Uống mủ trôm hằng ngày có tốt không

Thành phần dinh dưỡng trong 100g mủ trôm gồm có: Kali[297,01mg], Caxi[101,06mg],Glucose[64,06mg], Magiê[43,01mg], Natri[5,27mg], Sắt[0,91mg], Kẽm[0,29mg ] và nó chứa một hàm lượng cao chất sơ hoà tan trong nước. 

Rừng cây trôm​

1] Công dụng:

Mủ trôm chứa những thành phần tuy rất nhỏ nhưng không thể thiếu được đối với cơ thể con người là yếu tố khoáng chất, yếu tố vi lượng rất nhỏ nhưng nó có tác động rất lớn đến chuyển hoá toàn bộ cơ thể. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Mủ Trôm có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, giảm mỡ trong gan, hỗ trợ điều trị đối với những bệnh về gan mật, mụn nhọt. 

Về mặt y học mủ trôm có tính chất hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở, gây kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra nhanh vì vậy mủ trôm được xem là một vị thuốc nhuận tràng chữa trị các bệnh về đường tiêu hoá rất hiệu quả, đặc biệt là chứng táo bón, kiết lỵ. Do có giàu chất sơ mà mủ trôm có khả năng cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì, điều hoà đường huyết ở người tiểu đường, chống vữa xơ động mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu cơ tim, giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu.

Ngoài ra mủ trôm còn có tác dụng làm nước giải khác giúp thanh nhiệt cơ thể, hạ sốt, trị suyễn.. Mặc khác cực kỳ hiệu quả của mủ trôm là có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, giúp mau lành vết thương và liền sẹo nhanh, dùng để chữa trị các loại da nhờn và có mụn. Chống oxy hoá giúp bảo vệ tế bào thoát khỏi sự tấn công của các góc tự do của một số chất độc, làm chậm tiến trình lão hoá da, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn da, làm săn da, cho làn da tươi sáng, khoẻ mạnh và mịn màng.

Mủ trôm thiên nhiên dạng thô​

2] Liều lượng và cách dùng:

– Đối với trẻ em: từ 2 tuổi trở lên sử dụng được mủ trôm, vì trong thanh phần của mủ trôm có chứa hàm lượng khoáng chất và chất sơ cao, rất tốt cho sự phát triển của trẻ và nên sử dụng loại sản phẩm mủ trôm đóng gói có đường, khi sử dụng cho trẻ phải pha thật loãng với nước chín đun sôi để nguội hoặc nước khoáng [150-200ml] , thời gian sau 15 phút để mủ trôm nở ra hết mới được sử dụng, và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

– Đối với tuổi thanh thiếu niên và người lớn, sử dụng loại sản phẩm mủ trôm nguyên chất với đường, pha thật loãng với nước chín đun sôi để nguội hoặc nước khoáng [100- 150ml] , thời gian sau 10 phút sử dụng được hoặc để trong tủ lạnh làm nước giải khát, uống mát hàng ngày, có thể dùng 1-2 gói mỗi ngày.

– Đối với người lớn tuổi có bệnh tăng huyết áp và tiểu đường chỉ sử dụng được loại sản phẩm mủ trôm nguyên chất, pha loãng với nước chín đun sôi để nguội hoặc nước khoáng [300-350ml] với ¼ muỗng cà phê mủ trôm, thời gian sau 60 phút đợi mủ trôm nở ra hết mới được sử dụng và chia làm nhiều lần uống trong ngày, có thể sử dụng hàng ngày. [nhưng cách tốt nhất cho người bệnh tiểu đường là dùng một ly mủ trôm pha nguyên chất uống sau khi tập thể dục hoặc trước khi ăn mỗi buổi sáng rất có hiệu quả làm ổn định đường huyết].

3] Một số lưu ý khi sử dụng mủ trôm:

– Đối với trẻ em cần lưu ý mủ trôm về mặt đông y nó có tính hàn, mát khi sử dụng phải có liều lượng, nếu dùng nhiều quá dễ gây tiêu chảy. Đồng thời mủ trôm có tính trương nở, háo nước, chỉ sử dụng được loại sản phẩm đã qua chế xuất. Không được sử dụng loại sản phẩm thô nguyên chất. Vì trong mủ trôm nguyên chất có tính chất trương nở háo nước nên khi pha đặc đường ruột của trẻ không cung cấp đủ nước dẫn đến nguy hiểm gây tắc ruột cho trẻ.

Không được dùng mủ trôm trong các trường hợp sau:

+ Phụ nữ có thai: chưa có các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt đối với phụ nữ đang mang thai.

+ Phụ nữ đang cho con bú: Mủ trôm có tính hàn mát, khi uống có thể được tiết vào sữa mẹ, nên khi phụ nữ đang cho con bú sử dụng mủ trôm có thể xảy ra nguy cơ tiềm tàng cho trẻ, đồng thời trẻ dễ bị tiêu chảy.

+ Người có khối u trong ruột: mủ trôm có tính chất trương nở và háo nước nên khi sử dụng dễ gây ra tắc ruột .

+ Đang uống thuốc chữa bệnh: mủ trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó, để ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.

Mủ trôm được dùng phổ biến trong nhiều thức uống giải khát, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Nhiều người sẽ thắc mắc khi lần đầu biết đến loại nguyên liệu này, mủ trôm là gì, mủ trôm có công dụng gì và cách sử dụng như thế nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm [hay nhựa trôm] là dịch nhựa tiết ra từ vỏ thân của cây trôm. 

Cây trôm [tên khoa học là Sterculia foetida] mọc nhiều ở nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, phổ biến tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,..

Mủ trôm là gì? Tác dụng của cây mủ trôm?

Mủ trôm khô nguyên chất thường có màu trắng ngà, trắng đục, hình dạng thành thanh dài hay cục tròn tùy theo cách thức thu hoạch. Khi được ngâm trong nước, mủ trôm hấp thụ nước và trương nở tạo thành hỗn hợp sánh mịn, hơi có độ nhớt.

Mủ trôm dạng thanh: mủ trôm tươi được kéo ra thành dạng thanh rồi cắt bỏ phần thâm vàng và mang phơi khô

Mủ trôm dạng viên [cục tròn]: cục mủ trôm tươi sau thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô.

Thành phần dinh dưỡng của mủ trôm

Nghiên cứu khoa học cho thấy trong mủ trôm có chứa các khoáng chất gồm sắt, canxi, kẽm, natri, kali… cùng các axit amin như leucine, lysine, phenylalanine, threonine, isoleucine, methionine, valine, histidine…

Ngoài ra, trong nhựa cây trôm còn có 37% axit uronic, hợp chất polysaccharide cao phân tử, còn gọi là đường phức [đường đa]. Khi thủy phân polysaccharide sẽ tạo ra các dạng đường khác. 

Mủ trôm có tác dụng gì?

Mát gan, thanh lọc cơ thể

Mủ trôm có tác dụng gì? Theo Y học cổ truyền, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt giải độc, giúp mát gan, thanh lọc cơ thể. Mùa hè có thức uống từ mủ trôm vừa có tác dụng giải khát vừa mang lại công dụng tốt cho sức khỏe. 

Nhuận tràng, chống táo bón

Mủ trôm giàu chất xơ, có tính trương nở tốt, có khả năng kết dính cặn bã và độc hại trong ruột già giúp cải thiện nhu động ruột. Hoạt động đường ruột tốt sẽ phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.

Tác dụng của mủ trôm tốt cho hệ tiêu hóa

No lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn

Công dụng của nước mủ trôm là hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong mủ trôm sẽ giúp bạn thấy no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn, giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Chất xơ sẽ hút nước rất mạnh hiến bạn không muốn ăn thêm nữa. Đây cũng là lý do mà nhiều người thêm thức uống mủ trôm vào danh sách thực phẩm giảm cân cho dáng gọn, eo thon.

Tác dụng của mủ trôm giảm cân 

Ổn định đường huyết

Mủ trôm có tác dụng gì? Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của mủ trôm là điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ tốt với những người thừa cân, bị cholesterol cao và mức triglyceride cao.

Ngoài ổn định huyết áp, sử dụng mủ trôm còn chống xơ vữa động mạch và phòng bệnh tim.

Chăm sóc sắc đẹp

Công dụng của mủ trôm trong làm đẹp là gì mà lại được nhiều chị em yêu thích đến vậy? Thực tế cho thấy mủ trôm mang lại nhiều lợi ích với làn da, cải thiện mụn, nám, tàn nhan, vết thâm. Mủ trôm còn chứa chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da, mang đến làn da sáng mịn, hồng hào. 

Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mủ trôm để làm đẹp, tiềm ẩn nguy cơ kích ứng, da mặt dễ bị bào mòn.  

Kháng khuẩn

Mủ trôm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên được sử dụng trong điều chế thuốc viêm họng, dùng để làm dịu làn da nhạy cảm,...

Giúp ngủ ngon, giảm stress

Công dụng của mủ trôm là gì? Những người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, căng thẳng đầu óc do làm việc quá sức có thể sử dụng mủ trôm để cải thiện tình trạng này. Mủ trôm giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, tinh thần thư giãn thoải mái.

Cách sử dụng mủ trôm 

Mủ trôm khô muốn sử dụng được để chế biến đồ ăn, thức uống cần phải ngâm với nước cho mềm. Mủ trôm có tính trương nở cao nên để mủ trôm có thể trương nở hoàn toàn nên ngâm với tỷ lệ 5g mủ trôm với 1 lít nước trong khoảng từ 12 - 24 giờ. Cách ngâm mủ trôm sau khi nở cần rửa lại cho sạch và để ráo nước.

Cách pha thức uống từ mủ trôm và đường phèn:

Đây là cách đơn giản nhất để có một đồ uống vừa giải nhiệt, vừa tốt cho sức khỏe. Mủ trôm đem pha với nước đường phèn nấu rồi cho thêm vài viên đá. Để tăng hương vị bạn có thể thêm hạt é, nước cốt chanh,...

Ngoài ra, mủ trôm cũng được dùng để nấu chè: chè nha đam đường phèn, chè đậu xanh mủ trôm,...

Lưu ý khi sử dụng mủ trôm 

- Mủ trôm phải ngâm nở hoàn toàn và không nên pha chế quá đặc nếu không có thể gây tắc ruột vì tính trương nở và độ hút nước cao

- Không nên ngâm mủ trôm với nước nóng, không đun nấu sôi vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy cấu trúc phân tử trong mủ trôm, làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng

- Chú ý liều lượng, không nên sử dụng quá thường xuyên dù là dùng dưới dạng nước giải khát, món ăn vặt giải nhiệt

- Khi dùng mủ trôm nếu thấy triệu chứng khác thường nên ngừng ngay. Trường hợp nghi ngờ bị tắc ruột cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời

Ai không được sử dụng mủ trôm?

Không sử dụng mủ trôm với các trường hợp:

- Phụ nữ mang thai

- Người đang sử dụng thuốc chữa bệnh. Mủ trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu, dễ gây ngộ độc. Nếu muốn sử dụng mủ trôm cần cách tối thiểu 2 giờ sau khi uống thuốc. 

- Người có khối u đường tiêu hóa vì mủ trôm sẽ làm lạnh bụng, đi ngoài nhiều khiến bệnh trở nặng hơn

Mủ trôm giá bao nhiêu?

Trên thị trường, giá mủ trôm dao động khoảng 250.000 - 350.000đ/kg tùy vào chất lượng thành phẩm sau khi thu hoạch, mủ trôm dạng thanh hay dạng viên. Bạn nên tìm mua tại địa chỉ uy tín để mua được mủ trôm nguyên chất, không bị pha tạp hay lẫn bụi bẩn, tạp chất. 

Lời kết: Qua bài viết trên bạn đã biết mủ trôm là gì rồi phải không? Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý khi chế biến và sử dụng nhé!

Chủ Đề