Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp 2023

Cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục Trung Quốc nhắm vào gần 11 triệu sinh viên năm cuối sẽ tốt nghiệp trong năm 2023.

Mỗi phiếu khảo sát có 15 câu hỏi quanh nội dung: lựa chọn nghề nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, tiếp tục học cao học hay đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, theo tờ South China Morning Post ngày 17.10.

Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp 2023
Sinh viên Trung Quốc trong một buổi lễ tốt nghiệp

AFP

Các câu hỏi còn nhắm tới những kỳ vọng của sinh viên sắp tốt nghiệp như: dự định làm việc trong khối tư nhân hay nhà nước, mức lương mong muốn, cần sự giúp đỡ gì khi gia nhập thị trường lao động.

Cuộc khảo sát là một trong số nhiều công cụ chính phủ Trung Quốc đang sử dụng trong nỗ lực giải quyết tình trạng cứ mỗi 5 sinh viên tốt nghiệp thì có 1 người thất nghiệp. Doanh nghiệp cũng sẽ được khảo sát về kế hoạch tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ĐH trong vòng 2-3 năm tới.

Trong cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo ĐH tuần rồi, ông Wang Hui, một quan chức phụ trách về vấn đề sinh viên của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nhấn mạnh cần phải kịp thời nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lẫn nguyện vọng của những người xin việc làm, nhất là sinh viên mới tốt nghiệp, thông qua khảo sát. Còn các lãnh đạo ĐH thì cho biết sẽ khuyến khích sinh viên tham gia cuộc khảo sát.

\n

Trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post, Wu Mingti, sinh viên năm cuối ĐH Tân Châu (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), cho biết giảng viên thường xuyên chia sẻ thông tin tuyển dụng với sinh viên thông qua nhóm chat trên ứng dụng WeChat.

Nam sinh viên này ban đầu dự định xin làm giáo viên tiếng Anh ở trường tiểu học, kết hợp dạy thêm tại các trung tâm, nhưng đến năm cuối, anh nhận thấy tỷ lệ cạnh tranh quá cao.

“Chưa kể, giờ đây các cơ sở dạy thêm không còn nữa sau khi chính phủ ban hành lệnh cấm dạy hồi năm ngoái”, Wu chia sẻ. Vì thế, giống như hàng triệu người Trung Quốc khác, Wu chuyển sang khối nhà nước với hy vọng tìm được một công việc khác ổn định sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của những người lao động làm việc tự do (freelancer). Theo báo cáo hồi tháng 3 của công ty chuyên về khai phá dữ liệu iiMedia Research, năm 2021, Trung Quốc có hơn 200 triệu người là freelancer, trong đó 16% là sinh viên mới tốt nghiệp.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm 2022. Theo đó, số giờ làm việc trên toàn cầu mất đi trong 2022 so với quý IV/2019 sẽ tương đương 52 triệu việc làm. Hồi tháng 5/2021, con số là 26 triệu việc làm toàn thời gian.

Theo ILO, số lượng thất nghiệp trên toàn cầu sẽ đạt 207 triệu người trong năm nay, tăng 2 triệu người so với dự báo trước đó. Năm 2019 - thời điểm Covid-19 chưa xuất hiện, số người thất nghiệp là 186 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến duy trì cao hơn mức trước Covid-19 ít nhất cho đến năm 2023. Ước tính mức thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu người, so với 186 triệu năm 2019.

Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp 2023

Tổ chức Lao động Quốc tế vừa hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Tác động của Delta và Omicron

Báo cáo của ILO cũng lưu ý rằng tác động tổng thể đến việc làm lớn hơn đáng kể so với những gì được thể hiện bởi những con số này do nhiều người đã rời khỏi lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019.

"Việc hạ dự báo năm 2022, ở một mức độ nào đó, phản ánh tác động mà các biến thể Covid-19 mới như Delta và Omicron gây nên đối với thế giới việc làm, cũng như mức độ không chắc chắn đáng kể về diễn biến tương lai của đại dịch", tổ chức này nhận định.

“Không thể có sự phục hồi thực sự từ đại dịch này nếu thị trường lao động không được phục hồi trên diện rộng. Để công cuộc phục hồi mang tính bền vững, sự phục hồi này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của việc làm thỏa đáng, bao gồm sức khỏe và an toàn, công bằng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội", ông Guy Ryde - Tổng giám đốc ILO - nhận định.

Không thể có sự phục hồi thực sự từ đại dịch này nếu thị trường lao động không được phục hồi trên diện rộng. Để công cuộc phục hồi mang tính bền vững, sự phục hồi này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của việc làm thỏa đáng, bao gồm sức khỏe và an toàn, công bằng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội

Ông Guy Ryde, Tổng giám đốc ILO

Thị trường lao động ở mọi khu vực trên thế giới đều cảm nhận được tác động này, mặc dù có thể thấy được sự khác biệt lớn về quá trình phục hồi.

Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ hiện có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ nhất, trong khi triển vọng cho khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và Caribe lại chậm nhất.

Ở cấp quốc gia, sự phục hồi của thị trường lao động diễn ra mạnh mẽ nhất ở các nước thu nhập cao, trong khi tình hình của các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp hơn lại có xu hướng tồi tệ nhất.

Báo cáo cảnh báo về mức độ khác biệt rõ rệt khi khủng hoảng tác động tới các nhóm lao động và quốc gia. Những khác biệt này làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia và làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính và xã hội của hầu hết quốc gia, bất kể tình trạng phát triển của họ.

"Có thể cần nhiều năm để khắc phục thiệt hại này, và tiềm ẩn những hệ quả lâu dài về khía cạnh tham gia lực lượng lao động, thu nhập hộ gia đình và sự gắn kết xã hội và có thể là cả sự gắn kết chính trị", báo cáo của ILO nhấn mạnh.

Phục hồi chậm

Báo cáo cho biết việc làm của phụ nữ dự kiến còn tiếp tục chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng trong những năm tới. Trong khi đó, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo “sẽ có tác động cộng gộp lâu dài” đối với thanh niên, đặc biệt là những người không được tiếp cận Internet.

“Đã hai năm kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, triển vọng phuc hồi vẫn còn mong manh và con đường phục hồi thì chậm và không chắc chắn”, ông Guy Ryder nhận định.

“Chúng ta đều nhận thấy những thiệt hại lâu dài có thể xảy ra đối với thị trường lao động, cùng với sự gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng đáng lo ngại", ông cho biết.

"Nhiều lao động buộc phải chuyển sang các loại hình công việc mới, ví dụ như để đối phó với sự sụt giảm kéo dài của lĩnh vực du lịch và lữ hành quốc tế", tổng giám đốc ILO nói thêm.

Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp 2023

Theo báo cáo của ILO, việc làm của phụ nữ dự kiến còn tiếp tục chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng trong những năm tới.

Báo cáo của ILO cũng đưa ra số liệu dự báo toàn diện về thị trường lao động cho năm 2022 và 2023. Báo cáo đánh giá về mức độ phục hồi của thị trường lao động trên toàn thế giới, phản ánh các cách tiếp cận phục hồi từ đại dịch khác nhau của những quốc gia và phân tích tác động đối với các nhóm lao động và lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Theo báo cáo, cũng như trong các cuộc khủng hoảng trước đây, việc làm tạm thời đã tạo ra một vùng đệm, giúp một số người chống lại cú sốc của đại dịch.

Mặc dù nhiều công việc tạm thời đã bị chấm dứt hoặc không được tiếp tục gia hạn, những công việc khác lại được tạo ra, bao gồm cả công việc cho những lao động đã mất công việc dài hạn. Tính trung bình, số lượng công việc tạm thời không thay đổi.

Chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì "Zero-Covid" của Trung Quốc

Theo chuyên gia tại Moody's Analytics, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu là chính sách "Zero-Covid" của Trung Quốc.

18:00 17/1/2022

Người tiêu dùng Trung Quốc chịu tác động lớn bởi 'Zero-Covid'

Chi tiêu tiêu dùng là động lực tăng trưởng lớn của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng chiến lược "Zero-Covid" gây ảnh hưởng nặng nền lên người tiêu dùng nước này.