xuống liên tục, ổn định tỷ giá ở mức ổn định hợp lý để không ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại và đầu tư. Ông Lưu Quốc Cường nhấn mạnh tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt.

Hiện nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ dao động mốc 7,15 - 7,2 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Đây là lần thứ 4, đồng Nhân dân tệ xuống thấp dưới ngưỡng hơn 7 Nhân dân tệ/1 USD. Trước đây, ngưỡng 7 là một ngưỡng tâm lý quan trọng và thường Ngân hàng Trung ương sẽ có những giải pháp để giữ cho đồng tiền không rớt xuống ngưỡng này. Nhưng hiện nay nhiều nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đã quen với ngưỡng này.

Đồng Nhân dân tệ nhìn chung ổn định bởi các yếu tố nền kinh tế vững, thặng dư tài khoản vãng lai vừa phải và dự trự ngoại hối dồi dào. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng, sẽ không có đồng Nhân dân tệ một chiều mà đồng tiền sẽ biến động 2 chiều theo thị trường trong trạng thái cân bằng động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

[ĐTCK] Theo Financial Times, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc đã đề xuất thành lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán để tăng cường niềm tin đang suy giảm của các nhà đầu tư trong nước.

Trung Quốc đang xem xét kế hoạch này và có thể sẽ đầu tư vào cổ phiếu trong nước thông qua các tổ chức tài chính hiện có và các quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp.

Hai người quen thuộc với đề xuất này cho biết, chương trình sẽ cần huy động ít nhất 1.000 tỷ nhân dân tệ [137 tỷ USD] để có hiệu quả. “Quỹ cần phải đủ lớn để tác động đến thị trường. Vài trăm tỷ nhân dân tệ không đủ để củng cố niềm tin. Chúng tôi cần ít nhất 1.000 tỷ nhân dân tệ”, một cố vấn chính phủ tham gia thiết kế quỹ cho biết.

Các cơ quan quản lý đã thảo luận về ý tưởng về quỹ bình ổn hoặc can thiệp từ năm 2015, nhưng đề xuất này đã đạt được thành tựu mới trong năm nay.

Trung Quốc đang cố gắng khơi dậy niềm tin vào thị trường vốn và nền kinh tế rộng lớn hơn của Trung Quốc khi cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và thương mại nước ngoài sụt giảm đè nặng lên sự phục hồi của đất nước hậu Covid-19.

Điểm yếu đó càng được nhấn mạnh bởi một số liệu chính thức công bố hôm thứ Sáu [13/10] cho thấy Trung Quốc một lần nữa đứng trước bờ vực giảm phát, với chỉ số giá tiêu dùng vào tháng 9 không thay đổi so với cùng kỳ. Trong khi chỉ số giá sản xuất đã giảm 2,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái.

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng của một số quốc gia

Quỹ bình ổn được đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực củng cố thị trường chứng khoán đang suy yếu và dòng vốn chảy ra mạnh mẽ. Tuần này, các nhà chức trách đã triển khai chương trình mua cổ phiếu đầu tiên nhắm vào cổ phiếu của các ngân hàng hàng đầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cấm các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch ra nước ngoài cho các nhà đầu tư trong nước.

Bất chấp những nỗ lực này, chỉ số CSI 300 đã giảm khoảng 1% trong tuần này và mất hơn 10% tính theo đồng đô la từ đầu năm đến nay do dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục bị chảy ra.

Một trong những người quen thuộc với kế hoạch này cho biết, quỹ bình ổn sẽ nhằm mục đích khơi dậy sự quan tâm và thúc đẩy các đợt niêm yết mới, tạo ra một chu kỳ tích cực giúp nâng cao niềm tin trong nước vào nền kinh tế.

Cố vấn chính phủ cho biết: “Chúng ta cần sự bùng nổ của thị trường chứng khoán để làm cho các hộ gia đình giàu có hơn để họ có thể chi tiêu nhiều hơn”.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng, nền kinh tế có khả năng phục hồi và đang trên đà đạt được mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội chính thức trong năm nay là 5%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Zou Lan, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc [PBOC] cho biết hôm thứ Sáu [13/10] rằng, ngân hàng trung ương đang theo dõi chặt chẽ tính hiệu quả của các bước họ đã thực hiện, bao gồm cắt giảm lãi suất cho vay và thế chấp, đồng thời có chính sách phòng ngừa để đối phó với những thách thức kinh tế.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng mặc dù nền kinh tế đang có dấu hiệu ổn định sau quý II suy yếu, nhưng sự phục hồi mong manh và các nhà hoạch định chính sách chỉ đưa ra hỗ trợ từng phần.

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết: “Lạm phát ở mức 0 cho thấy áp lực giảm phát ở Trung Quốc vẫn là rủi ro thực sự đối với nền kinh tế. Sự phục hồi của nhu cầu trong nước sẽ không mạnh nếu không có sự thúc đẩy đáng kể từ hỗ trợ tài chính”.

Chủ Đề