Vào đại học là con đường duy nhất de thành công

Thứ năm, 08/10/2020 08:01

[có 12 đánh giá]

Từ sự việc thương tâm: Nữ sinh treo cổ tự tử vì thiếu điểm vào trường Luật đến vấn đề đặt ra: Đậu đại học có phải là vấn đề quá to tát, rớt đại học là mất tương lai hủy hoại cuộc đời của một con người?

Bài viết này mình không bàn luận nhiều về lợi ích hay bác bỏ công sức của những bạn thí sinh đã đậu trường đại học mong muốn. Mình chỉ muốn nhắn gửi đôi điều đến vài trái tim tuổi 17 vừa trải qua cú sốc đầu đời đó là: TRƯỢT ĐẠI HỌC.

Không phải tự nhiên mà người ta nói: “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.” Trên thực tế cho thấy người đi học đại học sẽ có phần thuận lợi và an toàn hơn vì họ có tấm vé thông hành là: Tấm bằng đại học. Cộng với việc bạn đang sống một quốc gia trọng bằng cấp như ở Việt Nam thì hầu hết các công việc đều cần bằng đại học. Vậy câu hỏi đặt ra: Những người rớt đại học, không có bằng đại học sẽ không thể tồn tại trong xã hội này?

“Rớt đại học” không có nghĩa là không có tương lai

Một trường đại học chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi nó thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.

Việc trở thành sinh viên của trường X, Y, Z có thể khiến bạn tự hào nhưng sau này ra đời bạn chẳng thể mang danh ngôi trường của bạn để tìm việc làm trong khi mình không có khả năng.

Jack Ma từng "trượt một bài kiểm tra quan trọng lúc còn học tiểu học hai lần, trượt bài kiểm tra trung học ba lần và thất bại trong kỳ thi tuyển sinh đại học hai lần". Đồng thời, Jack Ma cũng đã bị Đại học Harvard từ chối đến 10 lần! Nhưng giờ vị thế của ông như thế nào thì mình không cần phải giới thiệu quá nhiều.

Đại học là con đường rộng lớn nhất, ngắn nhất giúp chúng ta thẳng tiến đến cái đích tri thức nhân loại. Nhưng bênh cạnh đó còn rất nhiều con đường khác, tùy theo khả năng, hoàn cảnh mà bản thân bạn có thể cho mình con đường phù hợp nhất.

Việc học cũng không chỉ dừng lại ở nhà trường

Bạn có biết rằng ngày nay các công ty,doanh nghiệp lớn nhỏ rất trọng kỹ năng nhưng kỹ năng là thứ mà bản thân mỗi người tích lũy được chứ không một trường đại học hay chuyên gia nào có thể giảng dạy cho bạn đạt được trình độ cao.

Thời gian không chờ đợi một ai và kiến thức không phải là thứ bất biến. Ngay cả những người học đại học ra vẫn phải tiếp tục học tập tích lũy kỹ năng từng ngày mới có thể làm tốt công việc của mình.

Tôi có một người anh dành hẳn 4 năm để học ngành Ngôn ngữ Anh với cơ hội tìm một công việc phù hợp xu thế phát triển thời đại, phù hợp hội nhập nhưng ngày anh cầm tấm bằng trên tay là lúc anh loay hoay vô định vì chẳng có chút đam mê về với ngành học. Quyết tâm gác lại tấm bằng anh theo học thiết kế đồ họa với chương trình học nghề 24 tháng cộng với tài năng đam mê vẽ sau 02 năm anh đã tham gia vào các dự án thiết kế lớn nhỏ và đạt được thành tựu nhất định với mức lương mong muốn.

Con đường nào cho những người lỡ “Trượt đại học”

Bạn có biết ngoài trường Đại học còn có trường cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là trường dạy nghề. Trong xã hội hiện nay khi tấm bằng đại học dần trở nên mất giá thì các trường đào tạo nghề được xem là phao cứu sinh cho hàng ngàn học sinh THPT cuối cấp.

Hiện nay, xã hội đang dần phát triển đi lên các quan niệm suy nghĩ về việc phải học đại học được thay thế bằng năng lực. Sự phát triển của công nghệ thông tin, du lịch nhà hàng khách sạn,… và đặc biệt khi tham gia vào thị trường nước ngoài thì bằng cấp quả thật không còn quá quan trọng. Minh chứng là Google chấp nhận tuyển nhân viên thông qua năng lực mà bỏ qua bằng cấp đấy thôi. Các công ty, doanh nghiệp đang ngày càng thiếu hụt nhân lực thành thạo những kỹ năng tay nghề hơn là việc chú trọng bằng cấp.

Ngoài ra, nếu bạn có khiếu kinh doanh và gia đình ủng hộ hãy thử sức mình. Biết bao nhiêu người ngoài kia khởi nghiệp và thành công mà vẫn không có bằng đại học đấy thôi. Chẳng công việc nào giàu nhanh bằng việc làm chủ đâu.

Học đại học quả thật không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công và cũng không phải là gì đó quá cao siêu như bạn vẫn tưởng và vì nó không phải là đường duy nhất nên bên cạnh đó còn rất nhiều ngã rẽ để phát triển tương lai của bạn.

Đừng mãi ủ dột chìm ngập trong cảm giác thất bại. Hãy suy nghĩ về sở thích, định hướng để có quyết định đúng đắn cho hành trình phía trước.

Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏi "Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?" bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi "Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?" từ tất các bạn để website "Hỏi đáp nhanh" hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!

Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công? Liệu chúng ta sẽ thành công bằng cách nào nếu không vào Đại học?

Vâng! Chắc có lẽ có rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến vấn đề này! Bởi sống trong một xã hội ngày càng phát triển và hiện đại thì cuộc sống sẽ luôn đặt ra cho chúng ta càng nhiều thử thách và khó khăn. Vì thế với rất nhiều người ĐẠI HỌC sẽ là con đường duy nhất rộng mở để dắt chúng ta đi đến bến bờ của sự THÀNH CÔNG!

Vậy liệu rằng đều đó có thật sự đúng?

Đây sẽ là một câu hỏi khó để trả lời nhưng nó cũng rất cần được xác định để cho thế hệ trẻ có một cách nhìn đúng đắn và khách quan hơn trong việc lựa chọn con đường tương lai của mình. ĐẠI HỌC có lẽ là con đường vô cùng rộng mở, đem đến nhiều cơ hội ước mơ cho rất nhiều bạn trẻ. Hầu hết các học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 đều mơ ước về con đường ĐẠI HỌC, cứ ngỡ nó sẽ rất tươi đẹp và sáng lạng nhưng nó có thật sự trải đầy nhung lụa như vậy hay không thì chỉ có những sinh viên đã và đang trải nghiệm

mới hiểu được. Ba chữ “vào ĐẠI HỌC” dường như là một hòn đá to đang đè lên tâm lí của rất nhiều học sinh và phụ huynh. Nhưng tôi chắc chắn rằng Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công!

Thế tại sao phải vào Đại học?

Theo quan điểm của giới trẻ và các bậc phụ huynh hiện nay rất nhiều ý kiến cho rằng Đại học sẽ đưa thế hệ trẻ đến một chân trời mới, chân trời của TRI THỨC, tương lai rồi sẽ sáng lạng, rộng mở hơn. Vâng! Những điều đó đúng đấy nhưng nó chỉ đúng với một số người. Vì không phải ai cũng có đủ khả năng để đối đầu, để chinh phục hàng tá kiến thức ĐẠI HỌC, để vượt qua những khó khăn mà bản thân sẽ gặp phải khi bước vào Đại học.

Vì đó không còn là môi trường cấp 3, không còn sự diều dắt, định hướng của các giáo viên nữa. Thế nên có một số bạn dù ở Phổ thông học rất tốt, điểm số rất cao nhưng khi lên Đại học lại tuột xa so với các bạn cùng trang lứa. Bởi sẽ không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà bàn chân không thấm đau vì những mũi gai, con đường Đại học cũng như thế, tuy nó đẹp nhưng cũng không ít chông gai.

Vậy tại sao cứ nhất thiết phải vào ĐẠI HỌC?

Đã có rất nhiều người trả lời cho câu hỏi này. Hầu hết đều cho rằng: học Đại học để sau này kiếm được một công việc ổn định, nhàn hạ mà lương lại cao , cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn. Nếu ngược lại không vào Đại học thì sao? Sẽ không có công việc làm, sẽ không được thăng tiến ư? Có lẽ câu hỏi này càng khó trả lời hơn, vì vốn dĩ rất ít người nghĩ theo chiều hướng này.

Chắc hẳn mọi người cũng đã từng nghe qua các câu chuyện về sinh viên ra trường không có việc làm, thậm chí có một số bạn cầm trên tay tấm bằng ĐẠI HỌC nhưng cũng chỉ là một nhân viên quét dọn đường phố. Nhưng lại có một số bạn, dù không bước vào Đại học nhưng vẫn rất thành công, là chủ của một spa hay một quán cafe quản lí đến cả chục nhân viên. Tất cả đều có những lí do khách quan và chủ quan của nó, vì thế là những người trẻ, là tương lai của đất nước chúng ta cần chọn cho mình hướng đi đúng, đừng theo xu hướng hay ý kiến khách quan của một người nào đó.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp các bạn “VÀO ĐẠI HỌC CHỈ ĐỂ CHO VUI”…”ĐỂ TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG SINH VIÊN”…Đó là suy nghĩ của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Đại học không chỉ là một môi trường giáo dục chuyên nghiệp, mà nó còn là nơi đào tạo, ra đời của rất nhiều kĩ sư, bác sĩ, nhà giáo,…vì thế đối với các bạn trẻ đến đây chỉ để trải nghiệm thì nó hoàn toàn không phù hợp với các bạn.

Đã có rất nhiều sinh viên vấp phải tình trạng nợ môn, hay dù đã tốt nghiệp nhưng những kiến thức về ngành học cũng chẳng là bao nhiêu. Bên cạnh việc không chăm chỉ học tập cũng còn rất nhiều yếu tố khách quan khác như môi trường sống thay đổi, xa nhà, xa gia đình đã làm ảnh hưởng đến tâm lí của các bạn sinh viên, dẫn đến việc dễ sa ngã, không làm chủ được bản thân mà gây ra các việc làm trái pháp luật. Vì thế chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định học ĐẠI HỌC và NẾU KHÔNG HỌC THÌ ĐỪNG VÀO ĐẠI HỌC.

Và để chứng minh rằng ĐẠI HỌC không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công thì tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Đã có rất nhiều người nổi tiếng và cực kì thành công sau khi ra trường sớm và lập nghiệp. Họ là ai? Đó chính là Ellen DeGeneres. Hiện nay cô đang sở hữu trong tay tổng số tài sản lên đến 400 triệu đô la, cô là một trong những diễn viên hài đình đám, người dẫn chương trình thành công nhất Hollywood.

Để có được ngày hôm nay cô đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, cô đã từng thi đỗ vào trường Đại học New Orleans, nhưng đã thôi học chỉ sau một học kì. Từ một người làm thợ sơn nhà, một cô nhân viên làm việc part time, giờ đây cô đã là một nữ hoàng truyền hình ban ngày với chương trình trò chuyện Ellen. Nếu con đường Đại học quá xa vời với chúng ta thì tôi nghĩ bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn sẽ thành công nếu ta đủ bản lĩnh để chinh phục khó khăn.

Tôi cũng có một lời khuyên dành cho các bạn!

Bạn sẽ có thể thành công bằng những hướng đi riêng của bản thân. Nhưng để làm được điều đó, trước tiên bạn phải xác định được đam mê, mục tiêu của mình và định hướng rõ ràng cho tương lai. Nếu cảm thấy học lực của bản thân chưa quá nổi trội, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn thì hãy tạm gác lại con đường ĐẠI HỌC, vì biết đâu rằng một cánh cổng này đóng lại sẽ có nhiều cánh cổng khác mở ra.

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA MÌNH NHÉ!

Tác giả: Ngọc Lê.

Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!

Video liên quan

Chủ Đề