Uống thuốc tây ăn đậu xanh được không

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát…

Công dụng của đậu xanh

Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Trong cuốn sách ‘Nam dược thần hiệu’ của danh y Tuệ Tĩnh có viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…

Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân [đời Minh] có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị.

Đậu xanh là thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành nhiều món tốt cho sức khỏe

Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc [thủy ngân, thạch tín…]; uống thuốc quá liều [ô đầu, phụ tử…]; giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng.

Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát [khát nước uống nhiều, phụ nữ mang thai bị ốm nghén, nôn mửa…

Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, viêm gan mãn tính; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi…

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng chất như Ca, Cu, K, Na, Fe…

Cháo đậu xanh là món ăn thanh mát, bổ dưỡng

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư…

Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát.

Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não.

Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng  rau củ quả.

Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao [200 gram cho một kg] với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực. Nhưng có 6 nhóm người không nên ăn.

  • 3 thói quen bạn nhất định phải THAY ĐỔI sau khi tiêm vắc xin COVID-19 để có lợi cho sức khỏe
  • 8 loại thực phẩm này là "thần dược" hạ đường huyết tự nhiên, đặc biệt là phụ nữ sau 40 tuổi nhất định phải ăn thường xuyên
  • Nấu đậu xanh giải nhiệt ngày hè oi bức, chị em nhất định nhớ 5 lưu ý này để tránh rước họa vào người

Cứ nhắc đến đậu xanh là hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến ngay những món canh, món chè vô cùng ngọt ngào, thơm nức. Đặc biệt vào những ngày mùa hè, chè đậu xanh lại càng được ưa chuộng để chế biến ra những món chè thơm ngon. Hơn nữa, đậu xanh cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Đậu xanh có chứa nhiều chất xơ, tinh bột, chất béo, cùng các loại vitamin quý báu như E, B1, B2, B3, B6, C, cùng các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm...

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng [Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam]: Trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Ngoài ra, đậu xanh rất tốt cho người đang mắc các bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, nổi mề đay, sởi, quai bị...

Trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực...

Theo Trung y, uống canh đậu xanh hay ăn chè đậu xanh thường xuyên, nhất là trong thời tiết nắng nóng thế này, có thể giải nhiệt, giảm khát, hơn nữa còn tăng cảm giác thèm ăn, hạ huyết áp, hạ lipid máu, chống lại sự xâm nhập của tế bào ung thư.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng chè đậu xanh. Dưới đây là danh sách 6 đối tượng không nên hoặc chỉ nên hạn chế dùng chè đậu xanh do lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo.

6 nhóm người không nên ăn chè đậu xanh

1. Người đang đói

Không ít người có sở thích ăn chè đậu xanh vào lúc đói mà không biết rằng đậu xanh tính hàn, nếu ăn lúc bụng đói sẽ gây lạnh bụng, không tốt cho đường tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên uống một cốc nước ấm hoặc ăn nhẹ thứ gì đó trước khi ăn chè đậu xanh.

2. Những người đang uống thuốc Đông y

Theo lương y Sáng, do đậu xanh có tác dụng giải độc nên có thể khiến thảo mộc trong thuốc bị hóa giải. Nếu đang uống thuốc Đông y thì tốt nhất là bạn không nên ăn chè đậu xanh để tránh làm mất tác dụng của thuốc.

Tốt nhất bạn nên uống một cốc nước ấm hoặc ăn nhẹ thứ gì đó trước khi ăn chè đậu xanh.

3. Những người mắc bệnh về hệ tiêu hóa

Vì đậu xanh có chứa nhiều chất xơ nên người có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều chè đậu xanh hay các thực phẩm có chứa đậu xanh, ăn nhiều có thể gây trướng bụng, khó tiêu.

4. Người hay bị chân tay lạnh

Người mang thể hàn, biểu hiện là tay chân lạnh, thiếu sinh lực, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn đậu xanh vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước, đau cơ khớp, khiến bệnh tình ngày một nặng.

5. Người già và trẻ em cũng không nên ăn nhiều

Người già và trẻ nhỏ tránh ăn nhiều đậu xanh vì chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà chức năng tiêu hóa dạ dày đường ruột của những nhóm người này thường kém, khó tiêu hóa hết, từ đó dễ gây ra đau bụng đi ngoài.

6. Phụ nữ có kinh nguyệt

Đậu xanh có vị ngọt và lạnh, trong khi đó chị em đang trong kỳ "đèn đỏ" được khuyên không nên ăn những thực phẩm ngọt và lạnh để không làm hại tử cung, ảnh hưởng đến việc chảy máu kinh nguyệt hoặc làm nặng thêm cơn đau bụng kinh.

Người già và trẻ nhỏ tránh ăn nhiều đậu xanh.

Một số lưu ý khi ăn đậu xanh

- Không nên ăn đậu xanh với tôm vì sẽ không tốt cho dạ dày và đường ruột.

- Đậu xanh không nên ăn cùng với cà chua vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.

- Ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Vì vậy mỗi tuần mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn đậu xanh 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn nửa chén đậu xanh. Còn đối với người già, trẻ em, những người có vấn đề về đường tiêu hóa thì nên ăn ít hơn một chút.

Nấu đậu xanh giải nhiệt ngày hè oi bức, chị em nhất định nhớ 5 lưu ý này để tránh rước họa vào người

Video liên quan

Chủ Đề