Trung tâm y tế dự phòng là gì

Đầu tư công tác y tế dự phòng để phòng chống dịch bệnh

Trung tâm y tế dự phòng là gì
03.01.2021 10:43|
Trung tâm y tế dự phòng là gì
1.243

Y tế dự phòng đóng vai trò gác cổng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, đặc biệt là tuyến cơ sở, để thu hút người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu? Thực tế cho thấy, cần sớm có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách nhằm phát triển y tế dự phòng với một mạng lưới rộng khắp, bám sát cơ sở, phủ đều các khu, cộng đồng dân cư.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, giải quyết thách thức trong ứng phó dịch bệnh, không cách nào khác là các quốc gia, gồm cả Việt Nam, phải tăng cường đầu tư vào hệ thống y tế để chuẩn bị tốt hơn trong dự báo, phát hiện và ứng phó kịp thời dịch bệnh.

Ðể thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, ứng phó với mô hình bệnh tật thay đổi với gánh nặng bệnh tật kép của bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm, hệ thống y tế phải cần có những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng dịch vụ.

Trong đó, y tế dự phòng không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng bệnh truyền nhiễm mà còn phòng cả bệnh không lây nhiễm, thông qua dự phòng các yếu tố nguy cơ... góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngành Y tế coi công tác y tế dự phòng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trung tâm y tế dự phòng là gì

Phun khử trùng phòng chống dịch COVID-19 tại TP.Biên Hòa.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đầu tư cho y tế dự phòng của chúng ta vẫn còn những bất cập. Tình trạng chênh lệch về các chỉ số sức khỏe cơ bản giữa thành thị và nông thôn và gánh nặng do các bệnh lây nhiễm vẫn ở mức cao, cộng với tình trạng càng ngày càng khó kiểm soát thì sự xuất hiện các dịch bệnh mới nổi, trong đó chủ yếu là các bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N6, MERS-CoV, Ebola là một thách thức lớn đối với hệ thống y tế.

Cũng chính vì sự phát triển chưa đồng đều, rộng khắp mà y tế dự phòng còn chưa phát huy hết vai trò của mình. Ðầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho lĩnh vực này, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, còn hạn chế. Thêm nữa, nhân lực, nhất là tuyến cơ sở, nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoa XIV vừa qua, các đại biểu nhấn mạnh rằng, tầm quan trọng của công tác y tế dự phòng là phòng, chống dịch bệnh và để bảo đảm sức khỏe cho con người.

Đồng thời, cũng giảm chi phí điều trị, góp phần giảm tải cho bệnh viện và trên thực tế kinh phí dành cho công tác y tế dự phòng cũng còn rất hạn hẹp.

Năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18, trong đó, yêu cầu phải dành 30% chi ngân sách cho y tế dự phòng nhưng hầu như tất cả địa phương chỉ dành 18% đến 22% cho công tác này, cá biệt có tỉnh chỉ chi 10%. Trong số này, 80% là dành cho chi lương, điện, nước và chi thường xuyên, do đó, kinh phí dành cho công tác dự phòng rất ít.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang Bình Phước cho biết, vào mỗi mùa dịch, các bệnh viện lại xảy ra tình trạng quá tải và nguyên nhân của tình trạng này là do công tác y tế dự phòng còn yếu và kinh phí hoạt động này chỉ đáp ứng một phần cho các hoạt động phòng, chống dịch khẩn cấp. Công tác phòng dịch ngay từ đầu và toàn diện không được đảm bảo và theo tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Tôi đề nghị trong ngân sách Nhà nước nên dành một nguồn kinh phí thích đáng cho công tác y tế dự phòng, còn điều trị sẽ do bảo hiểm hoặc do người bệnh chi trả. Ở đây trừ các đối tượng được Nhà nước bảo trợ ra, chúng ta sẽ kêu gọi xã hội hóa cũng như các cơ sở khám chữa bệnh y tế tư nhân Đại biểu Sang cho hay.

Đồng thời nhiều ý kiến cũng cho rằng tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, đẩy mạnh tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân; khuyến khích các hình thức xã hội hóa trong triển khai các dịch vụ y tế cao; tăng chi thường xuyên cho y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số - phát triển.

T.Bình

Share with friends

Bài liên quan

Bộ Y tế cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ quảng cáo như thuốc chữa bệnh (24.11.2021 09:04)
Đồng Nai tiếp nhận trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19 trị giá 3 tỷ đồng (24.11.2021 04:54)
Phân bổ 1.350 lọ thuốc điều trị COVID-19 (24.11.2021 03:59)
[Ảnh] Đồng Nai đã tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin COVID-19, tỷ lệ bao phủ mũi 2 cao nhất cả nước (24.11.2021 03:48)
Sáng 24-11, số ca mắc trong cộng đồng giảm; thêm 18 bệnh nhân tử vong (24.11.2021 07:49)
Tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi (23.11.2021 03:08)
Đa số bệnh nhân COVID-19 tử vong có bệnh nền (23.11.2021 11:40)
Cách hạn chế vi khuẩn kháng thuốc (23.11.2021 10:38)
Sáng 23-11, thêm 272 ca mắc trong cộng đồng, trong đó Biên Hòa và Xuân Lộc chiếm hơn 80% (23.11.2021 08:04)
Tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh cấp 2 (21.11.2021 04:04)
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát hội chứng cúm, viêm phổi nặng để phát hiện sớm ca COVID-19 trong cộng đồng (20.11.2021 10:20)
Cần phối hợp trong xử lý F0 tại cộng đồng (20.11.2021 10:01)
Tăng cường cấp mã định danh cá nhân cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng từ 12-17 tuổi (19.11.2021 09:29)
Các cơ sở y tế dành 40% giường bệnh để điều trị bệnh nhân COVID-19 (19.11.2021 06:38)
Trong vòng 2 giờ phải đưa F0 đi cách ly kể từ khi phát hiện dương tính (19.11.2021 04:21)
Cấp độ dịch tại Đồng Nai đến ngày 18-11: toàn tỉnh có nguy cơ trung bình; tăng số xã, phường cấp độ 2 và cấp độ 3 (19.11.2021 10:33)
Cần đảm bảo an toàn phòng dịch khi học sinh trở lại trường học (18.11.2021 06:33)
Tăng cường năng lực trạm y tế lưu động, cách ly F0 tại nhà đảm bảo an toàn (17.11.2021 06:10)
Không chủ quan trong phòng, chống dịch COVID-19 khi nới lỏng các hoạt động xã hội (17.11.2021 02:21)
Trạm Y tế lưu động - Hỗ trợ tích cực cho F0 điều trị tại nhà (16.11.2021 10:44)
12345678910...