Trung tâm công nghệ vật liệu - viện ứng dụng công nghệ

Theo lý thuyết của y học cổ truyền Phương Đông, bệnh tật gây ra bởi tắc nghẽn các đường kinh trong cơ thể. Hiện nay, Trung tâm Công nghệ Laser- Viện Ứng dụng công nghệ đã sản xuất và được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế số 2100487ĐKLH/BYT-TB-CT ngày 18 tháng 11 năm 2021 cho sản phẩm máy Quang-cơ-điện từ trường trị liệu [Nacenlas 2-Meta-1] sử dụng các phương pháp:

- Trị liệu điện, điện từ TENS [Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation- kích thích điện thần kinh qua da]; EMS [Electrical Muscle Stimulation- kích thích điện cơ];

- Liệu pháp nhiệt hồng ngoại;

- Laser trị liệu;

- Liệu pháp siêu âm.

Đây là các phương pháp để khai thông các tắc nghẽn trong các đường kinh trên cơ thể con người. Bằng cách kích thích các huyệt, các đường kinh trên cơ thể người dùng, từ đó đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Sản phẩm Nacenlas 2-Meta-1 có các thông số kỹ thuật cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu, yêu cầu

Thông số kỹ thuật

Điện nguồn:

220±10% VAC/ 50Hz

Công suất tiêu thụ:

< 40 VA

Quang:

  • Nhiệt độ hồng ngoại:

Phạm vi từ 300C - 500C

  • Laser màu đỏ 635nm:

Công suất 1-5 mW

Siêu âm trị liệu:

Tần số 1-3 MHz

Điện từ trường:

- Biên độ điện áp ra:

Xung-xung: 50-100 V [điều chỉnh liên tục]

- Xung tần số thấp:

0,1-200 Hz

- Xung tần số cao:

1.0-5.0 kHz

Hiển thị:

LCD mầu

Trọng lượng:

2 kg

Môi trường làm việc:

Nhiệt độ: 5-40 oC;

Độ ẩm: < 80%


[Hình ảnh Máy Quang-cơ-điện từ trường trị liệu, Model: Nacenlas 2-Meta-1]

Máy Nacenlas 2-Meta-1 có đa chức năng điều trị: châm cứu, mát-xa, thư giãn, giác hơi, phức hợp [tổng hợp]…; có khả năng làm giảm đau riêng biệt cho các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh bả vai xương cánh tay, viêm khớp, căng cơ bắp thắt lưng…; có thể làm giảm bớt tê liệt thần kinh ngoại vi một cách hiệu quả. Thiết bị được thiết kế hỗ trợ điều trị từng bộ phận trên cơ thể như thắt lưng và lưng, tay chân, khớp, bàn chân với chương trình tối ưu. Ngoài ra, máy có cài đặt thêm chương trình âm nhạc, bệnh nhân có thể nghe nhạc giải trí trong lúc trị liệu.

Thiết bị Nacenlas 2-Meta-1 sử dụng dòng điện tần số thấp để trị liệu. Dòng tần số thấp giúp thúc đẩy lưu thông máu từng phần, tăng cường chức năng điều chỉnh của hệ thần kinh, đạt được mục đích loại bỏ mệt mỏi, giảm đau và chế ngự tình trạng viêm,… giúp điều trị và tăng cường sức khỏe.

Thiết bị này có thể kết nối với một số loại phụ kiện như:

1. Tấm điện cực dán

Để có thể mát-xa linh hoạt cho toàn bộ cơ thể, rất hữu ích giúp tiêu tan mệt mỏi, giảm đau cơ và thúc đẩy lưu thông máu.

2. Đai trị liệu nhiệt hồng ngoại

Có thể cải thiện lưu thông máu từng phần, dưới tác dụng của nhiệt độ có thể giúp cơ thể thư giãn loại bỏ sưng, căng cơ, loại bỏ các loại đau đớn, mở rộng các mao mạch máu để tăng cường chống viêm giảm đau.

3. Đầu Laser màu đỏ 635nm; công suất tối đa 5mW

Với việc sử dụng bước sóng 635nm, thiết bị có tác dụng chống viêm, làm thay đổi một số chỉ số của máu theo chiều hướng tốt khi bị mắc bệnh mạch máu, làm tăng hoạt tính của các chất xúc tác và thay đổi một số chức năng trên bề mặt hồng cầu khi bề mặt hồng cầu bị bất thường, nâng cao chức năng bơm của màng tế bào, có thể cải thiện sự lưu thông máu và điều tiết chức năng miễn dịch của tế bào và cơ thể. Thiết bị cũng thích hợp với các kỹ thuật châm truyền thống như châm bổ, châm tả, châm huyệt cạn, châm huyệt sâu.

4. Điện cực-nhiệt hồng ngoại

Điện cực-nhiệt hồng ngoại là phương pháp sử dụng đồng thời tại vị trí cần trị liệu cả hai chế độ điện xung trị liệu và chế độ nhiệt hồng ngoại trị liệu. Với sự kết hợp này, điện xung có tác dụng làm giảm đau cơ và thúc đẩy lưu thông máu. Nhiệt hồng ngoại có tác dụng thư giãn loại bỏ sưng, căng cơ, loại bỏ các loại đau đớn, mở rộng các mao mạch máu để tăng cường chống viêm giảm đau. Kết hợp đồng thời cả hai phương pháp này sẽ giúp kết quả trị liệu nhanh hơn.

Ngay sau khi sản phẩm Nacenlas 2-Meta-1 được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, Trung tâm Công nghệ Laser đã nhanh chóng triển khai sản xuất các lô sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, một số đơn vị thương mại đang lên kế hoạch đặt hàng sản phẩm Nacenlas 2-Meta-1 với Trung tâm để cung cấp cho các dự án y tế triển khai tới các bệnh viện trong nước. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa thiết bị vào phục vụ thiết thực công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Ngày 09/05/2017, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng tổ chức Đại hội Công đoàn[...]

Viện Ứng dụng Công nghệ là một viện nghiên cứu ứng dụng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập năm 1984.

Viện Ứng dụng Công nghệThành lậpTrụ sở chínhTrang web
16tháng 10 năm 1984; 37 năm trước[1984-10-16]
25 Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
nacentech.vn

Viện Ứng dụng Công nghệ, thành lập theo Nghị định 135/HĐBT ngày 16 tháng 10 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] với tên ban đầu là "Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia".

Viện đã trải qua 2 giai đoạn phát triển, từ 1984 đến 1994 trực thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; từ 1994 đến 2004 trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nay là Bộ Khoa học và Công nghệ. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, cao [công nghệ laser, hồng ngoại, điện tử - tin học, vật liệu, sinh học và môi trường] bằng cách tiếp thu các công nghệ hiện đại, cải tiến và làm chủ các công nghệ, tiến tới sáng tạo công nghệ, tổ chức chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Viện có 10 đơn vị trực thuộc gồm Văn phòng Viện, Ban Phát triển thị trường và Cơ sở hạ tầng; Ban Kế hoạch – Tài chính, Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và 06 trung tâm R&D.

Viện có một đội ngũ gần 300 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 19 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn giỏi và phù hợp, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của mình để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu - triển khai và dịch vụ khoa học công nghệ một cách có hiệu quả.

Các công trình nghiên cứu ứng dụng Laser có công suất lớn ở Việt Nam, phần mềm biên dịch tự động Anh - Việt, thiết kế mạch vi điện tử chuyên dụng, thiết bị tán sỏi thận ngoài cơ thể, máy đo ảnh nhiệt, áo giáp chống đạn, chế phẩm từ nguồn vi tảo... đã tạo ra cho Viện nét đặc thù riêng trong nghiên cứu.

Viện đã duy trì và phát triển hợp tác với các nước có quan hệ truyền thống như Nga, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Nhật Bản,... và các nước trong khu vực... Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực về khoa học và công nghệ cùng với nhiều cơ hội và thách thức, Viện cố gắng vươn tới trở thành một Viện triển khai mạnh trong các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước và xã hội với tư tưởng chỉ đạo là hiệu quả, gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất và cuộc sống.

Mục lục

  • 1 Chức năng, nhiệm vụ
  • 2 Tổ chức của Viện
  • 3 Nghiên cứu và phát triển công nghệ
  • 4 Viện trưởng
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Chức năng, nhiệm vụSửa đổi

Viện Ứng dụng Công nghệ có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.Viện có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

  • Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ mới thuộc các lĩnh vực Laser, Hồng ngoại, Vi điện tử, Tin học, Vật liệu mới, Quang điện tử, Sinh học. vào sản xuất và đời sống.
  • Tham gia các hoạt độngonline casinothẩm định, tư vấn kỹ thuật, đánh giá công nghệ.
  • Tham gia nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.
  • Tham gia nghiên cứu xây dựng các quy định về đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
  • Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới có liên quan đến nhiệm vụ của Viện và của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ thuộc các hướng công tác của Viện theo phân công của Bộ và quy định của Nhà nước.
  • Tham gia hoạt động tư vấn lập quy hoạch phát triển một số công nghệ cao.
  • Quản lý tổ chức và cán bộ, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của Viện theo phân cấp của Bộ và theo quy định của Nhà nước.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Tổ chức của ViệnSửa đổi

  • Văn phòng Viện
  • Trung tâm Công nghệ Laser NACENLAS
  • Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học IMET
  • Trung tâm Công nghệ Quang điện tử CFOC
  • Trung tâm Sinh học thực nghiệm
  • Trung tâm Công nghệ Vật liệu
  • Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN [thành lập năm 2014] NTBIC
  • Ban Phát triển thị trường và Cơ sở hạ tầng
  • Ban Kế hoạch Tài chính
  • Chi nhánh Viện tại Tp Hồ Chí Minh

Nghiên cứu và phát triển công nghệSửa đổi

Công nghệ quang tử. Vật liệu tiên tiến.
Quang điện tử ứng dụng. Năng lượng xanh và môi trường.
Công nghệ Laser. Công nghệ sinh học.
Công nghệ thông tin và truyền thông.

Viện trưởngSửa đổi

  • GS TSKH Vũ Đình Cự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia [từ 1985], nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội
  • TS Trần Đình Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ [từ 1994]
  • TSKH Phan Xuân Dũng, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ [từ 2001], Bí thư Đảng ủy Viện, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 10, Đại biểu Quốc hội khóa 12, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11.
  • TS Trần Xuân Hồng, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ [từ 2008], Bí thư Đảng ủy Viện
  • GS TS Lê Hùng Lân, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ [từ 2015]
  • PGS TS Nguyễn Phú Hùng, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ [từ 2020]

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức

Video liên quan

Chủ Đề