Tựa de là gì

Tháng Mười Hai 25, 2014 at 7:20 sáng

Thời gian gần đây trên sách báo và trên các phương tiện truyền thông, khi nhắc đến tên một bài báo, một bài thơ, bài văn, bản nhạc, hay rộng ra, một sáng tác văn chương, một tác phẩm nghiên cứu v.v. không ít người hay dùng từtựa đề,chẳng hạn: Bài thơ có tựa đề, bài xã luận mang tựa đề, trình bày nhạc phẩm với tựa đề, v.v.. Nhiều em học sinh thắc mắc không hiểu dùng từtựa đềnhư vậy có đúngkhông.

Vâng, đúng là từtựa đềmới được một số người ưa dùng vì chuộng lạ mà đâu biết dùng như thế không chuẩn. Quả vậy, trong tiếng Việt chúng ta vốn có các từ Hán-Việtnhan đề, đầu đề, tiêu đề đã quen dùng ­- với những sắc thái nghĩa khác nhau để gọi tên các bài báo, bài văn, bản nhạc, tập luận văn, công trình nghiên cứu, v.v..Nhanlà vẻ mặtđề,là nêu lên, theo GS Nguyễn Lân, nghĩa đen là nêu lên trên mặt.Đầu đềvấn đềnêu lên đầu tiên,nghĩa tương tự nhưnhan đề,thường chỉ những tác phẩm có dung lượng và khuôn khổ nhỏ hơn, còntiêu đềthường được dùng để chỉ tên các tiểu mục, tức các phần của văn bản.

Xin tìm hiểu tiếp về từtựa đề.Đây là một từ ghép mượn âm Hán, nhưng Hán ngữ lại không dùng từ này. Tiếng Hán chỉ có chữtự [ta phiên thànhtựa]nhưng không dùng để gọi tên các tác phẩmvăn hóa, màmang nghĩa khác hẳn.Tựlà dẫn, hiểu rộng ra là trình bày, thuyết minh. Ta chuyển dịch thànhtựa, đề tựa [không phảitựa đề],lời tựa,hoặc lời nói đầu [tiếng Pháp + Anh:Preface]. Đây không phải là tên gọi tác phẩm mà là bài văn đặt ở đầu sách, nằm ngoài văn bản của tác phẩm, được viết ra để thuyết minh cho nó; nội dung nói về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, v.vLời tựathường do chính tác giả của cuốn sách viết, cũng có khi do người khác viết [trường hợp này thườngđược gọi làlời giới thiệuthaylời tựa]. Lời tựalà thành phần chiếu ứng vớilời bạtin ở cuối sách, cũng nằm ngoài văn bản của tác phẩm.

Bạthoặclời bạt [tiếng Hán còn gọi làđề bạt, hậu tự, hậu kí].Bạtnghĩa đen là gót chân sau,hậucũng là sau, ý nói phần đặt ở sau cùng [cuối] của cuốn sách, chiếu ứng vớilời tựain ở đầu sách.Bạtnêu lên nhận xét hoặc ấn tượng đối với tác phẩm. Nội dung củabạtthuyết minh thêm về cuốn sách, về những gì mà bài tựa chưa nói tới hoặc chưa nói hết. Những lời thuyết minh này rất quan trọng, giúp người đọc hiểu cuốn sách chẳng kém gìlời tựa.

Đình Cao

Nguồn: Báo Văn nghệ số 50/2014

Entry filed under: 3- NGHIÊN CỨU - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH.

Video liên quan

Chủ Đề