Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo bao nhiêu ngành đại học?

TP - Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, có truyền thống lịch sử 123 năm xây dựng và phát triển [tiền thân là Trường Chuyên nghiệp Hà Nội thành lập năm 1898 và Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng thành lập năm 1913].

Đại học Công nghiệp Hà Nội hướng đến phát triển thành một đại học đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, trong đó một số đơn vị chuyên môn được tổ chức thành trường, viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trực thuộc. Nhà trường xây dựng mô hình đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, nhiều loại hình, nhiều cấp trình độ; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và nước ngoài. Đổi mới quản trị đại học, hướng tới xây dựng mô hình đại học thông minh.

100% các chương trình đào tạo của Nhà trường được xây dựng mới theo chuẩn quốc tế CDIO, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng phổ rộng cơ bản với tư duy sáng tạo, khả năng tự học để người tốt nghiệp có thể thích nghi với các yêu cầu công việc mang tính liên ngành và thường xuyên thay đổi trong thực tế.

Bên cạnh đó, Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục đổi mới các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế hướng tới kiểm định chương trình theo chuẩn ABET - Hoa Kỳ. Mỗi năm mở 1-2 ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hiện tại, Nhà trường cung cấp 03 chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ, 11 chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ và 41 chương trình đào tạo trình độ Đại học; đào tạo Cao đẳng, Liên thông, Vừa làm vừa học, Hợp tác quốc tế và một số chương trình đào tạo ngắn hạn.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập với bề dày lịch sử 125 năm xây dựng và phát triển. Đến nay, Nhà trường đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới và nhiều danh hiệu cao quý khác. Là cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định quốc gia, nhiều ngành và chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc gia, quốc tế, với trên 30% giảng viên có trình độ tiến sĩ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, hệ thống giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm, khu ký túc xá, khu dịch vụ sinh viên khang trang hiện đại trên diện tích gần 50 ha, Nhà trường có đủ điều kiện đảm bảo quy mô đào tạo trên 32.000 học viên, sinh viên các cấp trình độ.

Chiến lược phát triển của Nhà trường gắn đào tạo với thị trường lao động trong đó chú trọng phát triển năng lực toàn diện của người học thông qua môi trường học tập, sinh hoạt, rèn luyện mang tính mở, năng động và sáng tạo. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm đạt trên 95%. Danh tiếng và vị thế của Nhà trường đã được khảng định và từng bước được nâng cao trong nước và khu vực, trung bình mỗi năm có trên 100.000 nguyện vọng xét tuyển vào trường.

Các phương thức tuyển sinh đại học chính quy

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của BGD&ĐT

- Đối tượng tuyển thẳng: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và quy định của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;

- Đối với thí sinh là học sinh hoàn thành dự bị đại học, Nhà trường sẽ thống nhất với các trường Dự bị Đại học về chỉ tiêu và kế hoạch tiếp nhận.

Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế [dự kiến là ~5% tổng chỉ tiêu].

- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh đoạt giải học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế và được công nhận tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn.

+ Thí sinh có một trong các chứng chỉ Quốc tế SAT ≥ 1000; Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế  IELTS Academic ≥ 5.5, TOEFL iBT ≥ 50; Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK ≥ 3; Chứng chỉ tiếng Trung HSK ≥ 3; Chứng chỉ Tiếng Nhật N ≤ 4 [Chứng chỉ trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng ký xét tuyển].

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 [dự kiến là ~65% tổng chỉ tiêu]

- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT và tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có các môn thi theo các tổ hợp xét tuyển của ngành tuyển sinh.

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có môn thi trong tổ hợp xét tuyển của ngành tuyển sinh.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT [dự kiến là ~15% tổng chỉ tiêu]

- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm tổng kết cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 [cả năm lớp 10, 11, 12 đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2022 trở về trước] của từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 7,5 điểm trở lên.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2023 [dự kiến là ~5% tổng chỉ tiêu]

- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2023 và được công nhận tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá năng lực từ 75 điểm trở lên.

Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2023 [dự kiến là ~10% tổng chỉ tiêu]

- Đối tượng xét tuyển: Tham dự kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức trong năm 2023 và được công nhận tốt nghiệp THPT.

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá tư duy từ 50 điểm trở lên.

Danh mục ngành/chương trình đào tạo

 Chương trình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp

- Chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO với thời gian đào tạo chuẩn 4 năm;

- Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế: Sinh viên hoàn thành chương trình 2+2 dưới đây được cấp 2 bằng của 2 trường đại học:

+ Sinh viên trúng tuyển nhập học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh có thể đăng ký xét tuyển học theo chương trình liên kết đào tạo 2+2 giữa trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây – Trung Quốc.

+ Sinh viên trúng tuyển nhập học ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn có thể đăng ký xét tuyển theo chương trình 2+2 giữa Đại học Công nghiệp Hà Nội với Đại học Bách khoa Quế Lâm – Trung Quốc.

- Văn bằng tốt nghiệp: Bằng cử nhân, người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học có thể dự tuyển để theo học các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù lấy bằng kỹ sư theo thông báo tuyển sinh riêng của Trường.

- Sinh viên học xong năm thứ nhất có thể đăng ký học 2 chương trình cùng một lúc để được cấp 2 bằng tốt nghiệp của hai chương trình đào tạo khác nhau;

Học bổng

Năm 2023, Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên có kết quả đầu vào xuất sắc [sinh viên là Thủ khoa, Á khoa của các phương thức xét tuyển; sinh viên đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia] và sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, với số tiền trên 10 tỷ đồng.

Chủ Đề