Ví dụ về cấu trúc nhân cách

Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, cộng tác, kinh doanh.

Nhân cách có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số kiến thức xoay quanh vấn đề nhân cách là gì ?

Nhân cách là gì?

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu thị bản sắc và giá trị xã hội của con người.

Nhân cách là tổng hợp không phải là những đặc điểm cá thể của con người, mà chỉ là những đặc điểm nào quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.

Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu trúc tâm lý mới. Nói cách khác nhân cách là tổng thể những đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó, không phải con người sinh ra đã có nhân cách, nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con người.

Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân là đại biểu.

Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ở ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó.

Qua nội dung này chúng tôi đã giúp quý độc giả hiểu được rõ hơn về khái niệm nhân cách là gì?

>>>>> Tham khảo: Nhân cách con người là gì?

Ví dụ về cấu trúc nhân cách

Nhân cách trong giáo dục văn hóa nhân cách

Thứ nhất: Một con người đạt tới sự trưởng thành xã hội là một người có nhân cách

Nhân cách là nhân cách của từng người, trong tính cá thể sinh động của nó, trong sự tự biểu hiện và tự khẳng định chất lượng phát triển người của nó với tư cách một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách. Đây là sự phát triển đặc trưng của cái riêng, của từng cái riêng một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với cái chung.

Hồ Chí Minh khái quát triết lý ấy trên hai phương diện của cùng một vấn đề: sống ở đời và làm người. Làm người và sống ở đời thì phải chính tâm và thân nhân. Với những con người trẻ tuổi mới bước vào đời, lập thân và lập nghiệp, lẽ sống là cả một vấn đề hệ trọng của cuộc đời. Xã hội, trước hết là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và những thế hệ đi trước phải giúp đỡ thế hệ trẻ tự mình tìm thấy câu trả lời đúng và tôi, tôi và đẹp về lẽ sống. Đây thực sự là một định hướng mang ý nghĩa sâu xa về văn hóa, về văn hóa nhân cách.

Xác định đúng đắn về lẽ sống đối với một con người là điểm tựa tinh thần đầu tiên để con người phát triển thành một nhân cách với nghĩa là biết sống lương thiện, tuẻ tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội.

Thứ hai: Một năm luôn luôn khởi đầu từ mùa xuân

Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng còn trẻ, còn rất trẻ của cuộc đời.

Văn hóa nhân cách biểu hiện trình độ phát triển nhân cách thông qua lối sống có văn hóa, là cái đã trở thành lối sống văn hóa, thành chất lượng văn hóa lối sống của cá nhân. Đây là mục tiêu cần đạt tới của giáo dục văn hóa nhân cách đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Người đạt đến văn hóa lối sống và văn hóa nhân cách là người không chỉ đạt đến trình độ phát triển của năng lực, của đạo đức và các giá trị, các chuẩn mực xã hội khác của nhân cách mà còn đạt tới sự phát triển về nhu cầu những nhu cầu bên trong thuộc về đời sống văn hóa, tinh thần của mình, tự khẳng định mình về tư tưởng, đạo đức, lối sống theo các chuẩn mực giá trị Chân Thiện Mỹ.

Người có văn hóa lối sống và văn hóa nhân cách là người có sự phát triển bèn vững của văn hóa đạo đức. Văn hóa đạo đức là nền tảng và giá trị cốt lõi nhất tạo nên đặc trưng điển hình và bao trùm cho một nhân cách đã chín muồi.

Thứ ba: Hồ Chí Minh vẫn luôn coi đức là gốc, là quyết định, là hàng đầu

Theo quan niệm đó, người được coi là có nhân cách, trước hết là người có đạo đức, được đánh giá về đạo đức bởi những người khác, bởi dư luận xã hội. Sự đánh giá này tập trung vào lối sống của con người, trong quan hệ với công việc, với những người xung quanh, với cả bản thân mình từ thái độ đến hành vi, ứng xử.

Tính ích kỷ, sự vụ lợi mà rộng hơn là cá nhân chủ nghĩa xa lạ với những gì thuộc về nhân cách con người cả trên bình diện đạo đức lẫn bình diện văn hóa. Sống đúng, sống tốt và sống đẹp giữa mọi người, không phải vì mình mà vì người khác, coi lối sống, cách sống đó như một nhu cầu, một sự thỏa mãn đạo đức và văn hóa làm người đó là thước đo giá trị nhân cách trong lối sống.

Người mang lối sống ấy sẽ biểu hiện nhân cách của mình bằng cách làm việc hết mình, tận tụy thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, nhất quán giữa lời nói là việc làm những cái mà ta thường nói: sống có tâm, có tình, có nghĩa. Với cái tâm đó, người ta mới biết đem cái tài ra để giúp ích cho cuộc đời, cho con người.

Vị tha là nét cao quý, đáng nể trọng của đạo làm người. Không nhân ái thì không thể vị tha được. Cũng như vậy, không có lòng vị tha thì không thể khiêm nhường, thành thật, bao dung, độ lượng với người và nghiêm khắc với mình được. Phải có nhữung phẩm chất ấy, con người ta mới có thể đem vào trong nếp sống hàng ngày của mình những biểu hiện của sự quan tâm, ân cần, chu đáo với người khác, tính cẩn thận, nề nếp tận tâm, tận lực trong mọi công việc lớn, nhỏ vì người khác.

Đó là sự hy sinh, sự quên mình, chỉ với một tình cảm thiết tha được sống vì người khác, được góp phần nhỏ bé của mình vào sự lớn rộng thêm những niềm vui và hạnh phúc cho người khác, làm vợi đi những khó khăn và vất vả. Làm dịu đi những nổi buồn, những đau khổ của người khác, cũng như làm được ngày một nhiều hơn những điều, những việc hữu ích cho cuộc đời.

Thứ tư: Nhân cách là toàn bộ các giá trị mà con người đạt được trong sự trưởng thành xã hội của nó

Trên thực tế, đạo đức chi phối và quyết định năng lực, đồng thời đạo đức phải biểu hiện qua năng lực, ở tác dụng và hiệu quả của năng lực trong hoạt động

Thứ năm: Con người luôn mang một bản chất xã hội nhất định

Bản chất ấy có cơ sở vật chất sinh học của nó, bởi con người trước hết là một thực thể sinh vật.

Nhân cách của nó không tách rời mà điều đó chứng tỏ rằng, con người sáng tạo ra văn hóa sáng tạo ra con người ở phương diện làm cho con người hoàn thiện, con người mang nhân cách văn hóa mà trong hình thái lý tưởng của nó là sự hài hòa chân thiện mỹ.

Các loại nhân cách con người?

Các loại nhân cách con người bao gồm như sau:

Con người là người quan sát;

Người trung thành;

Người hưởng thụ;

Người lãnh đạo;

Người an bình;

Người hoàn hảo;

Người phục vụ;

Người thể hiện;

Người lãng mạn

Ví dụ nhân cách con người

Ví dụ: Khi công ty tạo được hứng thú của nhân viên đối với công việc, người lao động sẽ hăng say làm việc, hăng hái sáng tạo, kết quả là năng suất và chất lượng công việc tăng cao, tạo giá trị kinh tế cho công ty, ổn định đời sống cho người lao động, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Ví dụ: Nhu cầu ăn, ở, mặc, Nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần phong phú: nghe nhạc thư giãn, ngâm nước nóng,

Như vậy, trên đây là một số nội dung về vấn đề nhân cách là gì?