Ví dụ về tư duy sáng tạo trong cuộc sống

Trước tiên, ta hãy nói về năng lực tư duy trong triết học. Triết học chỉ có thể ra đời khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ phát triển nhất định cho phép khái quát những hiểu biết riêng lẻ, rời rạc thành một hệ thống những quan điểm và quan niệm chung về thế giới. Do đó, nói đến lịch sử triết học không thể không đề cập tới vấn đề năng lực tư duy của con người, vốn là điều kiện ra đời của triết học, song do tác động trở lại, triết học cũng là khoa học về những quy luật chung nhất của tư duy.

Vào thời cổ đại, Aristotle là người đầu tiên biến tư duy thành đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông cho rằng tư duy cũng có những nguyên tắc tồn tại độc lập và con người chứng minh phải theo đúng quy tắc ấy. Bởi vậy, ông đã xây dựng phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch, đã tìm ta nguyên lý của sự chứng minh tam đoạn luận và phân loại 10 phạm trù nhằm mở rộng cả hình thức và nội dung của tư duy.

Đến thế kỷ 17, Décertes cũng đã có câu nói nổi tiếng về tầm quan trọng của năng lực tư duy đối với sự tồn tại của con người trong vũ trụ: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Nguyên lý cơ bản đó của ông mang ý nghĩa tiến bộ trong lịch sử, bởi nó khẳng định được rằng mọi khoa học chân chính đều phải xuất phát từ “sự nghi ngờ, nghi ngờ ở đây không phải là hoài nghi chủ nghĩa, “mà là sự nghi ngờ về phương pháp luận, nghi ngờ để đạt đến sự tin tưởng”, có nghĩa là tư duy.
Và đại biểu xuất sức của nền triết học cổ điển Đức thế kỷ 18, Heghen cũng cho rằng, quá trình nhận thức thế giới là quá trình con người xây dựng nên những khái niệm, tức là con người đã tư duy...

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, sinh viên đã phải tự chuẩn bị và tạo dựng cho mình năng lực tư duy sáng tạo, coi nó như là hành trang để bước vào đời. Tuy nhiên, năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên mỗi nước trên thế giới thể hiện rất khác nhau. Xin lấy dẫn chứng là 2 cường quốc kinh tế Mỹ và Nhật Bản.

Ở Mỹ, nơi lòng say mê sáng tạo đã được coi như kim chỉ nam của mọi thành công, sinh viên luôn phải tự tìm cách nghiên cứu hay giải quyết lấy mọi vấn đề mà học tập đặt ra. Chẳng hạn như kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ). Giáo sư chỉ cầm một tờ báo đọc sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó làm ông bất ngờ nhất, nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.

Ví dụ trên đây luôn coi là ví dụ tiêu biểu nhất cho việc đề cao năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Mỹ. Nói lên sự thông minh, can đảm để đạt đến thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, ví dụ này cũng chỉ rõ tính bột phát trong sức sáng tạo của sinh viên Mỹ, nên đôi khi đẩy nó đến chỗ phản tác dụng như: tinh thần tự giác trong học tập của sinh viên chưa cao, có những sinh viên quá kiêu hãnh về sự thông minh của mình để rồi cuối cùng năng lực tư duy sáng tạo suy giảm.

Trái với Mỹ, phương pháp tạo dựng năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên ở Nhật lại khác hẳn. Sinh viên chỉ sáng tạo sau khi tư duy đã chín muồi. Nói cách khác, sinh viên Nhật phải tích lũy một khối lượng kiến thức cần thiết trước khi có thể có những sáng tạo một cáhc đúng nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, khi bước vào quá trình sáng tạo theo kiểu ngẫu hứng như sinh viên Mỹ, năng lực tư duy sáng tạo của họ rất bị hạn chế và họ buộc phải tuân theo những điều thuộc về nguyên tắc và vốn là truyền thống của đất nước mặt trời mọc.

Còn sinh viên Việt Nam thì sao? Không thể phủ nhận đây là tầng lớp nòng cốt trong những chiến lược phát triển của xã hội chúng ta. Đó là những thanh niên thông minh, can đảm, dám đương đầu với mọi thử thách của cuộc sống, và đặc biệt là có năng lực tư duy sáng tạo không thua kém bạn bè trên thế giới. Nhưng điều đáng quý là năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam luôn được thể hiện ở những đóng góp về tri thức và sức lực vì sự độc lập của Tổ quốc hay sự phồn vinh của đất nước.

Vào thời chiến, khi đất nước bị đế quốc phương Tây đô hộ, thì sinh viên đã đóng góp công lớn vào sứ mệnh lịch sử giành lại độc lập cho đất nước, có những sáng tạo đáng kể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình kháng chiến thắng lợi. Một cách trực tiếp, sinh viên đã tìm ra những cải tiến vũ khí, hay có những nghiên cứu về việc ngắm bắn máy bay địch và việc vận chuyển lương thực, đạn dược đến căn cứ cách mạng đúng hẹn và an toàn. Hay một cách gián tiếp, các sinh viên đã đem lời ca tiếng hát làm dịu đi các chiến trường nóng bỏng đạn bom trong phong trào “tiếng hát át tiếng bom”. Những đóng góp ấy của sinh viên trên mọi mặt của đời sống kháng chiến chính là kết quả của năng lực tư duy sáng tạo được thể hiện rất phù hợp.

Vào thời bình, khi đất nước đang ngày một phát triển về mọi mặt kinh tế- văn hoá – xã hội, sinh viên cũng luôn là tầng lớp có năng lực tư duy sáng tạo đáng khích lệ. Họ đã thể hiện tri thức tuyệt vời của bản thân trong các cuộc thi quốc tế, đem lại vinh quang cho đất nước. Họ cũng có những công trình nghiên cứu được đánh giá cao và trở thành lực lượng tri thức chủ lực của 1 Việt Nam “hoá rồng” trong tương lai.

Tuy nhiên, để có thể đem hết tài năng sáng tạo của mình phục vụ tổ quốc ngày mai, sinh viên cần phải làm những gì ngày hôm nay, nếu năng lực tư duy sáng tạo được coi như là điều kiện quyết định mọi sự thành bại của xã hội, công ty, xí nghiệp và các cá nhân? Dưới đây, xin giới thiệu 10 cách kích thích sự sáng tạo, khả năng ứng biến và năng lực quan sát:

1. Tin tưởng mình có sức sáng tạo: Trở lực lớn nhất đối với việc kích thích sức sáng tạo là tự cho mình không có sức sáng tạo. Sở dĩ nhiều người có quan niệm này là do cha mẹ, thầy giáo... sai lầm đổ cho. Họ cho rằng sức sáng tạo là cái gì không thể với tới được, đối với các nhà phát minh họ kính nhi viễn chi. Kỳ thức thì khả năng sáng tạo không có gì thần bí cả. Thật ra đó cũng chỉ là liên tưởng bình thường mà thôi.

2. Lập tức nắm lấy linh cảm: khi ý thức đã ở vào trạng thái ngủ hoặc chìm đắm ở những công việc khác thì tiềm thức vẫn tiếp tục hoạt động. Chính trong lúc này linh cảm xuất hiện, cho nên nếu tiện thì cạnh giường nên có giấy bút và máy ghi âm, để khi nào linh cảm chợt đến thì ghi ngay lại. Làm như vậy, kết quả đạt được hơn hẳn là cứ cố gắng kéo dài suy nghĩ gây nên sự mệt nhọc, thiếu ngủ.

3. Không thoả mãn với hiện trạng: Bằng lòng với hiện trạng thì không thể nào bật ra sức sáng tạo được, cần phải thoát khỏi nếp nghĩ cũ kỹ, thay đổi nhịp đi bình thường.

Hãy làm như cách vẽ tranh, ghi vấn đề lên trang giấy. Vẽ tranh có liên quan đến hoạt động bán cầu não phải, nó có thể tạo nên hình ảnh, quan niệm và trực giác. Viết chữ có liên quan đến bán cầu trái phụ trách tri thức, chữ số logic. Theo dòng tư tưởng cứ để cho ngọn bút vẽ vung lên, sẽ ra cái vấn đề anh suy nghĩ, từ nhiều góc độ miêu tả nó, sau đó não sẽ điều khiển biến thành một bức tranh sinh động. Dần dần sau khi tạo thành thói quen dùng thị giác và tri giác xử lý vấn đề, bạn sẽ ngạc nhiên phát hiện ra rằng linh cảm sáng tạo cũng dễ thôi.

4. Thay đổi hoàn cảnh mới: Việc thay đổi hoàn cảnh mới có quan hệ mật thiết với sức sáng tạo. Do vậy, thỉnh thoảng bạn nên đi bách bộ trong công viên hoặc trên bãi biển để kích thích sức sáng tạo. Cuối tuần lễ về sống vài ngày ở nông thôn cũng làm nảy sinh những ý tưởng mới mẻ.

5. Suy nghĩ nhiều phương án: Những nhà quản lý giàu sức sáng tạo luôn nói: “Phương pháp này hay đấy, nhưng thử nghĩ xem còn có phương pháp nào tốt hơn nữa không”.
Muốn tìm được nhiều cách giải quyết thì phải dựa vào sự suy nghĩ, hễ gặp vấn đề gì khó, cần phải ghi ngay lại và viết ra những sự việc liên quan và cách giải quyết mà mình nghĩ ra được, sau đó tìm hỏi những người mà mình cho là có thể góp cho những ý kiến hay.

6. Đặt mình vào lĩnh vực mới: Bằng mọi cách đặt mình vào lĩnh vực mới hoặc bắt mình phải từ bỏ hoạt động cũ kỹ chây lười thì có thể bật ra sức sáng tạo. Hoạt động tốt nhất là rèn luyện, đánh thức bán cầu não bình thường ít khi sử dụng đến. Như vậy mới nảy sinh ra những sáng kiến thần kỳ.

7. Thường xuyên tự hỏi mình: như vậy, bạn có thể khẳng định hay sửa chữa, hoặc hoàn toàn vứt bỏ nếp nghĩ cũ. Bất kể sử dụng phương pháp hỏi nào, bạn đều có thể mở ra cánh cửa của sự sáng tạo.

8. Tin tưởng là mình có thể thực hiện được: Tư tưởng này có thể làm cho anh giải thoát được áp lực, tạo nên sự xuất hiện tư duy mới, bởi thoải mái tiếp nhận mình, tin vào mỗi phương pháp mà mình làm, dần dần sẽ bật ra lời giải đáp.

9. Hình thành nhóm nghiên cứu: Từ 5 đến 8 người nên tập hợp nhau lại cùng nghiên cứu một vấn đề, mỗi người có thể tuỳ ý đưa ra những phương án giải quyết khác nhau.

Điều quan trọng là lúc đầu không nên phê bình, tranh cãi gì cả, ý kiến của bất kỳ người nào, dù là kỳ quái đi chăng nữa cũng được đối xử bình đẳng, làm cho mỗi người đều được tự do thoải mái không e ngại, ra sức phát huy trí tưởng tượng của mình. Khi đã nêu ra hết, nhóm mới ghi lại đưa ra thảo luận. Để tiết kiệm thời gian, trước khi tranh luận mỗi người nên đọc lại bản ghi chép trước đã. Phương pháp thú vị và hữu hiệu này có thể động viên nhiều bộ óc cùng nghĩ ra cách giải quyết.

10. Biến suy nghĩ thành hành động: Tất cả những suy nghĩ đều phải được kiểm nghiệm trong thực tế, có thể mới biết suy nghĩ sáng tạo nào là đúng. Cần phải thử xem điểm nào dùng được, điểm nào không dùng được. Khẳng định khả năng sáng tạo của mình, rồi đưa vào thực tiễn làm như vậy bạn có thể trở thnàh thiên tài đầy sáng tạo.

Cập nhật lúc:06:26 CH @ 24/03/2014