Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách tư pháp

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính: Chưa sử dụng hết nguồn lực hạ tầng

Thời gian qua, tỉnh BR-VT đã tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin [CNTT] trong cải cách hành chính [CCHC]. Thế nhưng, nhiều đơn vị, địa phương vẫn chưa tận dụng hiệu quả các trang thiết bị, để tạo nên môi trường làm việc hiện đại, minh bạch, tiết kiệm.

Cán bộ Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh [phải] kiểm tra cải cách hành chính tại bộ phận một cửa UBND xã Xuyên Mộc [huyện Xuyên Mộc].

CNTT vào “một cửa” xã, phường

CNTT đã tạo ra một bước thay đổi đột phá trong quy trình giải quyết các thủ tục hành chính [TTHC]. Với sự hỗ trợ hiệu quả của phần mềm hoạt động trên mạng, CNTT góp phần tích cực trong việc thực hiện CCHC. Các phần mềm công nghệ hỗ trợ người sử dụng thao tác trên máy tính đối với quá trình tiếp nhận-thụ lý-trình ký-trả kết quả trong việc giải quyết các TTHC, đồng thời cung cấp thông tin để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị. Phần mềm công nghệ đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính, loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để gây khó khăn, nhũng nhiều cho tổ chức, cá nhân [khách hàng]. Ứng dụng CNTT chính là giải pháp hàng đầu nhằm đạt mục tiêu của CCHC, chuyển từ hành chính “xin-cho” sang hành chính “phục vụ”, các TTHC trở nên đơn giản, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đến giao dịch.

Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong CCHC, Bà Rịa-Vũng Tàu đã ứng dụng CNTT trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính ở bộ phận một cửa tại 8/8 UBND cấp huyện, 82/82 xã, phường, thị trấn. UBND cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh đã được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống phần mềm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, máy lấy số tự động, máy tra cứu TTHC, máy tra cứu tiến độ hồ sơ, hệ thống camera quan sát giúp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay, 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, UBND cấp xã đều được đầu tư trang thiết bị tin học, xây dựng hệ thống mạng nội bộ thông suốt để phục vụ cho giải quyết công việc. Toàn tỉnh có 21/22 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 8/8 huyện có trang thông tin điện tử. Các trang thông tin điện tử được nâng cấp nhằm đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. UBND tỉnh cũng đầu tư nâng cấp hệ thống thư công vụ của tỉnh, hệ thống này được cấu hình tích hợp trong phần mềm quản lý văn phòng điện tử E-Office hỗ trợ việc gửi, nhận các tài liệu, văn bản trao đổi thông tin của cán bộ, công chức, viên chức với các cơ quan, tổ chức và cá nhân an toàn và thuận lợi.

Ở nhiều đơn vị, máy lấy số tự động hiếm khi được sử dụng.

CNTT đang bị lãng phí

Tỉnh đã đầu tư khá đồng bộ về CNTT nhằm phục vụ công tác CCHC từ cấp tỉnh đến cơ sở nhưng vì nhiều lý do, việc đầu tư này đang bị lãng phí. Ông Sầm Văn Mão, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết toàn tỉnh có 118 đơn vị triển khai và vận hành phần mềm “quản lý văn bản E-Office” trong công tác chỉ đạo điều hành [20 sở, ngành; 8 UBND cấp huyện; 8 đơn vị sự nghiệp; 82 UBND cấp xã] nhưng mới có 25 đơn vị sử dụng tốt các tiện ích do hệ thống này mang lại. Tỷ lệ UBND xã, phường, thị trấn vận hành chưa tốt hệ thống phần mềm “tiếp nhận và giải quyết TTHC” còn rất cao. Đến nay, chỉ có 71 đơn vị vận hành hệ thống tương đối đều, 6 đơn vị vận hành chưa thường xuyên và 5 đơn vị không hề vận hành [trong đó ở TP. Vũng Tàu có 4 đơn vị; huyện Xuyên Mộc có 1 đơn vị]. Dù đã được nâng cấp nhưng việc triển khai thực hiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các sở, ngành, địa phương theo quy định của UBND tỉnh vẫn  còn rất chậm. Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện liên thông hồ sơ trên hệ thống phần mềm tiếp nhận và giải quyết TTHC giữa UBND các xã, phường, thị trấn và UBND các huyện, thành phố cũng chưa tốt. Việc ứng dụng văn phòng điện tử trong chỉ đạo điều hành của một số cơ quan, đơn vị, địa phương cũng còn nhiều hạn chế.

Ông Sầm Văn Mão cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến các đơn vị chưa vận hành hoặc vận hành chưa tốt vẫn là do lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, trình độ và nhận thức về CNTT của cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng đều. Việc kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo giải pháp chấn chỉnh của UBND cấp huyện đối với cấp xã chưa thường xuyên, quyết liệt.

Ứng dụng CNTT tốt thì việc lưu trữ văn bản sẽ trở nên gọn nhẹ, thuận lợi hơn rất nhiều. Trong ảnh: Phòng lưu trữ hồ sơ của Sở LĐ-TB-XH.

Còn theo ông Nguyễn Văn Quang, nhân viên quản trị mạng UBND xã Xuyên Mộc [huyện Xuyên Mộc], việc các xã chưa thể vận hành tốt một số hệ thống phần mềm CNTT là do trong quá trình sử dụng, hệ thống phần mềm này thường xảy ra lỗi. Tuy nhiên, khi phần mềm báo lỗi, xã lại không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ nhân viên quản trị mạng cấp huyện. Trong khi người làm công tác quản trị mạng ở xã chỉ là kiêm nhiệm, chỉ có khả năng xử lý những sự cố thông thường chứ không đủ khả năng để khắc phục được những lỗi khó.

Phần mềm đã không được tận dụng hiệu quả, một số “phần cứng” là các thiết bị, máy móc công nghệ cũng đang bị lãng phí. Đơn cử như việc đầu tư hệ thống trang thiết bị tin học cho các xã. Mỗi xã đều được sắm 1 máy chủ có giá 50 triệu đồng. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian, hơn 40 máy chủ không còn hoạt động được. Phần mềm quản lý văn bản của hơn 40 xã này buộc phải chuyển sang cài đặt tập trung trên máy chủ của huyện. Lý giải nguyên nhân về chất lượng máy chủ quá kém, ông Mai Xuân Lập, chuyên viên phòng CNTT [Sở Thông tin và Truyền thông] cho rằng, lẽ ra máy chủ phải được đặt trong phòng máy lạnh để giảm nhiệt độ và tránh bụi bặm. Nhưng do các xã đã đầu tư thiếu đồng bộ, không trang bị hệ thống máy lạnh dành riêng cho máy chủ, nên việc hư hỏng này cũng là điều dễ hiểu”.

Hay việc trang bị máy lấy số tự động tại bộ phận “một cửa” ở một số đơn vị cũng gây lãng phí. Về cơ bản, việc ứng dụng máy móc hiện đại vào xử lý công việc đã tạo nhiều thuận lợi cho cán bộ và người dân. Tuy nhiên ở nhiều đơn vị, do nhu cầu giao dịch không nhiều nên những chiếc máy lấy số tự động đã trở nên dư thừa.

Bài, ảnh: SƠN QUỲNH

[nguồn: www.baobariavungtau.com.vn ]

CCHC nếu không ứng dụng CNTT thì sẽ không thể thành công. Việc chuyển từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, chia sẻ thông tin trên mạng cần phải được phát huy triệt để nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa sử dụng hết nguồn lực từ hạ tầng CNTT. Nhiều đơn vị sử dụng thư điện tử nhưng chưa thường xuyên, phần mềm CNTT cho hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để.

[Ông Sầm Văn Mão, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng đoàn kiểm tra CCHC tỉnh].

Để áp dụng tốt CNTT vào CCHC, bước đầu chúng ta phải mua sắm, xây dựng được hệ thống CNTT đồng bộ. Công việc này là dễ nhất, đơn giản nhất, song yếu tố quyết định mang đến hiệu quả của chương trình ứng dụng CNTT vào CCHC phải xuất phát từ việc thiết lập lại và thay đổi các quy trình, thay đổi cách thực hiện các TTHC, thay đổi cách thức giao tiếp, làm việc giữa các cơ quan với nhau và giữa các cơ quan với người dân. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trên hết là nhận thức, cách tiếp cận và ý chí cải cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức…

[Ông Đào Mai Cường, Phó trưởng phòng CCHC, Sở Nội vụ]

07/06/2021 17:06

[PLVN] -Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của ngành tư pháp địa phương.

Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học, công nghệ thông tin [CNTT], việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong hoạt động tư pháp nói riêng không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền các cấp mà còn giúp cho người dân, các tổ chức và doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước được nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, ngành tư pháp địa phương đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các hoạt động nhằm thúc đẩy, nâng cao trình độ và kỹ năng khai thác sử dụng phương tiện, ứng dụng CNTT; xây dựng, ứng dụng và triển khai các hệ thống phần mềm, hệ thống trang thiết bị, hệ thống mạng và hệ thống an toàn, an ninh, bảo mật thông tin.

Cụ thể, nổi bật trong triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động tư pháp tại Lai Châu là việc tiến hành xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng. Với hệ thống cơ sở dữ liệu này, thay vì người dân phải tự tìm hiểu thông tin tài sản mình cần giao dịch thì nay chỉ bằng việc nhấp chuột vào hệ thống cơ sở dữ liệu, công chứng viên sẽ giúp họ có thông tin chính xác. Ngoài ra, ứng dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, việc nhập dữ liệu, quản lý đã phát huy hiệu quả đáng kể.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp Thanh Hoá đã đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật qua các cổng thông tin, trang thông tin điện tử; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật; sử dụng mạng xã hội qua ứng dụng facebook, fanpage...; tăng cường đăng tải các bài viết về pháp luật trên các kênh thông tin địa phương nhằm cung cấp những thông tin chính thống, nhanh chóng, kịp thời và đa dạng tới người dân.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các cá nhân, tổ chức tại Hải Phòng, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá, công khai, minh bạch thủ tục hành chính [TTHC] trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Bên cạnh đó, Sở còn thường xuyên rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính, cắt giảm trên thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Để làm tốt và phát huy hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, ở Trung ương, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025. Theo đó đã đề ra một số giải pháp cụ thể như đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Triển khai ứng dụng các công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số …

Video liên quan

Chủ Đề