Văn hóa báo chí là gì

Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo": thông báo, và "chí": ghi lại), hay còn dùng tên gọi cũ (theo cách gọi của Trung Quốc) là tân văn (trong đó tân văn nghĩa là báo, như trong Phụ nữ tân văn, tức là báo phụ nữ, Lục Tỉnh tân văn, tức là báo Lục tỉnh), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.

Văn hóa báo chí là gì
Tờ báo giấy đầu tiên năm 1605, "Relation aller Fürnemmen und gedenckwürdigen Historien"

Tờ báo tiếng Đức "Relation aller Fürnemmen und gedenckwürdigen Historien" của Johann Carolus phát hành năm 1605 ở Strassburg (nay thuộc Pháp) được thừa nhận là tờ báo giấy đầu tiên.[7] Tờ nhật báo tiếng Anh đầu tiên, Daily Courant, phát hành từ năm 1702 đến 1735.[8] Trường học đầu tiên về ngành báo chí, Missouri School of Journalism, thành lập năm 1908 tại Hoa Kỳ bởi Walter Williams.[9]

Tại Việt Nam, Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên, phát hành từ năm 1865 đến 1910 tại Sài Gòn.

Tên gọiSửa đổi

Từ báo chí bắt đầu từ hai chữ: báo (報: báo cáo, báo tin), chí (誌: viết).

Vai tròSửa đổi

Mỗi loại hình báo chí sẽ đảm nhiệm những vai trò nhất định, tuy nhiên loại hình báo chí nào cũng mang những vai trò, chức năng chung là chuyển tải thông tin đến công chúng, đều có tính công khai, tính thời sự, tính tương tác, tính đa dạng, tính định kỳ Tuỳ đặc điểm riêng của từng thể loại mà sẽ ưu tiên các tính năng để phát huy tốt được vai trò của thể loại báo đó.

Tự do báo chíSửa đổi

Các loại báo chíSửa đổi

Một sạp báo tại Jakarta, Indonesia
Một sạp báo tại Ý
Một quầy bán báo tại Las Vegas, Mỹ

Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau:

  • Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhật báo, tạp chí, tuần báo, nguyệt san, tập san,...
  • Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa.
  • Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
  • Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập còn yếu, có thể bao gồm cả tin giả.

Người làm báoSửa đổi

Nhiều tủ bán nhật báo tự động tại Đức

Những người làm việc cho báo chí hay săn tin, được gọi là phóng viên, biên tập viên, nhân viên tòa soạn,... Tòa soạn báo là nơi sản xuất và phát hành báo chí. Tòa soạn báo điện tử là cơ quan báo chí chuyên sản xuất và phát hành các bài báo dưới dạng ấn bản điện tử (còn gọi là báo điện tử hay báo mạng).

Có một công thức chung cho báo chí: báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận.

Báo chí và tuyên truyền hay còn nói cách khác là một dịch vụ quảng cáo truyền thống. Sức mạnh của báo chí rất to lớn có thể cứu sống được nghìn người thông qua báo chí, nhưng ngược lại điều đó, nghề báo còn nhiều bất cập và tiêu cực vẫn còn những nhà báo (người làm báo) trước khi đặt bút viết lên một bài báo họ chưa nghĩ về kết cục sau khi bài báo đã được đăng hay phát hành rộng rãi trên khắp cả nước. Báo chí còn được mệnh danh là quyền lực thứ tư, sau tam quyền phân lập, có khả năng giám sát hoạt động của chính phủ cũng như định hướng dư luận.

Đánh giá về báo chíSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

  • Tin tức
  • Tạp chí

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Harcup 2009, tr.3.
  2. ^ What is journalism?. americanpressinstitute.org. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ "10 Most Censored Countries," Committee to Protect Journalists, ngày 2 tháng 5 năm 2012, page retrieved ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ News values: immediacy and technology. Owenspencer-thomas.com.
  5. ^ "The State of the News Media 2013: An Annual Report in American Journalism Lưu trữ 2017-08-26 tại Wayback Machine," the Pew Research Center's Project for Excellence in Journalism, ngày 2 tháng 5 năm 2012. Page retrieved ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ "The State of the News Media 2013: An Annual Report in American Journalism published by the Pew Research Center's Project for Excellence in Journalism Lưu trữ 2017-08-26 tại Wayback Machine," the Pew Research Centers Project for Excellence in Journalism, ngày 2 tháng 5 năm 2012. Page retrieved ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ WAN - Newspapers: 400 Years Young!. Wan-press.org. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ Concise History of the British Newspaper in the Eighteenth Century.
  9. ^ Weinberg, Steve. (2008). A Journalism of Humanity: A Candid History of the World's First Journalism School. University of Missouti Press, Columbia. Page 1.
  10. ^ Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, 1969
  11. ^ ​Những ngòi bút... ăn tiền!, Lê Quang, Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/11/2014 Lê Quang dẫn theo cuốn sách Nhà báo ăn tiền - Chính khách, tình báo và tài phiệt Đức lèo lái truyền thông đại chúng như thế nào, Udo Ulfkotte, Nhà xuất bản KOPP 2014. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014

Liên kết ngoàiSửa đổi