Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp

Xác định vai trò Nhà nước, doanh nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Vai trò của Nhà nước trong ngành nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đến với nông nghiệp, doanh nghiệp phát triển được khi hoạt động trong lĩnh vực này, hay cần phải thay đổi cơ cấu nguồn lực đầu tư như thế nào... là những vấn đề chính mà các đại biểu đưa ra tại hội thảo Tham vấn lý luận và phương pháp triển khai tái cơ cấu nông nghiệp do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 9/11, tại Hà Nội.

Ảnh minh họa [Nguồn: thoibaonganhang.vn]


Theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tái cơ cấu nông nghiệp cần theo 3 tuyến cấu trúc. Thứ nhất là sản phẩm, quan trọng nhất là sản phẩm phải gắn với đẳng cấp công nghệ, gắn với quy mô, vùng sản xuất. Nếu quy mô sản xuất nhỏ sẽ không thể tạo ra được sản lượng lớn, hàng hóa có chất lượng cao... để có thể hội nhập. Thứ hai là chuỗi sản xuất, chuỗi đầu vào vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, chế biến thì chưa có nhiều, do đó cấu trúc chuỗi cần phải thiết lập thì nền nông nghiệp mới “an toàn”. Cuối cùng là cấu trúc chủ thể, hiện đang có mô hình liên kết “4 nhà”, nhưng trong đó phải coi doanh nghiệp là lực lượng tiên phong để dẫn dắt nông dân. Nhà nước phải cam kết cho doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trụ cột trong phát triển nông thôn, phát triển thị trường.

Với sự đầu tư cho ngành nông nghiệp ngày càng thấp trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Tiến Phong, Trưởng phòng Giảm nghèo và Phát triển xã hội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam [UNDP] cho rằng, phải làm sao dồn nguồn lực nhiều hơn cho ngành nông nghiệp, cho nông dân. Hiện năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam rất thấp, do đó cần phải đầu tư nhiều hơn trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nông nghiệp cũng như nâng cao năng lực cho nông dân để họ có thể tự tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đề vai trò của Nhà nước, Nhà nước phải đặt ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng, từ đó định hướng, hướng dẫn nông dân sản xuất ra các sản phẩm có thể xuất khẩu.

Ông Nguyễn Tiến Phong cũng cho rằng: Nhà nước vẫn chưa làm tốt vai trò của nhà quản lý trong việc mất cân bằng trong đầu tư vào ngành nông nghiệp, hay vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm... Với vai trò của mình, Nhà nước cần đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, nguồn lực đi đúng hướng. Đặc biệt, Nhà nước còn có vai trò như “bà đỡ” để thu hút doanh nghiệp đến với ngành nông nghiệp. Do vậy, vai trò của Nhà nước trong tái cơ cấu ngành cần được nghiên cứu kỹ hơn và trong từng công việc cụ thể.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chuyên gia chính sách của FAO, quan trọng đầu tiên là các cơ quan chức năng nhà nước cần rà soát lại các định hướng chính sách, các văn bản quản lý chất lượng từ đó xác định vai trò của Nhà nước trong tái cơ cấu ngành. Trong bối cảnh hội nhập, làm thế nào để kết nối được 98% là nông hộ sản xuất nhỏ với chuỗi cung ứng toàn cầu và phát huy được lợi thế nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước, xác định quy trình quản lý Nhà nước cần thiết, có thể lọc ra các nhiệm vụ nào là dịch vụ công cần phải giữ và tăng cường, dịch vụ nào có thể xã hội hóa, dịch vụ nào có thể kết hợp theo hợp tác công – tư PPP.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng khẳng định: tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ tạo ra một nền nông nghiệp vững mạnh, tạo ra nhiều hàng hóa lớn mà mục tiêu quan trọng hơn cả là nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Do vậy, cách làm đầu tiên đầu tiên phải thay đổi nhận thức, cách tư duy, tiếp cận theo hướng thị trường, thúc đẩy cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, đồng thời làm tốt hơn vai trò quản lý của Nhà nước./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Gần 400 doanh nghiệp tham dự Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2022
  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi
  • Bảo vệ doanh nghiệp trước tin giả
  • Gia hạn nhận thầu thi công sân bay Long Thành
  • Thành phố Hồ Chí Minh muốn đặt tên địa danh cho 2 cây cầu lớn
  • Du lịch Đồng Tháp đang tăng tốc
  • Chuẩn hóa dữ liệu tài sản công

Tài liệu "Vai trò của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay" có mã là 261545, file định dạng zip, có 14 trang, dung lượng file 20 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Nông Lâm nghiệp. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Vai trò của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Vai trò của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 14 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Vai trò của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Vai trò của quản lý Nhà nướcvề kinh tế trong nông nghiệp bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hoá sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hoá của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển. Sự phát triển không ngừng của lực lương sản xuất, sự tác động thường xuyên hay biến động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên, trước tình hình đó, Nhà nước là người nhận thức đúng các quy luật vận động phát triển, nắn vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội trong nước và quốc tế để vạch ra các chiến lược và kế hoạch phát triển thể chế hoá các chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp thành các quy chế, luật lệ để hướng dẫn và sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các vùng nông nghiệp các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp, hoạt động ở nông thôn v.v… phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Có thể coi cơ sở  khách quan và sâu xa của vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp bắt đầu từ yêu cầu cân đối trong quá trình phát triển; do vậy phải phối hợp mọi hoạt động của nền nông nghiệp hàng hoá dựa trên trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Trong nền nông nghiệp hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường XHCN ở nước ta hiện nay cơ sở khách quan và sâu xa nói trên đòi hỏi việc quản lý Nhà nước đối với ngành này phải xử lý những vấn đề chủ yếu sau đây:

Nền nông nghiệp nước ta dựa trên sự đa dạng hình thức sở hữu và tương ứng với nhiều hình thức tổ chức sản xuất thì tất yếu nảy sinh sự quan tâm lợi ích cá nhân. ở đây các cá nhân và lợi ích cá nhân được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm các chủ thể sản xuất – kinh doanh như các hộ các trang trại, các tổ hợp tác, hợp tác xã, các nhà máy chế biến nông sản v.v… các địa phương hay các vùng khác nhau trên lãnh thổ nông nghiệp cả nước; hoặc cũng có thể là ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trong khi theo đuổi những lợi ích riêng, các đơn vị sản xuất – kinh doanh, các vùng các địa phương hoặc bản thân ngành nông nghiệp có thể không nhìn thấy lợi íchcủa đơn vị, của vùng hay của ngành khác. ở mức độ cao hơn, nếu vì lợi ích cá nhân đến mức vi phạm lợi ích người khác; vì lợi ích hiện tại mà làm ảnh hưởng đến lợi ích tương lai thì xuất hiện sự vụ lợi cá nhân. Biểu hiện của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo không hiệu quả thậm chí triệt tiêu lẫn nhau, tình trạng khai thác bừa bãi đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, tình trạng phân tán địa phương chủ nghĩa trong các hoạt động kinh tế… hậu quả của xu hướng này là phá vỡ cân đối cần thiết trong quá trình phát triển của nông nghiệp và tất yếu nảy sinh các vấn đề xấu về chính trị xã hội ở nông thôn.

Để khắc phục những nhược điểm nói trên trong quá trình phát triển nông nghiệp, cần thiết có bộ phận điều hành vi mô bằng việc hoạch định các chương trình, kế hoạch phát triển liên quan đến từng vùng từng địa phương, từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nhghiệp nông nghiệp; điều tiết các mối quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển bằng việc ban hành và việc thực hiện các chính sách phù hợp, ban hành và thực hiên các luật lệ để xử phạt những đối tượng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông nghiệp và nông thôn v.v… Như vậy, nếu như không có sự quản lý Nhà nước thì không thể khắc phục được những khuyết tật do thị trường tạo ra trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta.

Nền nông nghiệp hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ có thể phất triển ổn định trong môi trường kinh tế, chính trị xã hội, đối ngoại thuận lợi và ổn định. Các quan hệ thị trường trong nông nghiệp muốn phát triển được phải trong môi trường ổn định, nhưng mặt trái của cơ chế thị trường lại sinh ra những yếu tố làm cản trở hay phủ định chính bản thân nó như: vì chạy theo lợi nhuận dẫn đến việc huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý [phá rừng trồng cà phê ở Tây Nguyên, chuyển đất một vụ lúa sang nuôi cá ở một số vùng tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không có kế hoạch…] vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lợi ích chung dẫn tới huỷ hoại môi trường sống; tình trạng phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng nông thôn, các khu vực nông nghiệp có xu hướng ngày càng lớn, tình trạng lũng loạn thị trường bằng việc buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng đối với cả vật tư hàng hoá đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra làm ảnh hưởng tới cả người sản xuất và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm trong nước và xuất khẩu v.v… Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố liên quan đến môi trường cho phát triển nông nghiệp, nông thôn như diễn biến bất thường của thời tiết, các loại dịch bệnh, sự kém ổn định chính trị ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới v.v… Tất cả những diễn biến phức tạp về môi trường phát triển của nông nghiệp, nông thôn nói trên chỉ có thể được khống chế những mặt tiêu cực, duy trì và phát huy những mặt tích cực thuận lợi nhờ có Nhà nước.

3. Nhà nước đảm nhận những mặt những  khâu hay một số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bằng thực lực của nền kinh tế Nhà nước

Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp không chỉ ở sự điều tiết, khống chế định hướng bằng pháp luật, bằng các chính sách và bằng đòn bẩy kinh tế mà còn bằng chính thực lực của kinh tế Nhà nước. Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, có nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động mà các tổ chức kinh tế không được phép làm hoặc không làm được. Các hoạt động không được phép làm là những hoạt động mà Nhà nước không hoặc rất khó kiểm soát nhưng xã hội vẫn cần như sản xuất và lưu thông những sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho xã hội; khai thác và đánh bắt bừa bãi tài nguyên rừng, biển, đặc biệt là các sản phẩm quý hiếm; bảo tồn và xây dựng các khu rừng cấm quốc gia v.v… Các hoạt động không làm được gồm hai loại. Loại thứ nhất, xuất phát từ lý do về phía những đơn vị, tổ chức kinh tế trong nông nghiệp [vì những lý do chủ quan như non ý chí, kém về tri thức, thiếu phương tiện hay thiếu vốn chẳng hạn…] mà họ không hoặc chưa thể làm được. Ví dụ như hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác các công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi ở nông thôn, đầu tư cải tạo một vùng đất hoang hoá… Loại thứ hai xuất phát từ lý do về phía Nhà nước [phải nắm giữ những khâu hoặc những hoạt động then chốt trong nông nghiệp, nông thôn…]. ở đây những khâu hay những hoạt động nào là then chốt lại tuỳ mỗi nước và tuỳ điều kiệm cụ thể của nông nghiệp, nông thôn từng nước trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Đối với nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay khâu then chốt ấy là các hoạt động liên quan đến công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch. Do vậy, cũng như tương tự một số nước khác, trong nền nông nghiệp nước ta cũng sẽ có một lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo một số vị trí then chốt để chi phối phương hướng hoặc tạo nên động lực phát triển cho toàn bộ các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • Vai trò quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam hiện nay
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề