Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu ròng

Để có thể hiểu biết rõ ràng về mối quan hệ và sự tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá hối đoái thì trước tiên chúng ta tìm hiểu về định nghĩa của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái.

Tìm hiểu về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Cán cân thương mại được hiểu là một mục nằm trong tài khoản vãng lai của của cán cân thương mại quốc tế. Trong đó cán cân thương mại sẽ ghi lại những thay đổi về quá trình xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, có thể theo quý hoặc theo năm

Tỷ giá hối đoái hiểu nôm na nó là giá cả đồng tiền của một quốc gia. Nó sẽ là tỷ giá mà đồng tiền của quốc gia này trao đổi với tỷ giá của một đồng tiền của quốc gia khác Ví dụ như 1 đô la Mỹ được tính bằng 23 232.6 VND. Như vậy nếu một người muốn đổi đô la Mỹ lấy tiền Việt thì họ sẽ có được 23 232.6 VND cho 1 đô la.

Trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước thì 2 yếu tố này rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Cán cân thương mại sẽ tác động trực tiếp và gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Xem thêm: Tỷ giá ngoại tệ được xác định như thế nào?

Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu ròng

Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Mối quan hệ tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá hối đoái

Trong quá trình xuất nhập khẩu nếu như một quốc gia có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì rõ ràng thấy được rằng nhu cầu của nước này đang tăng cao và nhu cầu về tiền của họ cũng ở mức cao. Và khi cung cao thì đồng nghĩa với việc đồng tiền tăng giá.

Nói cách khác là nếu như một đất nước có lượng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì nhu cầu về tiền của nước này thấp và đồng tiền sẽ giảm giá trị so với giá trị bình thường của chúng.

Để hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ: Nếu như nước ta nhập khẩu nhiều giấy ăn từ Mỹ, nước ta có nhu cầu sử dụng nhiều giấy ăn với số lượng lớn, mà sản phẩm giấy ăn tốt lại chỉ có thể nhập khẩu từ Mỹ thì đương nhiên đồng đô la sẽ tăng giá ở Việt Nam bởi nhu cầu của người Việt đối với hàng Mỹ là cao nhưng người Mỹ lại không có nhu cầu cao các mặt hàng của Việt Nam giống như vậy. Từ đó dẫn đến việc nhập tăng xuất giảm và đồng tiền Việt sẽ giảm giá trị.

Khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ lại ảnh hưởng đến sự phát triển của cán cân thương mại. Tức là khi mà đồng tiền của nước này tăng nghĩa là các mặt hàng của họ đắt hơn, người ta sẽ mất nhiều tiền hơn để mua mặt hàng đó. Vì đắt nên sẽ mua ít hơn và ngược lại nếu đồng tiền giảm tức là mặt hàng rẻ mà khi rẻ người ta sẽ mua nhiều từ đó dẫn đến cán cân thương mại của các nước cân bằng hơn.

Ví dụ: Khi mà Nhật Bản cần nhiều thịt lợn, Việt Nam xuất sang Nhật nhiều hơn nhập thì đồng Việt Nam sẽ tăng và đồng Nhật sẽ giảm, nhưng khi tiền Nhật giảm thì người ta sẽ phải bỏ ra nhiều tiền Nhật hơn để mua thịt lợn của Việt Nam, từ đó giá thành cao lên và họ bắt đầu giảm nhu cầu của mình xuống. Và khi mà tiền Nhật giảm thì tiền Việt mua đồ Nhật sẽ rẻ hơn và mua được nhiều đồ hơn. Do vậy Nhật lại đẩy mạnh xuất khẩu và làm cho cán cân thương mại của Nhật trở nên cân bằng. tỷ giá tiền Nhật lại tăng lên.

Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra đối với các quốc gia để tỷ giá hối đoái thả nổi. Mà hiện nay đa phần các quốc gia đều sử dụng chế độ thả nổi cho tỷ giá để giúp cân bằng cán cân thương mại.

Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu ròng

Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Tỷ giá hối đoái thực:

  • Tỷ giá thực song phương (gọi tắt là tỷ giá thực) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngoài, do đó nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
  • Tỷ giá thực đa phương REER i của một nước phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa đa phương (nghĩa là phụ thuộc vào tỷ trọng của các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ quốc gia, tỷ giá danh nghĩa song phương của các đồng tiền ngoại tệ trong rổ) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có đồng tiền trong rổ ngoại tệ nước đó.

Tỷ giá thực lớn hơn 1 thì giá trị thực của đồng ngoại tệ tăng giá thực so với giá trị đồng nội tệ.

Như vậy có thể thấy được rằng tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có sự tác động qua lại lẫn nhau vô cùng mật thiết. Do vậy khi có ý định đầu tư hay phát triển kinh doanh các nhà lãnh đạo cần chú ý và nắm rõ biến động của hai thông số này nhé!