Ví dụ về kế toán nguyên vật liệu

Trong kế toán quản trị, tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng (đội, trại, địa điểm) sản xuất.

Trường hợp cần phải phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là :

–   Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất…

–   Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất…

Ví dụ :

Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định là quá trình sản xuất của từng loại sản phẩm. Doanh nghiệp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng có các tài liệu liên quan đến kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

(1)  Căn cứ số liệu tập hợp từ các phiếu xuất kho nguyên liệu, vật liệu chính, trị giá thực tế của nguyên vật liệu chính sử dụng trực tiếp sản xuất đã tập hợp trực tiếp là:

+ Cho sản phẩm A       : 33.350.000 đ.

+ Cho sản phẩm B       : 11.400.000 đ.

                          Cộng    : 44.750.000 đ.

(2)  Doanh nghiệp mua vật liệu phụ từ bên ngoài, giá mua theo hoá đơn (chưa có thuế giá trị gia tăng) là 8.800.000đ (chưa trả tiền người bán) đem vào sử dụng trực tiếp sản xuất hai loại sản phẩm, không qua nhập kho.

(3)  Báo cáo sử dụng vật liệu của phân xưởng.

–  Vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm A còn thừa nhập lại kho là 500.000 đ.

–  Bộ phận sản xuất sản phẩm B có thu hồi phế liệu nhập kho là 250.000đ

(4)  Cuối tháng tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo mức thực tế.

Căn cứ số liệu trên, kế toán tập hợp chi phí và ghi sổ theo các định khoản sau đây:

(1) Nợ TK 621 44.750.000
Chi tiết SPA 33.350.000
Chi tiết SPB 11.400.000
Có TK 152 44.750.000

(2) Phân bổ chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm theo mức chi phí nguyên vật liệu chính:

+ Xuất dùng cho sản phẩm A   33.350.000 đ

+ Trừ vật liệu thừa nhập kho        500.000 đ

+ Chi phí thực tế                                  32.850.000 đ

+ Xuất dùng cho sản phẩm B   11.400.000 đ

+ Trừ phế liệu thu hồi                   250.000 đ

+ Chi phí thực tế                                  11.150.000 đ

Vật liệu phụ phân bổ gián tiếp theo chi phí nguyên vật liệu thực tế:

Ví dụ về kế toán nguyên vật liệu

Ví dụ về kế toán nguyên vật liệu


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là gì
  • kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
  • ,

    Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.

    ví dụ về nguyên vật liệu: Đất là nguyên vật liệu chính tạo ra gạch, gỗ thịt là nguyên vật liệu tạo ra bàn ghế, hạt nhựa là nguyên vật liệu tạo ra túi nilon hay đồ nhựa..

    1- Đặc điếm nguyên vật liệu (NVL)

    Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. NVL là nhũng đối tượng lao động đã được thế hiện dưới dạng vật hoá như: sát, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc...

    Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sàn phẩm.

    Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng cho công tác tồ chức kế toán NVL tù khâu tính giá, kế toán tồng hợp và kế toán chi tiết.

    Ví dụ về kế toán nguyên vật liệu

    Đặc điểm:

        Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất.

        Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (một chu kỳ sản xuất kinh doanh).

        Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.

    2- Ycu cầu quản lý NVL trong các doanh nghiệp

    Nguyên vật liệu  là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất - kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tống chi phí sản xuất - kinh doanh, vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết đề bảo đảm chất lượng sản phấm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và kế toán NVL trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL. Hệ thống danh điểm và số danh điểm cùa NVL phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL.

    Đe quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thi doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiêu cho từng danh diêm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào dó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sờ để xây dụng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

    Đê bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ, giâm thiêu hư hao, mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đù tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đù phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn đé quàn lý NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.

    3- Nhiệm vụ kế toán NVL

    Đe cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quàn lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau:

    - Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.

    - Tập họp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.

    - Phân bổ họp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập họp chi phí sản xuất - kinh doanh.

    - Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho. phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

    Chúc bạn thành công !

    1CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệuBất cứ doanh nghiệp nào,muốn sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động, Sức lao động.Theo C.Mác tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào đối tượng lao động, như vậy nếu đối tượng lao động được con người tác động vào thì đối tượng đó trở thành nguyên vật liệu. Đồng thời C.Mác cũng chỉ ra rằng bất cứ một loại nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động, nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Ví dụ như cây trên rừng không phải là nguyên vật liệu nhưng cây đã qua chế biến thành gỗ thì lại là nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựngDoanh nghiệp nào cũng có đặc thù riêng và có ảnh hưởng đến công tác kế toán trong doanh nghiệp đó. Xây dựng có đặc trưng riêng biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, bởi sản phẩm của xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn. Vây khi tiến hành xây dựng nhất thiết phải có dự toán chi phí và dự toán chi phí đó làm cơ sở cho các khoản mục chi phí. Hơn nữa sản phẩm của ngành xây dựng thường cố định tại nơi sản xuất, trong khi đó các yếu tố để tiến hành sản xuất thì vận động từ nơi này sang nơi khác. Trong quá trình di chuyển các yếu tố đó thường gây ra hao hụt mất mát do điều kiện khách quan và chủ quan của doanh nghiệp.21.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu: Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu còn được theo dõi và quản lý chặt chẽ về các mặt hiện vật và giá trị ở tất cả các khâu mua sắm, dự trữ, bảo quản và sử dụng. Ở khâu mua hàng cần phải quản lý thực hiên kế hoạch mua hàng về số lượng, khối lượng, quy cách, phẩm chất chủng loại giá mua, chi phí mua như đảm bảo đúng tiến độ thời gian đáp ứng tổ chức tốt kho hàng, bến bãi trang bị đầy đủ các phương tiện đo lường cần thiết, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu tài sản. Ở khâu sử dụng đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ góp phần quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích luỹ cho đơn vị.1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: Nguyên liệu, vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau: ở doanh nghiệp cơ khí nguyên vật liệu là: sắt, thép,…; doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nguyên vật liệu chính la đường, nha, bột,… Có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệu cho doanh nghiệp khác… Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích gia công chế biến được coi là nguyên vật liệu chính, ví dụ: doanh nghiệp dệt mua sợi về để dệt vải.3 Vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho qua trình sản xuất được thực hiện bình thường, ví dụ như: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may, xà phòng, … Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn, và thể khí. Ví dụ: xăng, dầu, than, củi, gas,… Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản. Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên, thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp trong từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồn Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tặng,…4 Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành: Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp . Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Nhượng bán ; Đem góp vốn liên doanh; Đem quyên, tặng.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu1.2.2.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệuTính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi 5phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.1.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệuTheo quy định của hệ thống kế toán hiện hành thì phương pháp đánh giá nguyên vật liệu là theo giá vốn thực tế. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí. Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật liệu nhập kho được xác định khác nhau. Đối với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế của NVL mua ngoài=Giá mua ghi trên hoá đơn+Chi phí thu mua +Các khoản thuế không được hoàn lại-CKTM, Giảm giá hàng muaTrong đó: Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong ĐM. Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)  Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: 6Giá thực tế của VL thuê ngoài GCCB=Giá thực tếcủa VL xuất thuê ngoài GCCB+Chi phíthuê ngoàiGCCB +Chi phívận chuyển(nếu có) Đối với vật liệu tự chế: Giá thực tếcủa VL tự chế=Giá thànhsản xuất VL+Chi phí vận chuyển (nếu có) Đối với vật liệu được cấp: Giá thực tế của VL được cấp=Giá theo biên bản giao nhận Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế của vật liệunhận góp vốn liên doanh=Giá trị vốn gópdo hđld đánh giá Đối với vật liệu được biếu tặng, viện trợ: Giá thực tế của vật liệuđược biếu tặng, viện trợ=Giá thị trườngtại thời điểm nhận Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất: Giá thực tế củaphế liệu thu hồi=Giá có thể sử dụng lạihoặc giá có thể bán Tính giá nguyên vật liệu xuất khoViệc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều 7kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho:- Phương pháp giá thực tế đích danh- Phương pháp bình quân- Phương pháp nhập trước xuất trước- Phương pháp nhập sau xuất trước Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán (phương pháp hệ số giá), phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối. Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại.Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp.  Phương pháp bình quân: Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu xuất nhân với đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3 phương pháp sau: Phương pháp Bình quân cuối kỳ trước: Đơn giá bình quâncuối kỳ trước=Trị giá vật tư tồn đầu kỳ8Số lượng vật tư tồn đầu kỳƯu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của vật liệu trong kỳ.Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự biến động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác. Phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ: Giá trị thực tế NVL + Giá trị thực tế NVLĐơn giá bình tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳquân gia quyền =cả kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập kho trước khi nhập kho kho của từng lần nhập Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư.Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. Phương pháp Bình quân sau mỗi lần nhập: Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập vật liệu, kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng vật liệu xuất để tính giá vật liệu xuất. Đơn giá bình quân Giá trị thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập 9sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.Ưu điểm: Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.  Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá của từng lần nhập và giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho trước thì được xuất kho trước. Như vậy, hàng tồn kho cuối kỳ được nhập kho ở thời điểm gần cuối kỳ. Với giả định như vậy, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập đầu tiên trong kỳ để tính trị giá vốn thực tế của những lần xuất đầu tiên trong kỳ.Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lẫn xuất, vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ được xác đình theo đơn giá của những lần nhập sau cùng nên giá trị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế.Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp, sử dụng đơn giá ở quá khứ để xác định trị giá vốn của vật tư xuất kho ở hiện tại nên không phù hợp giữa doanh thu và chi phí.Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá của lần nhập sau.10Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu. Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế.Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó.Điều kiện áp dụng: Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ giảm phát.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu và chứng từ kế toán sử dụng:1.3.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệuGhi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu cả về giá trị lẫn hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp.Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua nguyên vật liệu, kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất.Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.1.3.2. Chứng từ kế toán sử dụngCác hoạt động nhập, xuất kho nguyên vật liệu xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp sản xuất. Để quản lý chặt chẽ và theo dõi tình hình biến động và hiện có của nguyên vật liệu, kế toán phải lập các chứng từ cần thiết một cách kịp thời và đầy đủ đúng chế độ ghi chép ban đầu đã được Nhà nước ban hành.11Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành đối với doanh nghiệp xây lắp theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 thì chứng từ đó gồm: Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT) Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 – VT) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu số 03- VT ) Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 08- VT) Hoá đơn GTGT Hoá đơn bán hàng Hoá đơn cước vận chuyển ( Mẫu 03 – BH)Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định củaNhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 – VT) Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu 05 – VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 07 – VT )Mọi chứng từ kế toán về nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc phản ánh ghi chép, tổng hợp kịp thời các bộ phận có liên quan.1.4. Thủ tục quản lý nhập xuất kho nguyên vật liệu1.4.1 Thủ tục nhập nguyên vật liệu Bổn phận cung cấp nguyên vật liệu căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng đã ký kết, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng. Khi hàng về đến nơi, nếu xét thấy cần thiết có thể lập ban kiểm nghiệm để kiểm nhận và đánh giá hàng mua về các mặt số lượng, khối lượng và quy cách, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, ban kiểm nghiệm lập ”biên bản kiểm nghiệm vật tư” sau đó bộ phận cung cấp hàng lập “phiếu nhập kho” trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua hàng làm 12thủ tục nhập kho. Thủ tục nhập kho sau khi cân đo đong đếm sẽ ghi số lượng thực nhập và tồn của từng nguyên vật liệu vào thẻ kho, trường hợp phát hiện thừa thiếu sai quy cách phẩm chất, thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao lập biên bản. Hàng ngày, định kỳ thủ kho chuyển giao phiếu nhập kho cho kế toán vật tư làm căn cứ để ghi sổ kế toán.1.4.2. Thủ tục xuất nguyên vật liệu Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh các bộ phận sử dụng nguyên vật liệu viết phiếu xin lĩnh nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu xin nguyên vật liệu bộ phận cung cấp viết phiếu xuất kho trình lên giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho xuất vật liệu và ghi số thực xuất vào phiếu. Sau đó ghi số lượng xuất và tồn kho của từng thứ vật liệu vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất để lấy số liệu ghi sổ kế toán.1.5 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư. Công tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợp được tình hình luân chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng quầy, bãi, Hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu như sau:  Phương pháp thẻ song song  Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển  Phương pháp sổ số dư Phương pháp ghi thẻ song song:13 Tại kho: Thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất ghi vào các thẻ kho theo số lượng, cuối tháng tính số tồn kho trên thẻ kho. Sau khi ghi vào thẻ kho các chứng từ kế toán được sắp xếp lại một cách hợp lý để giao cho kế toán. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song14 Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác. Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian. Điều kiện vận dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán máy và các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.  Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng của từng danh điểm vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu theo từng kho, cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng danh điểm và theo từng kho, kế toán lập Bảng kê nhập vật liệu, Bảng kê xuất vật liệu rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối kỳ đối chiếu thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển. 15Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ưu điểm: Tiết kiệm công tác lập sổ kế toán so với phương pháp thẻ song song, giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghi chép trùng lặp. Nhược điểm: Khó kiểm tra, đối chiếu, khó phát hiện sai sót và dồn công việc vào cuối kỳ nên hạn chế chức năng kiểm tra thường xuyên, liên tục, hơn nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Điều kiện vận dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư nhưng số lượng chứng từ nhập xuất không nhiều, không có điều kiện bố trí riêng từng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày.  Phương pháp sổ số dư: Tại kho: ngoài việc sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về số lượng thì còn sử dụng sổ số dư để ghi số lượng vật tư tồn kho và sử dụng cho cả năm. Hàng tháng vào ngày cuối tháng của từng 16thứ vật liệu thể hiện trên thẻ kho để ghi. Sau khi song thì chuyển số dư về phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 đến 10 ngày, kế toán nhận chứng từ do thủ kho chuyển đến, có lập phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào đó, kế toán lập Bảng luỹ kế nhập xuất tồn. Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên Sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên sổ số dư với Bảng luỹ kế nhập xuất tồn. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư:Sơ đồ 1.3 Ưu điểm: Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ. Nhược điểm: Sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót.17 Điều kiện vận dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư và số lần nhập xuất của mỗi loại nhiều, đồng thời nhân viên kế toán và thủ kho của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao. 1.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra giám sát các đói tượng kế toán dạng tổng quát.Nguyên vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp cho nên việc mở các tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán và xác định trị giá hàng tồn kho, trị giá hàng hoá bán ra hoặc xuất dùng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.1.6.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX ): Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX):Phương pháp KKTX hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn đối với từng thứ hàng hoá trên tài khoản hàng tồn kho trên cơ sở các chứng từ về nhập xuất.Việc xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này được căn cứ vào các chứng từ xuất kho trực tiếp. Sau khi đã tập hợp, phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và các sổ kế toán giá trị nguyên vật liệu tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Ưu điểm là có độ chính xác cao, biết được tình hình hiện có của nguyên vật liệu. Còn hạn chế là khối lượng công việc lớn, mất nhiều thời gian. Các tài khoản sử dụng chủ yếu18- TK 152 “ Nguyên vật liệu”: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế. Tài khoản có thể mở thành tài khoản cấp 2, cấp 3 - để chi tiết cho từng loại, thứ, nhóm vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.- TK 151 “ Hàng mua đang đi đường ” : Tài khoản này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán bằng tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và hàng đi đường cuối tháng trước tháng này đã nhập kho.- TK 133 “ Thuế GTGT”.- TK 331: “Phải trả người bán”: Kế toán sử dụng tài khoản 331 để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho nhà bán vật tư, hàng hoá ,nguồn cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả ho người nhận thầu xây lắp chính phụ.- TK liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 141, TK 241, TK 627, TK 642,… Hạch toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu: Hệ thống chứng từ sử dụng:Nguyên nhân tăng nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, tự sản xuất, liên doanh, phát hiện thừa.Mọi trường hợp tăng nguyên vật liệu phải có đầy đủ thủ tục, chứng từ để làm cơ sở cho việc khi tăng nguyên vật liệu trong sổ kế toán. Các chứng từ ghi tăng nguyên vật liệu bao gồm các chứng từ bắt buộc như sau:- Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT)- Biên bản kiểm kê vật tư,- Hoá đơn (GTGT)- MS 01 GTKT – 2 LN:19Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn: Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu 05 – VT). Phương pháp hạch toán Tăng do mua ngoài:* Trường hợp 1: Vật liệu và hoá đơn cùng vềCăn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan kế toán ghi:- Nếu mua hàng trong nước. Nợ TK 152 (giá mua thực tế)Nợ TK 1331- thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)Có TK 111, 112, 113 (tổng giá thanh toán)- Mua hàng nhập khẩu.+ Nếu nguyên vật liệu nhập khẩu dùng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Kế toán phản ánh giá trị vật liệu nhập khẩu phải nộp chi phí thu mua vận chuyển.Nợ TK 152 : theo giá thực tếCó TK 111, 112, 331 : Số tiền đã trả, phải trả cho người bán với chi phí vận chuyển, bốc dỡCó TK 333 : Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)Có TK 413 : chênh lệch tỷ giá (chênh lệch tỷ giá tăng) + Nếu chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế thì số chênh lệch tỷ giá giảm được ghi vào bên nợ TK 413 .TGTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá và thuế GTGT hàng nhập khẩu. Nợ TK 133Có TK 333 (33313)- Thuế GTGT hàng nhập khẩu.+ Nếu nguyên vật liệu nhập khẩu dung cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không chịu đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu TGTGT theo 20phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị vật liệu* Trường hợp 2: Vật tư về trước, hoá đơn về sauKhi vật tư về làm thủ tục nhập kho, lưu phiếu nhập vào tập hồ sơ hàng chưa có hoá đơn. + Nếu trong kỳ hoá đơn về: hạch toán như trường hợp 1. + Cuối kỳ hoá đơn chưa về, kế toán ghi: Nợ TK 152 Giá tạm tính Có TK 331 + Sang tháng sau hoá đơn về, kế toán ghi bổ sung hoặc ghi âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hoá đơn : Nợ TK 152 : Giá nhập thực tế trừ (-) giá tạm tính Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 : Giá thanh toán trừ (-) giá tạm tính* Trường hợp 3 : Hoá đơn về trước, vật tư về sau:Khi hoá đơn về lưu hoá đơn vào tập hồ sơ hàng đang đi đường. + Nếu trong kỳ vật tư về, hạch toán giống trường hợp 1. + Cuối kỳ vật tư chưa về, kế toán ghi: Nợ TK 151: Giá trị vật tư Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112 Tổng số tiền + Sang kỳ sau khi vật tư về: Nợ TK 152: Nếu nhập kho Nợ TK 621, 627, 642 Nếu sử dụng ngay ` Có TK 15121 Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn: Về nguyên tắc, khi phát hiện thừa phải làm văn bản báo cáo cho các bên có liên quan biết để cùng xử lý.Tuỳ từng trường hợp kế toán ghi sổ sau: + Nếu nhập kho toàn bộ số hàng. Nợ TK 152: trị giá toàn bộ số hàng Nợ TK 133 :Thuế GTGT tính theo hoá đơn Có TK 331: Tổng giá thanh toán theo hoá đơn Có TK 338 (3381): Trị giá số hàng thừa chưa có thuế GTGT + Nếu trả lại người bán số hàng thừa Nợ TK 338( 3381): trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK 152: trả lái số hàng thừa+ Nếu đồng ý mua lại số hàng thừa Nợ TK 338( 3381) : trị giá số hàng thừa đã xử lý Nợ TK 133( 1331): Thuế GTGT của số hàng thừa (nếu có) Có TK 331: Tổng giá thanh toán của số hàng thừa + Nếu hàng không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập khácNợ TK 338 (3381): Trị giá hàng thừa đã được xữ lý Có TK 711: Số hàng thừa không rõ nguyên nhân Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơnKế toán chỉ ghi số hàng thực nhân, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng thông báo cho bên bán biết kế toán ghi sổ như sau:Nợ TK 152: trị giá số hàng thực nhận (giá chưa có thuế GTGT)Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT theo hoá đơn (Nếu có)Nợ TK 138 (1381): trị giá thanh toán theo hoá đơn Có TK 331 : Tổng giá thanh toán theo hoá đơn.Khi xử lý căn cứ vào từng trường hợp cụ thể kế toán ghi vào các TK có liên quan:22 + Nếu người bán giao tiếp sổ thiếu Nợ TK 152: Sổ thiếu do người bán giao Có TK 138 (1381) :số thiếu được xử lý + Nếu người bán hàng không còn hàng Nợ TK 331: ghi giảm số tiền trả cho người bán Có TK 138( 1381): xử lý do thiếu Có TK 133(1331): Thuế GTGT của số hàng thiếu. + Nếu có nhận làm mất phải bồi thường Nợ TK 138 (1381), 334: cá nhân bồi thường Có TK 138 ( 1381): xử lý số thiếu Có TK 133 (1331): Thuế GTGT của số hàng thiếu. + Nếu số hàng thiếu không xác định được nguyên nhân Nợ TK 632: Các khoản mất mát, hao hụt của vật liệu, sau khi trừ đi phân bồi thường của cá nhân hoặc tập thể Có TK 138 (1381): xử lý sổ thiếu Trường hợp kém phẩm chất, sai quy cách, không đảm bảo hợp đồng.Số hàng này có thể giảm giá hoặc trả lại cho người bán. Khi xuất kho giao hàng cho chủ hàng hoặc số được giảm giá. Nợ TK 331,111,112: Tổng giá thanh toán. Có TK 152,153: số được giảm giá hoặc trả lại. Có TK 133(1331): thuế GTGT giảm trừ.Trong cả 3 trường hợp trên, nếu được chiết khấu, giảm giá, trả lại vật tư kế toán hạch toán như sau: Với chiết khấu thanh toán được hưởng: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 515 Với chiết khấu thương mại:23 Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152 Với trường hợp giảm giá hoặc trả lại vật tư cho người bán: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152 Có TK 133  Các trường hợp nhập khác Vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến. Nợ TK 152: theo giá thực tế. Tăng vật liệu do nhân vốn góp liên doanh liên kết của đơn vị khác hoặc được cấp phát. Nợ TK 152: giá thực tế Có TK 411: giá thực tế. Tặng vật liệu do được nhận trợ cấp biếu tặng: Nợ TK 152: giá trị hợp lý ban đậu. Có TK 411: giá trị hợp lý ban đầu. Tăng vật liệu do thu hồi vốn góp liên doanh: Nợ TK 152:theo giá thực tế. Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu. Hệ thống chứng từ sử dụng:Chứng từ bắt buộc:+ Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- BH)+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.- Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn khác. Phương pháp hạch toán24 Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho các bộ phận: Nợ TK 621, 627, 641, 642 Theo giá Có TK 152 trị xuất Xuất góp liên doanh: Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị ghi sổ được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá tài sản: Nợ TK 128, 222: giá trị vốn góp Nợ TK 811 : phần chênh lệch tăng Có TK 152: giá trị xuất thực tế Có TK 711: phần chênh lệch giảm Xuất vật liệu bán: + Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Trị giá xuất Có TK 152 + Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131: giá bán cả thuế GTGT Có TK 511: giá bán chưa thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Kiểm kê thiếu nguyên vật liệu: Nợ TK 1381 Có TK 152 Xử lý chỗ thiếu: Nợ TK 1388, 334, 111, 112: cá nhân bồi thường Nợ TK 632: tính vào giá vốn hàng bán Có TK 1381 Xuất cho các mục đích khác: Nợ TK 154: thuê ngoài gia công chế biến25 Nợ TK 1388, 136: cho vay, cho mượn Nợ TK 411: trả lại vốn góp liên doanh Nợ TK 4312: viện trợ, biếu tặng Nợ TK 412: đánh giá giảm nguyên vật liệu Có TK 152: nguyên vật liệu giảmSơ đồ 1.4 : Quy trình hạch toán tổng hợp biến động nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX được thể hiện qua sơ đồ sau: