Vì sao miền trung hay có bão

Liên tục những ngày tháng 10, miền Trung gánh chịu các đợt lũ chồng lũ, bão chồng bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Vì sao lại có tình trạng mưa lũ phức tạp tại các tỉnh miền Trung những ngày vừa qua và từ nay đến cuối năm mảnh đất này còn phải gánh chịu thêm bao nhiêu bão lũ?

Mùa mưa lũ dị thường ở miền Trung: Nỗi thống khổ chưa hồi kết

Thanh Niên đã chuyển những câu hỏi này tới ông Nguyễn Văn Hưởng [ảnh], Trưởng phòng Dự báo khí hậu Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. 

* Thưa ông, chưa khi nào các tỉnh miền Trung liên tục đón các đợt mưa lũ dồn dập như vừa qua. Ông nhìn nhận ra sao về đợt thiên tai khốc liệt này?

- Đây là một đợt mưa, bão, lũ lớn ảnh hưởng đến khu vực miền Trung. Nguyên do ảnh hưởng của tổ hợp nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm tác động cùng một lúc, dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung bộ, cùng với các xoáy thuận nhiệt đới liên tiếp hình thành hướng vào đất liền nước ta kết hợp với không khí lạnh và gió mùa đông bắc liên tục được bổ sung cùng địa hình chắn gió của dãy Trường Sơn. Sự kết hợp cùng lúc của các hình thái này là nguyên nhân chính gây nên các đợt mưa, lũ lớn dồn dập ở khu vực miền Trung trong thời gian vừa qua.

Diễn biến mưa lũ ở các tỉnh miền Trung vừa qua cho thấy thiên tai ngày càng khốc liệt, bất thường và khó dự báo. Đầu năm, chúng ta chịu ảnh hưởng của những đợt rét đậm, mưa đá diện rộng, nắng nóng kỷ lục, mưa bão nhiều và tập trung hơn, nhiều mưa lớn cục bộ, lũ lụt cũng sâu, diện rộng và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, đặc biệt khu vực miền Trung.

Xót xa Lệ Thủy đổ nát, tan hoang sau lũ lụt lịch sử trăm năm có một

* Các sông miền Trung ghi nhận mực lũ rất lớn. Điểm lại diễn biến mưa lũ thời gian qua, ngành khí tượng thủy văn có nhận định gì, thưa ông?

- Mưa lớn liên tiếp trút xuống khiến đợt lũ này chưa rút hết thì lũ mới lại chồng lên. Ở đợt lũ đầu tiên, từ ngày 6 - 14.10, đỉnh lũ trên sông Hiếu [Quảng Trị] tại Đông Hà là 4,69 m [đo 13 giờ ngày 8.10], vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1983 là 0,11 m. Đỉnh lũ trên sông Bồ tại Phú Ốc [Thừa Thiên - Huế] là 5,24 m [đo lúc 23 giờ ngày 9.10], vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,06 m.

Đợt lũ thứ hai, từ ngày 16.10 đến nay, đỉnh lũ trên sông Hiếu tại Đông Hà [Quảng Trị] tiếp tục xác lập mốc lịch sử mới với mực lũ đạt 5,36 m [đo 3 giờ ngày 18.10], vượt lũ lịch sử năm 1983 là 0,78 m, và vượt đỉnh lũ vừa thiết lập trước đó ngày 8.10 là 0,67 m. Đỉnh lũ trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn [Quảng Trị] là 7,4 m [đo lúc 2 giờ ngày 18.10] vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,11 m. Còn ở Quảng Bình, mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 4,88 m [đo lúc 6 giờ ngày 19.10] đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1979 là 0,97 m.

Chúng tôi ghi nhận, lượng mưa trong ngày tại một số nơi đo được với lượng mưa cực lớn. Cụ thể, ngày 10.10, mưa tại A Lưới [Thừa Thiên-Huế] lên tới 594 mm; ngày 17.10 mưa tại Khe Sanh [Quảng Trị] là 582 mm. Đặc biệt, ngày 19.10, mưa tại Hoành Sơn [Hà Tĩnh] là 302 mm; còn tại Ba Đồn [Quảng Trị] lượng mưa lên tới 756 mm... Nếu so sánh tổng lượng mưa đo trong ngày thì đây là lượng mưa lớn chưa từng ghi nhận trong lịch sử.

Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình

Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, thống kê tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên từ ngày 6 - 25.10, mưa lũ đã làm 130 người chết và 18 người đang mất tích.

* Bão số 8 vừa áp sát Trung bộ thì Biển Đông chuẩn bị đón cơn bão số 9 và dự báo cũng hướng vào Trung bộ. Khu vực này vừa hết lũ chồng lũ, giờ lại đến bão chồng bão? Ông nhìn nhận ra sao về tình trạng thiên tai dồn dập này?

- Đầu năm, chúng ta chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, cuối năm lại chịu tác động của hiện tượng La Nina. Thời tiết nhiều khu vực ở nước ta có những diễn biến khá phức tạp. Nắng nóng gay gắt đầu năm, bão và mưa lớn dồn dập vào cuối năm.

Riêng tại miền Trung, suốt từ ngày 5 - 20.10 gần như ngày nào cũng có mưa to đến rất to. Theo thống kê, lượng mưa trong 20 ngày đầu tháng 10 nhiều nơi đã vượt so với trung bình nhiều năm từ 100 - 200%. Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, nhiều nơi lượng mưa đã vượt 300 - 400% so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, tại Khe Sanh [Quảng Trị], tổng lượng mưa vượt tới 628% so với trung bình nhiều năm. Năm nay, không khí lạnh đến sớm và tương tác mạnh với các hệ thống thời tiết khác như bão, dải hội tụ nhiệt đới, nhiễu động gió đông trên cao nên gây ra những đợt mưa lớn và kéo dài ở khu vực miền Trung.

Ngay sau bão số 8, Biển Đông tiếp tục đón bão số 9 và dự kiến hướng vào các tỉnh nam Trung bộ. Như vậy, chỉ trong tháng 10, các tỉnh miền Trung liên tiếp chịu ảnh hưởng của 5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp. Cũng theo thống kê của chúng tôi, trong lịch sử, số lượng 4 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới xuất hiện trong cùng một tháng 10 mới chỉ xảy ra năm 1983, năm nay là năm thứ hai tháng 10 có số lượng bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện nhiều như vậy.

Bão số 9 gió giật cấp 17, trở thành cơn cuồng phong rất nguy hiểm

* Thời gian còn lại của mùa mưa bão năm nay, các tỉnh miền Trung liệu có phải hứng chịu thêm đợt mưa lớn hay bão, lũ nào khác?

- Dự báo từ nay tới hết năm 2020, khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 3 - 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó, có 2 - 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung bộ và phía nam. Trong tháng đầu năm 2021, vẫn có khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực phía nam Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực nam Trung bộ và Nam bộ. Ở khu vực Trung bộ, người dân cần đề phòng, sẵn sàng ứng phó với các đợt mưa lớn, đặc biệt mưa lớn dồn dập và kéo dài, có thể gây ngập lụt diện rộng trở lại.

Do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, thời tiết cực đoan ở nước ta còn diễn biến rất phức tạp. Người dân cần đề phòng khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, là các tháng 10 và 11. Ngư dân lao động trên biển cần đề phòng gió mạnh do tác động gió mùa tây nam ở vùng biển phía nam Biển Đông; gió đông bắc của không khí lạnh trên khu vực phía bắc và giữa Biển Đông vào các tháng chính của mùa đông năm 2020 - 2021. Còn ở Tây nguyên và Nam bộ, dự báo trong những tháng mùa khô 2020 - 2021, nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa; xâm nhập mặn ở Nam bộ sẽ sớm và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Những căn nhà phao "thách thức" lũ lịch sử ở Quảng Bình: Nổi lên theo con nước

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, chiều 25.10, bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Dự báo sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 8, các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa phổ biến 30 - 80 mm.

Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19 giờ ngày 25.10, tâm bão Molave trên khu vực miền trung Philippines. Vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất đạt cấp 11 - 12, tức là 100 - 135 km/giờ, giật cấp 14. Dự báo trong 24 - 48 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay. Đến 19 giờ ngày 26.10, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 450 km về phía đông đông bắc. Vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất đạt cấp 12, tức là từ 115 - 135 km/giờ, giật cấp 14.

Sáng nay 26.10, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai tổ chức họp với các bộ, ngành để chỉ đạo công tác ứng phó bão Molave đang hướng vào Biển Đông.

P.Hậu

Tin liên quan

25/10/2020 13:31:37 GMT+7

Đâu là nguyên nhân khiến miền Trung của Việt Nam mỗi năm đều phải hứng chịu những trận bão lớn?

Chỉ trong vòng khoảng hơn 1 tháng qua, miền Trung đã hứng chịu 3 cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề. Trong khi người dân ở nhiều tỉnh miền Trung vẫn đang oằn mình với nước lũ thì 1-2 ngày tới, liên tiếp hai cơn bão số 8 và 9 lại tiếp tục đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Hai cơn bão nối đuôi nhau sắp đổ bộ vào miền Trung.

Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc miền Trung nước ta trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn.

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Đa phần các cơn bão lớn thường bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý. Theo đó, bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m.

Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Trên thực tế, bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết các cơn bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Miền Trung là nơi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam, loại gió mang hơi ẩm nhiều nên thường gây mưa. Khi bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Tóm lại nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão. Chính vì vậy, hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung.

Đa số các tỉnh miền Trung khi bão đổ bộ vào thường gây ra tình trạng lũ lụt trên diện rộng. Nguyên do là bởi bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với quy mô lớn như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế-Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,...

Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

TH [Nguoiduatin.vn]

Video liên quan

Chủ Đề