Uống thuốc có mật ong nên kiêng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mật ong có chứa hơn 60 loại glucose, vô cơ và hữu cơ, fructose, các enzyme giá trị, protein, và 18 loại acid amin.

Là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng mật ong không thể sử dụng tùy tiện.

Những đối tượng dưới đây nên tránh sử dụng mật ong để phòng ngừa những rủi ro sức khỏe.

1. Trẻ dưới 1 tuổi

Vì là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại sở hữu hương vị thơm ngon, nên nhiều bà mẹ thường xuyên dùng mật ong như một loại "gia vị" cho thức ăn dặm của trẻ.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm được truyền từ xưa, không ít người vẫn giữ thói quen cho trẻ uống mật ong để chữa trị và phòng ngừa ho.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại kiến nghị không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng loại thực phẩm này.

Nguyên nhân là bởi trong quá trình chưng cất, vận chuyển và chế biến, mật ong dễ bị nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum thậm chí vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ 100 độ C.

Trong khi đó, trẻ em dưới 1 tuổi có chức năng tiêu hóa tương đối kém, khả năng giải độc của gan cũng chưa được phát triển hoàn chỉnh.

Khi cho trẻ dùng mật ong, botulinum có thể dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất có trong ruột và tạo ra độc tố gây ngộ độc.

Tình trạng ngộ độc thường xảy ra từ 8-36 giờ sau khi ăn mật ong hoặc các thực phẩm có chứa mật ong. Khi bi ngộ độc mật ong, trẻ thường có các dấu hiệu như mệt mỏi, táo bón, mất cảm giác ngon miệng…

Mặc dù tỉ lệ trẻ em bị ngộ độ do các vi khuẩn clostridium botulinum không cao, nhưng các bác sĩ vẫn kiến nghị không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng trực tiếp mật ong hoặc ăn các thực phẩm có chứa mật ong.

Mật ong không phải là thực phẩm thích hợp đối với nhóm trẻ em dưới 1 tuổi. [Ảnh minh họa].

2. Bệnh nhân tiểu đường

Cứ 100g carbohydrate mật ong có chứa khoảng 35-40g đường fructose, 2g sucrose và 1g dextrin.

Glucose và fructose là loại đường đơn, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Đường sucrose và dextrin sau khi trải qua quá trình thủy phân sẽ được hấp thụ vào trong ruột mà không cần tiêu hóa.

Bởi mật ong là loại thực phẩm giàu đường, nên những người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh làm gia tăng lượng đường trong máu.

3. Người đang uống thuốc cảm

Cảm cúm thường kèm theo ho, mật ong có tác dụng chữa ho hiệu quả. Khi bị cảm, nhiều người đã uống mật ong để trị dứt cơn ho.

Giáo sư Tôn Quảng Hồng, giảng viên Đại học Y ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, lưu ý không nên uống mật ong khi đang dùng thuốc cảm.

Mật ong có tác dụng nhuận phổi trị ho. Khi bị ho khan hoặc ho đàm có thể uống mật ong. Nhưng nếu đang uống thuốc hạ sốt hoặc thuốc cảm có chứa thành phần hạ sốt, tuyệt đối không uống cùng mật ong.

Rất nhiều thuốc cảm có chứa acetaminophen có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Chất này gặp mật ong sẽ tạo nên một hợp chất ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc, từ đó làm giảm tác dụng hạ sốt của thuốc.

Ngoài ra, những loại thuốc có chứa mật ong như si rô trị ho đều không được uống cùng với thuốc cảm. Mật ong có tác dụng nhuận phổi nên trị ho khá tốt song cũng không nên uống khi bị ho do cảm cúm gây ra.

Khi đang sử dụng những loại thuốc trị ho, trị cảm, ta tuyệt đối không nên dùng mật ong. [Ảnh minh họa].

4. Bệnh nhân xơ gan

Những bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì chất monosaccharide trong loại thực phẩm này có tác dụng làm giảm gánh nặng cho gan.

Tuy nhiên, các bệnh nhân xơ gan cần hạn chế sử dụng mật ong, đặc biệt là rượu mật ong. Bởi những chất có trong loại mật này sẽ làm các triệu chứng xơ gan trở nên trầm trọng.

5. Phụ nữ có thai

Mật ong là loại thực phẩm không dành cho phụ nữ có thai. Nguyên nhân là bởi các chất trong mật ong có khả năng kích thích tử cung co lại, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

6. Người bị bệnh huyết áp thấp hoặc có lượng đường trong máu thấp

Trong mật ong chứa một chất tương tự như Acetylcholine. Chất này có tác dụng giảm huyết áp. Bởi vậy, người có mức đường huyết thấp hoặc có tiền sử bị huyết áp thấp sẽ dễ gặp biến chứng nếu sử dụng mật ong.

Muốn sử dụng mật ong thoải mái và lâu dài, hãy chắc chắn bạn không bị huyết áp thấp. [Ảnh minh họa].

7. Người vừa mới phẫu thuật

Những người vừa trải qua phẫu thuật, cơ thể mất máu nhiều, thể trạng yếu nên không phù hợp sử dụng mật ong.

Bản thân mật ong là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên việc hấp thụ quá nhiều chất bổ khi cơ thể chưa phục hồi dễ dẫn tới trướng gan, nghẽn khí…

8. Người rối loạn chức năng đường ruột

Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón...

Bởi vậy, những người đang trong giai đoạn bị rối loạn chức năng đường ruột cần tránh sử dụng loại thực phẩm này.

9. Những lưu ý khi sử dụng mật ong

- Không dùng cùng hành tây: Kết hợp hành tây với mật ong không phải là một sự lựa chọn thông minh đối với bất kỳ bà nội trợ nào. Hai loại thực phẩm này sẽ dễ dàng gây tổn hại cho mắt, thậm chí còn có thể dẫn tới tình trạng mù lòa.

- Không thích hợp pha cùng nước đun sôi: Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Việc hòa lẫn với nước nóng sẽ không chỉ làm hỏng màu sắc, mùi vị tự nhiên mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.

- Không bảo quản trong các đồ đựng bằng kim loại: Vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic.

Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất.

Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…

*Theo Health Huanqiu

Các chuyên gia tiếp tục cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cao do cách nấu khoai tây và bánh mì

Người xưa cho rằng: Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc. Sắc thuốc là một quá trình thủy phân, chiết xuất các hoạt chất có trong thuốc dưới tác động của nhiệt độ, nước. Để nâng cao hiệu quả và tác dụng của thuốc Đông y, cần sắc thuốc đúng cách trên cơ sở khoa học, vừa phải nắm vững nguyên tắc cũng như vận dụng linh hoạt cụ thể vào từng bệnh, người bệnh.

Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại, kể cả ấm nhôm, để sắc thuốc vì trong các vị thuốc có nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy, đặc biệt là tanin sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước sắc thuốc: Dùng nước sạch để sắc thuốc. Khi sắc, nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay cho lần đầu. Những lần sắc sau thì nên giảm lượng nước hơn lần trước một chút.

Cách sắc thuốc: Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước sạch 15 - 30 phút để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra dễ dàng và rút ngắn thời gian sắc thuốc. Nếu là thuốc bổ, nên sắc 3 lần, để lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 - 90 phút.

Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà, nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 - 20 phút. Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho vào khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, mật ong sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng. Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy, cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.

Uống lúc nào là hiệu quả?

Bệnh ở thượng tiêu [các bệnh tim, phổi...] nên uống thuốc sau khi ăn. Bệnh ở trung hạ tiêu [gan, mật, dạ dày, bàng quang...], thuốc bổ nên uống trước khi ăn. Bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm, chưa ăn. Bệnh ở xương tủy cần uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối. Thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói.

Mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần. Thuốc thang nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm. Nếu là thuốc giải cảm, khi uống xong cần phải tránh gió và đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu là thuốc hàn [lạnh] để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng. Người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.

Những kiêng kỵ khi uống thuốc

Kiêng kỵ nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc, vì vậy, khi uống thuốc Đông y nên kiêng. Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, chạch, cá trê. Thịt chó không nên ăn khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai; kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh; kiêng thịt heo khi thuốc có ké đầu ngựa.

Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống, lạnh. Những người mắc bệnh âm hư, hỏa động: đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng. Khi uống thuốc, không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề