Văn học là Cuộc đời Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là đích đi tới của văn học

Tôi rất tâm đắc với quan điểm giáo dục của của Rousseau, một nhà khai sáng người Pháp: “Giáo dục tự nhiên”. Rousseau cho rằng đứa trẻ cần phải phát triển cân bằng và toàn diện trước khi bị nhào nặn trong khuôn khổ chật hẹp, cứng nhắc của quá trình chuyên môn hóa. Con người cần phát triển tự nhiên chứ không nên bị biến thành công cụ phục vụ xã hội; trước khi là một bác sĩ, kĩ sư, nhà báo, kế toán, công nhân… con người phải làm người. 

Và tôi tin rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, văn học đã, đang và sẽ đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nhân cách con người. Nhà thơ Tố Hữu đã nói rằng: “Cuộc đời là nơi xuất phát, và là nơi đi tới của văn học”. Văn học phản ánh cuộc sống của con người, và bằng những cách thức diệu kì, văn học làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và ý nghĩa, giúp tâm hồn con người nhân ái và phong phú, nhạy cảm hơn. Trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta dần xa rời tự nhiên, khi công nghệ càng phát triển thì vai trò, vị trí của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung càng được nhìn nhận. 

Vấn đề của chúng ta là, giáo viên phải dạy văn thế nào để văn học thực sự mang đến những giá trị. Đó cũng là điều mà mỗi giáo viên dạy văn chúng tôi đều trăn trở, và đặt ra cho mình trước mỗi nhiệm vụ giảng dạy, trong mỗi tiết học. Khó khăn và động lực của chúng tôi cũng bắt đầu từ đây. Bằng tình yêu với các con học sinh, bằng niềm đam mê với nghề giáo, với văn học, chúng tôi vẫn đang ngày ngày nỗ lực để mang đến những bài giảng, những tiết học thú vị với nhiều góc nhìn sáng tạo để các con không chỉ học tốt mà còn yêu thích môn học này.

Tôi nghĩ để học khá môn văn là chuyện không hề khó khăn, nhưng sẽ không có một phương pháp nào cho học sinh sợ văn để tiếp cận môn học dễ dàng. Ngoài những kĩ năng thầy cô vẫn dạy trong các giờ học về viết lách, hệ thống hóa kiến thức… tôi luôn khuyên các con nên cố gắng luyện viết và đọc sách thật nhiều. Qua đó, ngôn từ, ngữ điệu sẽ thấm dần vào tâm trí các con lúc nào không hay và giống như một phản xạ tự nhiên khi tiếp xúc với văn học.

Cuối cùng, tôi muốn nhắn gửi tới các con học sinh của mình rằng, các con ạ, trong quá trình làm việc, học tập cùng nhau, chúng ta cần kiên nhẫn và bao dung cho nhau. Cô nghĩ, mình sẽ làm được điều này vì chúng ta yêu thương nhau.

Bạn đang quan tâm đến Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Bạn đang xem: Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực

Còn Lê nin cho rằng: “Nghệ thuật không đòi hỏi người ta thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực.”

Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ.

Bài làm

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực

Solzhenitsym từng nói: “ Văn chương không phải là hơi thở của xã hội đương thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội, không cảnh báo kịp những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội- thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên văn chương”. Điều đó có nghĩa là nhà văn phải phản ánh trung thực xã hội, văn học phản ánh thực tế theo “ lối đi riêng” của tác giả. Cũng như Standal viết: “ Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”.

Còn Lê nin cho rằng: “ Nghệ thuật không đòi hỏi người ta thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực.”

Ý kiến của Standal: “ Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” muốn đề cập đến tính hiện thực trong văn chương. Tố Hữu cho rằng: “ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Không một người nghệ sĩ nào có thể sáng tác mà không phản ánh hiện thực. Dù thơ ca là “tiếng nói của tâm hồn” thì cũng có ít nhất một sự kiện trong đời sống nảy sinh trong thơ. Tố Hữu từng cho rằng: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu vì cuộc đời mà có”. Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của văn học: phản ánh đời sống xã hội.

Xem thêm: Chức năng của văn học

XEM THÊM:  Danh ngôn về văn học

Nhưng ý kiến của Lê nin lại cho rằng: “Nghệ thuật không đòi hỏi người ta thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực.” Nghĩa là văn học không bê nguyên xi hiện thực đời sống vào tác phẩm. Hiện thực trong tác phẩm được phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, thể hiện thái độ, tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Như Lê Ngọc Trà nói: “ Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm sự”.

Hai ý kiến trên có vẻ đối lập nhưng thực chất bổ sung cho nhau. Ý kiến của Standal bổ sung cho ý kiến của Leenin để nhấn mạnh chức năng của văn học: văn học phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực ấy được khúc xạ qua cái nhìn chủ quan, tư tưởng, tình cảm và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

Vấn đề đặt ra ở hai ý kiến là đúng đắn, vì một trong những chức năng của văn học là giúp con người nhận thực đời sống xã hội. Nhà văn lấy chất liệu là cuộc sống hiện thực, từ đó cung cấp cho con người nhưng tri thức về xã hội, làm giàu vốn tri thức của con người. Bởi văn học là cuốn “ bách khoa toàn thư” về đời sống và con người. Nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại”, không tách rời khỏi hiện thực mà luôn “mở hồn ra đón lấy vang vọng của đất trời”, khám phá ra những vấn đề của xã hội và con người. Văn học dân gian khám phá ra sự bất công của xã hội: Cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, chịu khó nhưng lại chịu sự bất công, bóc lột sức lao động từ mẹ con mụ dì ghẻ. Họ thậm chí dồn Tấm vào con đường chết. Văn học trung đại khám phá ra số phận người phụ nữ chịu áp bức bất công: họ là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa [ Chinh phụ ngâm], nạn nhân của chế độ đa thê, cung tần mĩ nữ [ Cung oán ngâm], người phụ nữ chịu số mệnh “ tài hoa bạc mệnh” [ Độc tiểu thanh kí]. Đó là những số phận đáng thương, cần được cảm thông. Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ” đã khám phá ra hiện thực cuộc sống tù túng, quẩn quanh, tẻ nhạt, không tương lai; con người sống âm thầm không ước mơ. Hay Nam Cao trong “ Đời thừa” đã phản ánh hiện thực xã hội bóp nghẹt ước mơ của người nghệ sĩ, ghì đôi cánh cảm xúc của họ bởi thực tại “ cơm áo gạo tiền ghì sát đất” khiến họ rơi vào bế tắc, bi kịch. Đó là bi kịch của vi phạm lẽ sống tình thương và đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, các nhà văn đã tập trung và việc phản ánh hiện thực làm nhiệm vụ.

XEM THÊM:  Sơ đồ tư duy truyện Bánh chưng, bánh giày

Văn học phản ánh đời sống không bê nguyên xi hiện thực vào trong tác phẩm. Mà hiện thực đó được lọc qua cái nhìn của người nghệ sĩ, thể hiện dụng ý của tác giả. Vì vậy, trong tác phẩm, hiện thực đôi khi được hư cấu, tô đậm hơn. Nếu nhà văn chỉ chụp ảnh cuộc sống thì không cần đến vai trò của nhà văn. Sứ mệnh của nghệ sĩ là phản ánh hiện thực theo cái mới, hướng con người đến vẻ đẹp chân- thiện- mĩ. Nam Cao từng nói: “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, suy nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây và kính chúc quý độc giả năm mới 2022 an khang thịnh vượng !

ko dám nói gì vì mình mới là hs lớp 10, nhưng mình có suy nghĩ thế nài về câu nói của Tố hữu, tố huu nói dúng. văn học ko chỉ là điểm tựa cho đôi cánh nghệ thuật bay cao, 1 tác giả muốn làm dc 1 bài văn hay, 1 tác phẩm dc độc giả công nhận thì ko chỉ có cái đầu với vốn ngôn từ , cặp mắt bít nhìn, cách sắp xếp sự việc logic.... mà còn cần đến những kinh nghiệm từng trải, nhứng hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy mới tạo nên 1 bài văn, 1 tp hấp dẫn. những cái kinh nghiệm hiểu biết đó lấy từ đâu? từ chính cuộc sống đó thôi. giả sử rằng mọi tp đều hư cấu toàn diện thì khác gì cái ao? tuong xa xôi, khác gì 1 câu chuyện tranh dc dựng lên nào. các tác phẩm từ xưa đến nay đa số là phác họa lại chân dung cuộc sống , như thế mới gọi là văn học dc chứ đúng ko

Văn học và đời sống có một mối quan hệ gắn bó, mật thiết và chặt chẽ. Cả hai phải luôn tồn tại song song nhau và bổ trợ cho nhau. Văn học lấy chất liệu từ đời sống để khám phá, tái hiện và nâng cuộc sống lên một tầm cao mới, để tìm đến những giá trị chân- thiện- mĩ của cuộc đời.

  • "Văn học là con đẻ của đời sống" - Chế Lan Viên
  • "Văn học không chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời" - Tố Hữu
  • " Nhà văn phải là người " thứ ký trung thành của thời đại" " - Banlzac
  • " Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật" - Biêlinxki
  • " Sống đã rồi hãy viết, hãy hoaf mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân" - Nam cao[ quan niệm sau cách mạng tháng tám]
  • " Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nới xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học" - Tố Hữu
  • " Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã tràn đầy" - Tố Hữu

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề