Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Giải thích vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?

Xem lời giải

Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Đề bài

Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

Cây công nghiệp

Diện tích [nghìn ha]

Địa bàn phân bố chủ yếu

Cao su

281,3

Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê

53,6

Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ tiêu

27,8

Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Điều

158,2

Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương


Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

* Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

- Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

- Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

+ Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

+ Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.

* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su.

+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng [hồ thủy lợi lớn nhất nước ta].

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài]

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.

loigiaihay.com

  • Quan sát hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An. Nêu vai trò của hai hồ chứa này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Địa lí 9

  • Bài 1 trang 120 SGK Địa lí 9

    Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

  • Bài 2 trang 120 SGK Địa lí 9

    Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

  • Giải bài 3 phần câu hỏi và bài tập trang 120 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

    Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Đề bài

Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân: Nhờ cónhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn [nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm] phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới [cà phê, hồ tiêu,…].

- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

⟶Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

- Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,... và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Loigiaihay.com

  • Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 104 SGK Địa lí 11

  • Hãy kể tên những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 105 SGK Địa lí 11

  • Bài 1 trang 105 SGK Địa lí 11

    Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

  • Bài 2 trang 105 SGK Địa lí 11

    Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

  • Bài 3 trang 105 SGK Địa lí 11

    Dựa vào hình 11.5 [sgk trang 102 Địa lí 11], cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP [năm 2004] cao, quốc gia nào còn thấp.

  • Ngành công nghiệp Nhật Bản

    Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

  • Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

    Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su [chiếm 61% tổng diện tích], Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

  • Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

    Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

  • Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 82 SGK Địa lí 11

Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước?

Share
Xem

Video liên quan

Chủ Đề