Ví dụ về lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ bên cho vay. Lãi suất còn được phân ra thành nhiều loại khiến khách hàng vay mơ hồ nhầm lẫn. Trong bài biết này, Tài Chính Vays xin chia sẻ cùng bạn các thông xung quanh vấn đề lãi suất cơ bản cùng cách phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn.

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Số tiền này được gọi là tiền lãi mà người vay tiền cần phải trả thêm cho người cho vay. Lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc theo một thời gian cụ thể được quy ước giữa 2 bên [thường được tính theo tháng hoặc theo năm].

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn.

Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi.

Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu… Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm [hoặc sở hữu các giấy đó] để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn.

Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Đây là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ.

Vai trò của lãi suất tái chiết khấu:

  • Lãi suất tái chiết khấu được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường.
  • Với ngân hàng thương mại lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó ngân hàng trung ương áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại.

Có thể hiểu lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như lãi suất tái chiết khấu, nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, và sau đó họ bán lại các khoản này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt.

Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua các hình thức:

  • Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng,
  • Cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn
  • Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

Giống nhau: Tài sản thế chấp đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn…Hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn đều do Ngân hàng nhà nước thực hiện, nhằm cung cấp khoản vay, cấp vốn cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.

Điểm so sánhLãi suất tái chiết khấuLãi suất tái cấp vốn
Đối tượng áp dụngCác giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu…Các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại
Tài sản dùng để thế chấpCác giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như Giấy tờ co giá cấp 1 như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnhCác giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn như Giấy tờ có giá cấp 2 như trái phiếu Chính quyền địa phương

Hy vọng qua những thông tin trên bạn nắm được về lãi suất lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn và phân biệt được chúng. Nếu vẫn còn thắc mắc về các vấn đề tín dụng hoặc cần vay vốn nhanh hãy liên hệ ngay cho Vays.vn. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp các thắc mắc và tư vấn cho bạn khoản vay tiền nhanh phù hợp với lãi suất thấp từ các đơn vị cho vay uy tín.

Ngân hàng là một tổ chức tín dụng hoạt động dưới sự chi phối của nhiều loại lãi suất. Cùng bài viết đi tìm hiểu về thông tin cơ bản của lãi suất tái chiết khấu trong hệ thống ngân hàng.

1. Lãi suất tái chiết khấu là gì?

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng nhà nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng thương mại bán lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá cho ngân hàng nhà nước trước khi các giấy tờ đó đến hạn thanh toán. Thông thường hoạt động này chỉ diễn ra khi mà các ngân hàng thương mại cần tiền.

Gọi là lãi suất tái chiết khấu bởi đây là loại lãi suất được sử dụng trong nghiệp vụ tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Cụ thể là, đầu tiên các đối tượng khi có nhu cầu về tiền sẽ mang các giấy tờ có giá đi cầm cố tại ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại sẽ trả tiền cho người cầm cố. Doanh thu từ hoạt động này của ngân hàng thương mại có được là từ lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi nhận cầm cố các giấy tờ đó. Như vậy trong nghiệp vụ nhận cầm cố giấy tờ thì sẽ sử dụng lãi suất chiết khấu. Đến khi các ngân hàng thương mại lại mang các giấy tờ trên đi cầm cố tại ngân hàng nhà nước, nghĩa là các giấy tờ đó được cầm cố lần nữa, vì vậy mà lãi suất trong nghiệp vụ sau được gọi là tái chiết khấu.

Và nếu như các loại lãi suất khác là được áp dụng giữa ngân hàng thương mại và các đối tượng khác trong nền kinh tế, thì lãi suất tái chiết khấu lại là lãi suất được sử dụng trong giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, cụ thể là giữa ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, nếu như các loại lãi suất khác quyết định đến lợi ích hay chi phí mà các đối tượng bên ngoài phải chịu thì lãi suất tái chiết khấu lại ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng là các ngân hàng thương mại. Cụ thể nghĩa là trong hầu hết các hoạt động tín dụng thì ngân hàng chủ yếu đóng vai trò là bên cho vay còn hoạt động tín dụng mà sử dụng lãi suất tái chiết khấu thì các ngân hàng thương mại lại đóng vai trò là bên đi vay.

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn mà Ngân hàng nhà nước áp dụng đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Mức lãi suất tái chiết khấu thì sẽ là khác nhau trong từng thời kỳ kinh tế và phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ.

>>> Điều kiện vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp

2. Vai trò của lãi suất tái chiết khấu

Chính vì lãi suất tái chiết khấu là loại lãi suất được sử dụng chủ yếu trong trường hợp các ngân hàng thương mại mang giấy tờ có giá đi cầm cố tại ngân hàng nhà nước, nên lãi suất tái chiết khấu sẽ quyết định trực tiếp đến chi phí mà các ngân hàng thương mại phải bỏ ra trong nghiệp vụ cầm cố này. Và để có giấy tờ để đi cầm cố thì các ngân hàng thương mại đã thực hiện nhận cầm cố các giấy tờ có giá từ các đối tượng khác và có được một khoản thu nhập từ hoạt động đó. Như vậy để hoạt động cầm cố liên quan đến các giấy tờ có giá đó là có lợi thì buộc ngân hàng phải đưa ra lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất tái chiết khấu. Như vậy, có thể nói với các ngân hàng thương mại thì lãi suất tái chiết khấu mà ngân hàng nhà nước ban hành chính là cơ sở để ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác, để hoạt động kinh doanh là có lợi nhuận.

Hơn nữa, dưới góc độ vĩ mô thì lãi suất tái chiết khấu được coi là một công cụ để ngân hàng nhà nước kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường.

Xem thêm:

>>> Lý do gần đây lãi suất ngân hàng giảm

>>> Phần mềm ERP BRAVO 8R2 - Quản lý tổng thể doanh nghiệp hiệu quả

Những thông tin tài chính luôn thu hút bạn đọc và đặc biệt trong thời gian qua đã nhận được rất nhiều câu hỏi. Trong đó vấn đề được quan tâm nhất là về lãi suất chiết khấu. Vậy lãi suất chiết khấu là gì? Tác động như thế nào? Công thức tính lãi suất chiết khấu ra sao?

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu [Discount] trong kinh doanh được hiểu là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tương ứng một tỷ lệ phần trăm nhất định. Hiểu đơn giản, chiết khấu là khoản phụ cấp hoặc nhượng bộ về giá.

Chiết khấu được đưa ra để thu hút người mua đặt hàng và sau đó thanh toán kịp thời. Trong quá trình kinh doanh, chiết khấu có thể được coi là một khoản khấu trừ trong giá cả. Người bán khấu trừ chiết khấu từ tổng hoặc tổng giá, còn người mua có nghĩa vụ phải trả số tiền ròng.

Lãi suất chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương [ngân hàng Nhà nước] đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này – Theo wikipedia.

Lãi suất chiết khấu là một thuật ngữ quen thuộc với những ai làm việc trong ngân hàng, tài chính thì sẽ hiểu rất rõ về nó.

Cụ thể bạn có thể hiểu đó là mức lãi suất do ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Tuy nhiên đối tượng cho vay không phải khách hàng mà là các ngân hàng thương mại tức là ngân hàng thương mại khi hoạt động sẽ có trường hợp cần vay tiền từ ngân hàng trung ương.

Đó là khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể đảm bảo an toàn thì lúc đó ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.

Ngoài ra bạn cũng có thể hiểu đơn giản lãi chiết khấu là một công cụ trong chính sách tiền tệ. Nó là căn cứ quan trọng với cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.

Công thức tính lãi suất chiết khấu chính xác nhất

Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng:

  • Chi phí huy động vốn [funding cost]
  • Trung bình trọng số chi phí vốn [Weighted Average Cost of Capital, WACC]

Chi phí huy động vốn

Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng chi phí gọi vốn. Đây là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.

Ví dụ: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 5%.

Trung bình trọng số chi phí vốn

WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính:

  • Vay thương mại => chi phí của khoản nợ [cost of debt] là lãi suất của khoản vay [1-tax]*lãi suất; và,
  • Vốn góp cổ đông => chi phí vốn cổ phần [cost of equity] là thu nhập mong muốn của cổ đông.

WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên.

WACC = re * E/[E+D] + rD[1-TC]* D/[E+D]

Trong đó:

  • re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
  • rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
  • E: giá thị trường cổ phần của công ty
  • D: giá thị trường nợ của công ty
  • TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

re = [Div0[1+g]/P0] + g

Trong đó:

  • P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.

Lãi suất chiết khấu có tác động như thế nào?

Bản chất của lãi suất chiết khấu cho thấy rõ vai trò quan trọng của nó. Đặc biệt cụ thể như thế nào bạn có thể tìm hiểu qua những tác động sau:

Tác động của lãi suất chiết khấu đối với Ngân hàng thương mại

Mức lãi chiết khấu do ngân hàng trung ương quy định mang đến những tác động lớn. Theo đó đầu tiên với các ngân hàng thương mại thì nó chính là căn cứ quan trọng. Hơn hết các ngân hàng luôn theo dõi, cập nhật sát sao mức lãi chiết khấu.

Chính xác hơn lãi chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ các ngân hàng. Nó là căn cứ giúp các ngân hàng thương mại quyết định giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ.

Cụ thể các ngân hàng thương mại luôn so sánh lãi chiết khấu với lãi thị trường. Nếu trường hợp lãi chiết khấu cao hơn thì ngân hàng sẽ không thể để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp. Nhất là ngân hàng tránh tỷ lệ tiền dự trữ chạm mốc an toàn. Đặc biệt ngân hàng còn có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ để đảm bảo không xảy ra rủi ro khi khách hàng rút tiền.

Ngược lại nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn thì ngân hàng sẽ có thể thoải mái cho vay. Chỉ cần dừng lại ở mức tỷ lệ an toàn tối thiểu là được. Đơn giản bởi lúc này nếu thiếu tiền mặt ngân hàng hoàn toàn có thể vay từ ngân hàng nhà nước. Mức lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ không gây ra những rủi ro.

Tác động của lãi suất chiết khấu đối với Ngân hàng Trung ương

Lãi chiết khấu tác động đến các ngân hàng thương mại là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên quan trọng hơn nó chính là công cụ đắc lực của ngân hàng nhà nước.

Chính xác thì ngân hàng trung ương sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền. Theo đó nếu ngân hàng muốn tăng lượng cung tiền thì sẽ giảm lãi cho vay, ngược lại cho ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi chiết khấu.

Đơn giản bởi khi lãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay.

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của nghiệp vụ chiết khấu trong ngân hàng

Ưu điểm

  • Đây là nghiệp vụ ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng rất chắc chắn.
  • Chiết khấu là hình thức tín dụng đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng, do thủ tục và quy trình cho vay khá đơn giản.
  • Chiết khấu không để vốn của ngân hàng “đóng băng”.
  • Thời hạn chiết khấu ngắn [ít hơn 90 ngày] và ngân hàng thương mại có thể dễ dàng xin tái chiết khấu hối phiếu ở Ngân hàng có nhu cầu về vốn.
  • Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Cho nên nó tạo thành nguồn vốn cho ngân hàng.

Nhược điểm

  • Ngân hàng đôi khi phải nhận chiết khấu các hối phiếu giả mạo, có nghĩa là hối phiếu không thực sự xuất phát từ quan hệ thương mại do một số cá nhân tự ý phát hành giả nhằm mục đích lừa đảo ngân hàng.
  • Người chịu trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá bị mất khả năng thanh toán trước và khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.

Một số định nghĩa khác về chiết khấu

Chiết khấu ngân hàng là gì?

Chiết khấu ngân hàng là tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại.

Trong đó, khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận một khoản tiền tương đương giá trị đến hạn trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.

Vay chiết khấu là gì?

Vay chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc nhu cầu bất thường của các ngân hàng thương mại. Khoản vay này sẽ tính lãi suất chiết khấu.

Chiết khấu L/C là gì?

Chiết khấu L/C là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, có nghĩa là Ngân hàng sẽ mua lại và có thể truy đòi Bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu trước khi đến hạn thanh toán. Mục đích của việc chiết khấu này là đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, bổ sung vốn lưu động sau khi giao hàng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Trong chiết khấu L/C, mức chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu sẽ có sự khác nhau tùy theo đối tượng khách hàng, loại L/C.

Chiết khấu hối phiếu là gì?

Chiết khấu hối phiếu là thực hiện cấp tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng. Ngân hàng mua lại và có quyền truy đòi Hối phiếu đòi nợ trước thời hạn thanh toán.

Trái phiếu chiết khấu là gì?

Trái phiếu chiết khấu là trái phiếu được phát hành với giá thấp hơn mệnh giá của trái phiếu. Lúc này trái phiếu chiết khấu gọi là trái phiếu trả trước. Trái phiếu chiết khấu có thể đề cập đến loại trái phiếu hiện đang giao dịch với giá thấp hơn mệnh giá của nó trên thị trường.

Trái phiếu được bán với giá thấp hơn đáng kể so với mệnh giá, hoặc ở mức 20% trở lên thì được gọi là trái phiếu chiết khấu sâu. Trái phiếu chiết khấu được mua và bán từ nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân.

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán là chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền thanh toán sớm hạn của khách hàng ở thời điểm thanh toán. Hiểu đơn giản, chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm cho người mua, do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Lãi suất tái chiết khấu là gì?

Lãi suất tái chiết khấu được tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trước thời hạn thanh toán. Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ trả số tiền trên thương phiếu hay giấy tờ có giá.

Lãi suất tái chiết khấu áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá.

Tái chiết khấu là gì?

Tái chiết khấu là việc ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng trung ương áp dụng việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và đáng tin cậy thuộc sở hữu của các ngân hàng khác theo tỉ suất tái chiết khấu nhất định. Những giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng chiết khấu, tái chiết khấu ở thị trường thứ cấp.

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn.

Chiết khấu thương phiếu là gì?

Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại, thực hiện bằng việc ngân hàng mua lại thương phiếu chưa đáo hạn của khách hàng. Nói cách khác đây là việc bán thương phiếu cho ngân hàng để nhanh chóng thu tiền về với giá thấp hơn giá thương phiếu. Đặc điểm của tín dụng này là khoản lãi trả ngay khi nhận vốn.

Nguồn tham khảo: Banktop

Video liên quan

Chủ Đề