Uống thuốc bổ gan trước hay sau ăn

Uống thuốc bổ gan đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh được tốt hơn, không những thế sử dụng đúng cách sẽ không gây ra những tác dụng phụ không cần thiết. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết uống thuốc đúng cách và đúng liều? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Uống thuốc bổ gan có tốt không?

Mỗi ngày, gan phải làm việc liên tục và thực hiện những vai trò quan trọng như: thải độc, dự trữ, chuyển hóa và tạo mật. Cơ thể sẽ được bảo vệ ở bên trong nhờ sự vận động nhịp nhàng của gan. Tuy nhiên, có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chức năng gan bị suy giảm, độc tố không được đào thải triệt để và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Uống thuốc bổ gan có tốt không?

Thuốc có một tác dụng rất lớn trong việc chăm sóc gan từ bên trong, chữa lành những tổn thương của gan và cải thiện đồng thời phục hồi các chức năng gan. Thuốc vừa có thể thải độc, vừa có thể hỗ trợ phần nào giảm bớt tần suất làm việc của gan.

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, các loại thuốc còn có khả năng ngăn chặn những loại độc tố trong cơ thể ảnh hưởng đến máu và các cơ quan nội tạng khác. Điều này nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ, thậm chí là cả tính mạng con người.

Ngoài ra, việc uống thuốc bổ gan tốt nhất và đúng cách sẽ giúp rất nhiều cho người bệnh trong việc cải thiện chức năng gan. Một ưu điểm vượt trội và được nhiều người quan tâm hơn cả, đó là sự cần thiết của thuốc bổ cho gan đối với những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hay thậm chí trực tiếp hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn. Những hoạt chất này không tốt cho gan, phổi và những cơ quan khác trong cơ thể bạn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc uy tín đã được kiểm nghiệm và công nhận bởi các tổ chức y tế. Với rất nhiều những thành phần từ thiên nhiên và ít gây tác dụng phụ, đây sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho sức khoẻ của bạn nếu được sử dụng đúng liều và đúng tình trạng bệnh.

Hướng dẫn uống thuốc bổ gan đúng cách

Thông thường, tùy theo từng mức độ tổn thương của gan và cơ thể, phụ thuộc theo từng bệnh lý, bạn sẽ có thể lựa chọn được một loại thuốc bổ phù hợp và uống đúng liều lượng. Dưới đây là một vài lời khuyên và hướng dẫn sử dụng thuốc phổ biến hiện nay.

Hướng dẫn uống thuốc đúng cách để mang lại nhiều hiệu quả

Uống thuốc bổ gan trước khi đi ngủ

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng là uống thuốc trước khi đi ngủ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, khi mua các loại thuốc này ở các cơ sở y tế, hiệu thuốc uy tín, hãy hỏi thật kỹ liều dùng và tác dụng của thuốc. Nên xin lời khuyên của bác sĩ, liệu rằng với tình trạng cơ thể và mức độ ảnh hưởng tới gan như mình thì có nên uống thuốc bổ này trước khi đi ngủ hay không. Có thể với một số loại thuốc sẽ có tác dụng ở thời gian đó, tuy nhiên, các chuyên gia y tế thông thường sẽ khuyên bạn uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn.

Uống thuốc bổ gan trước hay sau ăn?

Đối với đa số loại thuốc bổ trên thị trường hiện nay sẽ có công dụng và hướng dẫn sử dụng khá giống nhau được in trên bao bì. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa và dược sĩ vẫn chỉ ra nhiều nghiên cứu đã đạt hiệu quả cao, đó là: nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 20 – 30 phút.

Đây là một thời điểm lý tưởng để thuốc có thể đi vào cơ thể và phát huy hết tác dụng đến gan và các cơ quan lân cận. Sau đó, trong bữa ăn, các bạn sẽ có cảm giác ngon miệng hơn, kích thích các cơ quan vị giác hơn. Và khi thức ăn được đưa vào cơ thể, chúng sẽ được phân loại và bắt đầu đưa đến gan những chất cần đào thải, những độc tố có hại cho cơ thể.

Nên uống thuốc bổ gan vào lúc nào? Chuyên gia khuyến cáo nên uống trước bữa ăn. Lúc này, thuốc sẽ hỗ trợ chức năng gan là thải độc và thanh lọc cơ thể. Đẩy nhanh quá trình tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt đến các cơ quan trong cơ thể bạn.

Nếu sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách trong một thời gian dài, bạn sẽ khiến các tổn thương của gan được phục hồi một cách nhanh chóng và gan sẽ hoạt động lại bình thường, khoẻ mạnh mà không cần một sự hỗ trợ nào khác.

Uống thuốc mát gan có hết mụn không?

Có 2 trường hợp bị nổi mụn nhọt, mụn trứng cá, vàng da… đó là do yếu tố thời tiết, sinh lý, chế độ sinh hoạt và ăn uống, độ tuổi, một số bệnh lý khác hoặc là do nội tiết tố và chức năng gan suy giảm. Vì vậy, đầu tiên cần xác định rõ nguyên nhân gây mụn để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn bị nổi mụn do bệnh lý gan và nội tiết cơ thể, thì khi đó, uống thuốc bổ gan đúng cách sẽ giúp phục hồi chức năng và điều tiết lại khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn được cải thiện rõ ràng. Khi trong cơ thể không còn các chất độc hại thì da cũng sẽ không bị ảnh hưởng gây nổi mụn bọc, mụn trứng cá…

Uống thuốc mát gan có hết mụn không?

Mặc khác, nếu nguyên nhân không phải từ gan mà từ các bộ phận, yếu tố khác ảnh hưởng đến da thì việc bạn sử dụng thuốc sẽ là một sai lầm lớn. Điều này ảnh hưởng không chỉ tới da mà còn tới cả những cơ quan khác trong cơ thể.

Uống thuốc bổ gan có hại thận không? Việc sử dụng thuốc không đúng cách trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới thận. Hoặc có thể là do tác dụng phụ của thuốc, cũng có thể là do dị ứng với các thành phần của thuốc, hoặc do tâm lý uống thuốc thì có thể thoải mái ăn uống không khoa học, sinh hoạt không lành mạnh.

Hãy nhớ rằng, tất cả những bệnh lý trên cơ thể đều cần phải chữa trị kết hợp cả 2 yếu tố thuốc, phương pháp với sự hợp tác tích cực từ phía người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.

Vì vậy, uống thuốc có hết mụn hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức và cách sử dụng của người bệnh.

Trên đây là một số cách hướng dẫn uống thuốc bổ gan đúng cách và một số thông tin liên quan. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc chữa bệnh đặc trị mà chỉ được chỉ định uống dưới dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ. Vì vậy, bên cạnh uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bạn còn cần phải luyện tập và sinh hoạt lành mạnh. Chúc các bạn có một cơ thể khoẻ mạnh mỗi ngày!

Trần Thoan Hà Bác sĩ 16/04/2020

Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh về gan cao nhất thế giới, thế nên nhu cầu sử dụng thuốc bổ gan không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực trạng “thật giả lẫn lộn” trên thị trường thuốc gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Vậy làm sao để chọn được thuốc bổ gan hiệu quả, an toàn?


Một điều vô cùng quan trọng mọi người cần xác định rõ ràng ngay từ đầu là thuốc bổ gan không phải là thuốc đặc trị nên không có tác dụng chữa khỏi bệnh gan. Tuy nhiên, uống loại thuốc này đúng cách và đúng thời điểm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh gan như: 

  • Tăng cường chức năng thanh lọc giải độc cho gan
  • Hạn chế sự ảnh hưởng của độc tố đến gan
  • Cải thiện sức đề kháng và giảm bớt mệt mỏi cho cơ thể 
  • Giúp ngủ sâu giấc và ăn ngon miệng hơn
  • Hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gan

Tác dụng của thuốc bổ gan là vậy, nhưng kết quả sử dụng thuốc đạt được cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào cách bạn uống thuốc và loại thuốc mà bạn chọn có phù hợp hay không.

Gan là bộ phận đặc biệt quan trọng trong cơ thể với hơn 500 chức năng khác nhau, trong đó nổi bật nhất là 5 vai trò dưới đây:

Những độc tố từ thức ăn nhiễm độc, rượu bia, thuốc lá, thuốc uống… xâm nhập vào cơ thể sẽ được gan thanh lọc và chuyển hóa thành chất không độc hoặc chất ít độc hơn rồi đào thải ra bên ngoài. Nhờ vậy, các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể giảm tránh được tác động của chất độc hại.[1]

Là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa gan đóng vai trò như “tuyến cuối” của cơ quan này. Gan thu nhận và tập hợp đường [đơn] dưới dạng glycogen [đường đa] để dự trữ và sẽ tung ra tuần hoàn khi đường trong máu giảm [lúc đói] để duy trì đường nuôi cơ thể. Gan tiết ra mật để giúp tiêu hóa và hấp thụ dầu mỡ, từ đó sản xuất cholesterol - là thành phần quan trọng để tạo các hormon. Gan còn sản xuất các chất giúp cầm máu. 

Những dưỡng chất trọng yếu cho cơ thể như chất đạm, chất béo, chất bột… đều thông qua gan để chuyển hóa thành các chất căn bản phục vụ hoạt động sống của con người.

Bạn có biết gan là trung tâm dự trữ máu và dinh dưỡng đặc biệt của cơ thể? Khi cần thiết, gan có thể hỗ trợ hệ tuần hoàn 1 lít máu và cung cấp cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất, glucose dồi dào.

Miễn dịch không phải nhiệm vụ chính của gan nhưng cơ quan lớn nhất cơ thể này lại được xem là mắt xích then chốt trong quá trình miễn dịch. Các tế bào gan giúp sản xuất 80 - 90% protein miễn dịch cho cơ thể và có thể làm sạch một khối lượng lớn máu cùng lúc, thế nên gan chính là một “trạm điều hòa” miễn dịch lợi hại của cơ thể.

Bên cạnh những vai trò chính kể trên, gan còn đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác như hấp thụ vitamin, ổn định tuần hoàn máu và sản xuất yếu tố đông cầm máu… Có thể nói gan là bộ phận đa chức năng nhất của cơ thể, vừa đảm đương trách nhiệm nội tiết, ngoại tiết, dự trữ dưỡng chất vừa chuyển hóa năng lượng duy trì mọi hoạt động sống của con người. 

Gan là bộ phận đặc biệt quan trọng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể

Vì phải đảm đương hơn 500 chức năng khác nhau và thường xuyên tiếp nhận những chất độc hại được vô tình hay cố ý đưa vào [rượu bia, đồ ngọt quá] nên gan có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy nhiên, tạo hóa cho gan có khả năng tái tạo khỏe để bù trừ cho những lần bi tấn công tổn thương. Nhưng nếu bị tấn công quá mức hoăc kéo dài, gan sẽ bệnh. Các bệnh gan mãn tính thường không có cách chữa trị triệt để. Do đó, biết được đâu là nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về gan.

Ký sinh trùng và virus có thể gây nhiễm trùng gan, viêm nhiễm làm giảm chức năng gan. Các virus gây tổn thương gan có thể lây lan qua máu, chất dịch, thực phẩm, nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Các loại viêm gan phổ biến nhất do virus gây ra bao gồm: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C.

Miễn dịch là hệ thống phòng thủ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Thế nhưng, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch quay lại tấn công chính các cơ quan bộ phận trong cơ thể của chúng ta và gan không nằm ngoài nguy cơ này. Khi tế bào gan bị hệ miễn dịch hủy hoại sẽ bị viêm nhiễm gọi là viêm gan tự phát. Và viêm gan tự phát nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể biến chứng thành xơ gan và suy gan.  

Một gen bất thường mà bạn “thừa hưởng” từ bố hoặc mẹ hoặc cả hai có thể khiến gan tích tụ nhiều chất khác nhau dẫn đến tổn thương gan. Những bệnh về gan do yếu tố di truyền bao gồm: bệnh huyết sắc tố, bệnh Wilson, thiếu hụt Alpha -1 Antitrypsin.

Không chỉ đóng vai trò đào thải độc tố, gan còn là nơi chuyển hóa dinh dưỡng và năng lượng để nuôi cơ thể. Do vậy, nếu chúng ta thường xuyên ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa hóa chất, nấm mốc và chất tạo màu sẽ khiến gan phải hoạt động quá mức để đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Điều này kéo dài sẽ làm gan suy yếu, suy giảm chức năng gan là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan. Vệ sinh còn có nghĩa là ăn uống khoa học, tránh dùng thức ăn gây tăng cân có thể dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ.[2]

Việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất… là một trong những nguyên nhân khiến gan suy yếu vì phải hoạt động quá mức để loại bỏ độc tố xâm nhập vào cơ thể. Điều này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ khiến gan không được nghỉ ngơi và đến một thời điểm nào đó, lá gan sẽ bị “kiệt sức”, khả năng lọc thải yếu dần. Lúc này, không chỉ gan có nguy cơ bị mắc bệnh mà các cơ quan bộ phận khác cũng dễ gặp vấn đề.

Cồn là một chất gây nghiện, có thể làm ức chế não bộ và hệ thần kinh. Khi đưa rượu bia vào cơ thể, chỉ có 10% lượng cồn được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở, còn 90% chất cồn sẽ được đưa thẳng đến gan để gan xử lý. Việc dung nạp quá nhiều rượu bia khiến gan không thể đào thải hết độc tố và gan bị nhiễm độc là điều khó tránh khỏi. Theo thời gian, chất độc từ rượu bia tích tụ trong gan sẽ gây viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ.[3]

Việc dung nạp quá nhiều rượu bia khiến gan không thể đào thải hết độc tố

Các bệnh lý về gan đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là sự tổn thương của tế bào Kupffer. Tế bào Kupffer là những tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết. 

Khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố gây hại như thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc cải thiện, virus, vi khuẩn… sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và bị mắc các loại bệnh lý.

Khi gan mắc bệnh, điều mà mọi người quan tâm là uống thuốc nào chữa khỏi bệnh gan? Thuốc bổ gan tốt nhất hiện nay là gì? Tuy nhiên, việc uống thuốc gì, uống như thế nào an toàn và hiệu quả, bạn nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh gan, chỉ có một số loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng bệnh và các sản phẩm bổ gan, giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh. Tùy vào loại bệnh lý và mức độ bệnh lý của gan, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cùng liệu trình điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tin vào “những lời đồn thổi phóng đại” lan truyền trên các trang mạng xã hội về những loại thuốc bí truyền không có bằng chứng khoa học để rồi mua phải thuốc giả, thuốc rởm khiến tiền mất tật mang.

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ gan, làm sao để tìm được thuốc bổ gan tốt nhất hiện nay? Để xác định được thuốc hỗ trợ chức năng gan chất lượng và thích hợp nhất với bản thân, bạn phải chú ý những điều kiện sau: 

  • Thứ nhất: Nên chọn sản phẩm được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
  • Thứ hai: Sản phẩm có thành phần nguồn gốc thiên nhiên đã được nghiên cứu kiểm chứng khoa học về độ an toàn và hiệu quả.
  • Thứ ba: Sản phẩm có cơ chế phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý gan tận gốc.
  • Thứ tư: Sản phẩm được phân phối bởi đơn vị phân phối dược phẩm uy tín.

GS.TS Nguyễn Khánh Trạch giải đáp thắc mắc về thuốc bổ gan

Hướng dẫn uống thuốc bổ gan đúng cách

Thuốc bổ gan có tác dụng hỗ trợ tăng cường và phục hồi chức năng gan, vì vậy không chờ đến khi bệnh phát tác mới uống thuốc. Để tối ưu hiệu quả của việc dùng thuốc bổ gan, mọi cần lưu ý sau khi sử dụng thuốc:[4]

1. Uống đúng thời điểm

Nếu nhận thấy sức khỏe của lá gan bị đe dọa như: làm việc hay sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc, phải sử dụng rượu bia thường xuyên, hoặc bản thân từng bị viêm gan, phải uống nhiều thuốc… thì nên sử dụng thuốc bổ gan từ sớm để bảo vệ sức khỏe.  

2. Uống đúng liều lượng

Hầu hết các loại thuốc bổ gan không chứa dược tính mà hoàn toàn được điều chế từ tinh chất tự nhiên, thế nên tương đối lành tính và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn phải uống đúng liều lượng ghi trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ dựa trên cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người mới mang lại kết quả tốt nhất.

3. Uống đúng liệu trình

Việc sử dụng thuốc bổ gan không thể đạt kết quả ngày một ngày hai, mà cần kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định mới đạt được.

Thông thường, thuốc bổ gan được sử dụng theo liều trình, sau 1 tháng, thuốc sẽ phát huy tác dụng và uống liên tục trong 3 tháng, sức khỏe của gan sẽ được cải thiện đáng kể. Liệu trình dài hay ngắn vẫn tùy thuộc vào mức độ tương thích của thuốc với cơ thể.

4. Uống thuốc bổ gan vào thời điểm nào trong ngày?

Không nên uống thuốc bổ gan trước khi ngủ mà nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Đây là thời gian lý tưởng để thuốc phát huy công dụng hỗ trợ gan đào thải độc tố và tăng tiết mật giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Top tinh chất để tạo ra các loại thuốc bổ gan tốt nhất hiện nay

Thành phần của thuốc bổ gan thường kết hợp các tinh chất thiên nhiên, vitamin và khoáng chất. Sau đây là một số tinh chất nổi bật có trong sản phẩm bổ gan:

1. Tinh chất S.Marianum 

S. Marianum là cây thân thảo thuộc họ Asteraceae, vị rất đắng, S. Marianum có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Đông  u, được sử dụng hơn 2.000 năm trước từ thời La Mã trong việc duy trì sức khỏe gan, mật. S. Marianum giảm tổn thương gan, ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ hóa.

Thành phần quan trọng và có hoạt tính sinh học cao nhất của S. Marianum là Silibinin, chủ yếu có ở hạt

Thành phần S.Marianum đã được khoa học chứng minh tính khoa học và hiệu quả,  làm giảm sản xuất TNF-α và Interleukin và TGF-β nên giúp cải thiện quá trình viêm, tổn thương gan, phòng ngừa xơ gan hiệu quả.

2. Tinh chất Wasabia

Wasabia có tên khoa học là Wasabia Japonica thuộc họ Brassicaceae [Crucifieres], là loài cây nổi tiếng, đặc trưng của nền y học và văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ hàng ngàn năm nay. Wasabia với mùi vị hăng cay đặc trưng, ngoài việc được đánh giá cao trong việc kích thích ăn ngon, các nghiên cứu khoa học còn chứng minh nhiều đặc tính Y học quý giá như khả năng chống độc, bảo vệ gan, thậm chí kháng ung thư trong đó có ung thư gan nhờ đặc tính vượt trội của hoạt chất Isothiocyanates. 

Wasabia Japonica là loài cây nổi tiếng, đặc trưng của nền y học và văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ hàng ngàn năm nay

Cụ thể, Isothiocyanates [ITCs] có trong Wasabia Japonica làm kích hoạt yếu tố Nrf2 thúc đẩy pha II của quá trình giải độc và kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất Isothiocyanate còn cảm ứng mạnh với Glutathione-S-transferase [GST] giúp thúc đẩy quá trình giải độc, bảo vệ gan, tái tạo tế bào gan hư hại. Thành phần này đã được khoa học chứng minh tính hiệu quả. 

Wasabia Japonica kích hoạt Nrf2 tăng gấp 3 lần giúp kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường giải độc, bảo vệ gan. [p

Chủ Đề