Uống bao nhiêu lít bia thì say?

Tại Hoa Kỳ, một đơn vị uống chuẩn khoảng 14gram nồng độ cồn, là lượng thường được tìm thấy trong 355ml bia thông thường, 150ml rượu thông thường, hoặc 45 ml rượu mạnh.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở khi uống rượu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Mặc dù có tiêu chuẩn về nồng độ cồn, nhưng trên thực tế các loại đồ uống khác nhau lại có nồng độ cồn khác nhau.

Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, lượng tiêu thụ rượu ở mức vừa phải là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 2% những người uống trong những giới hạn này bị rối loạn khi sử dụng rượu. Uống rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan, chẳng hạn như uống say, uống nhiều rượu, nghiện rượu.

Cơ quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất gây nghiện Mỹ [SAMHSA] định nghĩa uống rượu say là uống bốn ly hoặc nhiều hơn đối với phụ nữ và năm ly hoặc nhiều hơn đối với nam giới trong cùng một thời điểm hoặc uống trong một vài giờ.

Uống nhiều rượu được định nghĩa là uống say trong 5 ngày trở lên trong vòng một tháng. Trong khi đó, nghiện rượu là khi bạn bị suy giảm khả năng kiểm soát rượu, bận tâm đến việc sử dụng nó và tiếp tục sử dụng nó bất chấp hậu quả bất lợi mà nó gây ra.

Uống quá nhiều rượu có thể có tác động tàn phá đến hệ thống thần kinh trung ương.

Một số yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của rượu và mức độ ảnh hưởng của nó đến não của bạn, bao gồm mức độ và tần suất bạn uống, độ tuổi bạn bắt đầu uống, giới tính của bạn và một số vấn đề khác.

Những ảnh hưởng ban đầu của rượu đối với hệ thần kinh trung ương bao gồm nói chậm, suy giảm trí nhớ và phối hợp tay-mắt bị tổn thương.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu nặng mãn tính với suy giảm trí nhớ. Sự phụ thuộc vào rượu là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh Alzheimer, đặc biệt là ở phụ nữ. Thêm vào đó, ước tính rằng tổn thương não liên quan đến rượu có thể chiếm 10% các trường hợp mất trí nhớ khởi phát sớm.

Mặc dù tổn thương não có khả năng được hồi phục một phần sau một thời gian dài tỉnh táo, tuy nhiên uống rượu trong thời gian dài và quá mức có thể làm suy giảm vĩnh viễn chức năng não.

Một số đối tượng khác nên kiêng rượu, bao gồm:

Bị các bệnh mãn tính: Rượu có thể làm xấu đi các tình trạng sức khỏe từ trước như bệnh gan, tiểu đường và bệnh thận.

Thuốc: Rượu có thể tương tác với các loại thuốc theo toa và thảo dược không kê đơn, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh và opioids.

Uống rượu khi chưa đủ tuổi: Uống rượu khi chưa đủ tuổi, đặc biệt là uống nhiều và thường xuyên, có liên quan đến hậu quả tức thời và mãn tính.

Người nghiện rượu hiện tại và đang hồi phục: Phục hồi từ một rối loạn sử dụng rượu có thể khó khăn. Người nghiện rượu đang phục hồi nên ngừng uống rượu hoàn toàn và tránh các tác nhân gây lạm dụng.

Sử dụng rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bạn cũng nên kiêng uống nếu bạn có một số điều kiện y tế từ trước, chưa đủ tuổi hoặc uống một số loại thuốc. Mặc dù uống điều độ là an toàn cho hầu hết các cá nhân, sử dụng rượu nặng và mãn tính có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Nhiều yếu tố đóng vai trò trong chuyển hóa rượu và tác động của rượu thay đổi theo từng cá nhân, khiến cho việc đưa ra khuyến nghị về lượng thuốc trở nên khó khăn.

Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ khuyên bạn nên hạn chế uống rượu một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Tuy nhiên, một số người, chẳng hạn như những người có bệnh nhất định và phụ nữ mang thai, nên tránh hoàn toàn rượu.

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng rượu thì nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến rượu và có những biện pháp can thiệp sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Gần đây mọi người thường hỏi nhau vấn đề sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn và bất ngờ là rất ít người biết về thông tin này, bạn có biết?

Khi công an giao thông liên tục bắt người vi phạm nồng độ cồn thì dân “nhậu" trở nên sợ hãi và lo lắng mình uống rượu bia ra đường có bị bắt không, sau khi uống rượu bia thì bao lâu hết cồn để… thoát phạt. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này, xem thông tin sau ngay:

1Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn?

Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế chia sẻ việc dung nạp, chuyển hóa, đào thải chất cồn ở rượu, bia trong cơ thể không có hạn mức xác định tuyệt đối, cụ thể cho tất cả mọi người.

Bởi vì tùy theo số lượng rượu bia bạn đã tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, đặc điểm sinh học, tình trạng sức khỏe, chức năng gan, tần suất uống, cách thức uống, thời điểm uống… mà thời gian hết cồn sẽ không giống nhau.

Tuy vậy, bà Trang cho rằng thông thường sau 1 tiếng đồng hồ uống, gan sẽ dung nạp, chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn ~ 10 g cồn nguyên chất ~ 30 ml rượu có nồng độ cồn 40% ~ 100 ml rượu vang có nồng độ cồn 13.5% ~ 220 ml bia có nồng độ cồn 5% [tầm 2/3 chai bia].

Sau khi dung nạp, chuyển hóa thì cơ thể sẽ cần mất đến 2 tiếng tiếp theo để đào thải hết 1 đơn vị cồn này, trường hợp người có chức năng gan yếu, chuyển hóa chậm thì quá trình đào thải còn sẽ lâu hơn 2 tiếng.

Trường hợp nếu uống nhiều hơn lượng rượu bia trên, uống dồn dập với lượng quá lớn thì không thể xác định được thời gian chính xác nồng độ cồn sẽ hết, ngoại trừ khả năng xét nghiệm máu.

2Sau khi ăn trái cây, có xuất hiện cồn?

Với vấn đề sau khi ăn/uống trái cây có đường, thực phẩm được chế biến có sử dụng nguyên liệu rượu bia, thuốc có thành phần dung môi chứa cồn… thì sẽ có cồn trong máu, cơ thể, những trường hợp này có bị xử phạt hay không?

Bà Trần Thị Trang khẳng định vấn đề này không mới bởi luật Giao thông đường bộ 2009 đã có quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong khí thở và máu, có là bị phạt, đến nay quy định này vẫn được thực hiện bình thường và không có bất kỳ phản ánh nào về vấn đề bị phạt do ăn uống những loại thực phẩm trên.

Hơn nữa, bà Trang cũng chia sẻ trong thực tế, lượng cồn có trong thực phẩm khá thấp, tùy vào thời điểm đo, lượng sử dụng có thể xuất hiện cồn nhưng phải khẳng định là cồn trong thực phẩm đào thải rất nhanh, sau khi ăn, bạn chỉ cần uống nước lọc, súc miệng thì sau tầm 15 - 30 phút là không còn nồng độ cồn trong máu, cơ thể nữa nhé.

Bà Trang cũng chia sẻ thông tin cho rằng ăn 3 trái vải sẽ có nồng độ cồn 0.22 mg/lít khí thở là không đúng, bởi nếu theo công thức này thì 3 trái vải đã đạt nồng độ cồn bằng gần 2 chai bia, vậy ai sẽ ăn trái cây nữa khi nó khiến bạn quá dễ say.

Dù vấn đề uống rượu bia sau bao lâu thì hết cồn hay ăn trái cây có xuất hiện cồn hay không thì các chuyên gia y tế vẫn khuyên bạn không nên hoặc hạn chế uống rượu bia ngay cả khi tham gia giao thông hay ở nhà.

Với nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới khỏe mạnh đừng uống quá 1 đơn vị cồn/ ngày, không uống quá 5 ngày/tuần. Uống như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe của bạn hơn nhé.

Mong rằng với các thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn và nếu uống rượu bia thì sẽ sử dụng một cách hợp lý hơn nhé.

Hơn 3 năm trước 477

0

Từ khoá: uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn , cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở , uống bia bao lâu thì hết nồng độ cồn , uống bia sau bao lâu thì hết nồng độ cồn , nồng độ cồn cho phép , uống rượu bia , giải rượu

Uống bia bao nhiêu là say?

Trên 0,20% BAC là thời điểm chúng ta đã cực kỳ say xỉn – bạn sẽ choáng váng, giảm cảm giác, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc gây hấn với mọi người. Quan sát một người say tới độ này, bạn sẽ thấy họ nói chậm đi và mất cân bằng.

Bao nhiêu cồn thì say?

Từ 0,16 – 0,20g cồn trong 100mL máu: Đây là con số nồng độ cồn của người say rượu, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng. Từ 0.21 – 0,30g cồn trong 100mL máu: Bắt đầu ngộ độc rượu, nôn, không tự chủ được bản thân.

Uống rượu bao nhiêu độ là say?

Nếu tiếp tục uống rượu, bia, nồng độ BAC sẽ đẩy lên tới 0,11% đến 0,20%. Lúc này, chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy đau đầu. Rượu bia bắt đầu khiến cảm xúc của bạn thay đổi sang tức giận hoặc buồn bã. Trên 0,20% BAC là thời điểm chúng ta đã cực kỳ say xỉn.

Nhau bao nhiêu lớn?

Bia chai/bia lon: không quá 2 chai/lon loại 330ml/ngày hoặc không quá 14 chai/lon/tuần đối với nam giới; không quá 1 chai/lon/ngày hoặc không quá 7 chai/lon/tuần đối với nữ giới.

Chủ Đề