Vì sao Nguyễn Du lại viết cái án phong lưu khách tự mang

Dàn ý mẫu

Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh?

   Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh vì cho rằng mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh: cùng là những nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh. Cũng như Chu Mạnh Trinh sau này khóc Kiều “Ta cũng nòi tình, thương người bạc mệnh”.

“Nỗi hơn kim cổ” có nghĩa là gì? Vì sao tác giả lại cho là “khó có thể hỏi trời”?

   “Nỗi hờn kim cổ” dịch nghĩa của “cổ kim hận sự” (nỗi hận xưa nay), ý nói sự nghiệt ngã của tạo hóa, luôn đối xử bất công với nghệ sĩ tài hoa. Dưới thời phong kiến, các nghệ sĩ tài hoa thường khó tránh khỏi bất hạnh.

   Tác giả cho là “khó có thể hỏi trời” (thiên nan vân), vì theo tác giả, đây là “nỗi khổ của muôn đời”, con người khó mà làm thay đổi được. Tư tưởng này thể hiện: sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội.

Thương cảm và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh, điều đó nói lên điều gì tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du?

   Thương cảm và đồng cảm với Tiểu Thanh, một người con gái có tài văn chương nhưng đoản mệnh, sống từ thời nhà Minh ở Trung Quốc, điều đó chứng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua mọi ranh giới không gian và thời gian – một cảm xúc nhân đạo bao la và sâu sắc.

Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề của toàn bài?

   – Vai trò của 2 câu đầu (đề): mở ra toàn bộ khung cảnh, hoàn cảnh, nhân vật, sự việc, cảm xúc…

    Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

    Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

    (Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang

    Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

   – Vai trò của hai câu 3, 4 (thực): phát triển hình tượng cảm xúc, nêu lên nỗi khổ của một người.

    Chi phấn hữu thần liên tử hậu

    Văn chương vô mệnh lụy phần dư

    (Son phấn có thần chôn vẫn hận

    Văn chương không mệnh dốt còn vương)

   – Vai trò của câu 5, 6 (luận): chuyển cảm xúc, mở rộng ý, và nâng cao tầm tư tưởng, nói đến nỗi khổ của muôn đời.

    Cổ kim hận sự thiên nan vấn

    Phong vận kì oan ngã tự cư

    (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

    Cái án phong lưu khách tự mang)

   – Vai trò của câu 7, 8 (kết): nêu cảm xúc và kết thúc bài thơ, mở ra hướng duy ngẫm và dư vị trong lòng người đọc.

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

    (Không biết ba trăm năm lẻ nữa

    Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Bài văn mẫu

   Nguyễn Du tên là chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (Nhà săn bắn núi Hồng Sơn), sinh năm 1765 thời Lê mặt tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí là một bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán, được in trong Thanh Hiên thi tập, thể hiện lòng nhân ái và sự đồng cảm của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh tài sắc nhưng phận bạc.

   Nguyễn Du với Tiểu Thanh là hai người xa lạ. Vậy Tiểu Thanh là ai?

   Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Nỗi uất ức đau khổ được cô gửi gắm vào thơ nhưng bài thơ đã bị người vợ cả đốt, may mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại). Sống trong tình cảnh đó, Tiểu Thanh sinh bệnh và từ giã cõi đời ở tuổi 18. Nguyễn Du cảm thương người con gái tài sắc phận bạc ấy mà làm bài thơ này. Bài thơ chữ Hán được dịch nghĩa theo văn xuôi là:

   Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi. Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước của sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được. Sống phong lưu, nhàn nhã cũng tự mang bản án vào mình. Ta tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, thiên hạ ai người khóc Tố Như?

   Bài thơ khá hay nên có nhều người dịch ra tiếng Việt. Giản Chi, Nguyễn Quảng Tuân, Quách Tuân, Vũ Tam Tập dịch theo thể thơ của nguyên tác, riêng Vũ Hoàng Chương thì diễn ra thơ lục bát. Dù là hình thức nào, người dịch vẫn không làm chệch hướng nội dung của bài thơ. Ở đây, chúng ta tìm hiểu, cảm nhận bài thơ theo bản dịch của Vũ Tam Tập.

   Hai câu đề của bài thơ:

    Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

    Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

   Đấy là hai câu thơ tức cảnh sinh tình dù bài thơ không được sáng tác tại chỗ (Tây Hồ). Đây là cảnh trong tâm tưởng của nhà thơ. Mà đúng thế. Nhà riêng của một nhà quyền quý chắc chắn là đẹp, cảnh Tây Hồ vốn đẹp nổi tiếng. Hiện thực là thế, nhưng với đời của nàng Tiểu Thanh, với nhà thơ thì không thế. Cảnh đẹp ấy, trong tâm tưởng của nhà thơ đã “hóa gò hoang”. Một đồi đất nhỏ thì có gì là đẹp! Mà đó là nấm mồ vô chủ ai mà đến thăm (Truyện Kiều) thì người đang nằm dưới lòng đất kia lại càng lạnh lẽo, càng cô đơn. Người đang nằm dưới lòng “gò hoang” kia, nàng Tiểu Thanh bạc mệnh kia chỉ còn lại ở dương thế “mảnh giấy tàn” là phần di cảo của Tiểu Thanh Kí. Chính hai chi tiết, hai hình ảnh “gò hoang” và “mảnh giấy tàn” này là nguyên nhân khiến nhà thơ “thổn thức bên song”. Cảm xúc của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh được diễn tả rõ hơn ở hai câu thực:

    Son phấn có thần chôn vẫn hận

    Văn chương không mệnh đốt còn vương.

   Hoán dụ “son phấn” để chỉ nàng Tiểu Thanh. Tiểu Thanh dù đã chết (chôn) nhưng linh hồn chắc phải xót xa, căm giận người đã đốt những trang thơ của nàng. “Hận” vì hai lẽ: ghen tuông mù quáng khiến nàng phải chết, và đốt những trang thơ vốn chẳng có số phận {mệnh), và chúng vẫn không cháy hết như còn nuối tiếc (còn vương) muốn giữ phần còn lại cho hậu thế.

   Trên là những câu thơ tức cảnh sinh tình, cảm thương cho người tài sắc nhưng bạc phận. Từ đó nhà thơ đã bàn rộng thêm ở hai câu luận:

    Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

    Cái án phong lưu khách tự mang

   Hình như nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều. Việc đó thì chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:

    Trăm năm trong cõi người ta,

    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

   Ban đầu, các nhà văn xưa mượn thuyết tài mệnh tương đối này để miêu tả cuộc đời của những phụ nữ có nhan sắc, hiền đức nhưng phải chịu nhiều nỗi oan khiên. Nguyễn Dữ với truyện Người con gái Nam Xương, Nguyễn Gia Thiều viết về cung nữ trong Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn với người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm… Đấy là những mảnh đời riêng biệt.

   Riêng với Nguyễn Du, nhà thơ lại quan tâm đặc biệt đến đời của những phụ nữ có cả sắc lẫn tài “thi hoa lẫn… cung thương làu bậc ngũ âm…” (Kiều) khá tương đồng với thân phận của những nhà nho thất sủng trong xả hội loạn lạc, suy thoái. Ay là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, Người con gái gảy đàn ở Thăng Long trong thơ chữ Hán; là Đạm Tiên, Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Ây là những kẻ “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” mà nhà thơ cảm thông với họ đồng thời cũng ngụ ý ví với thân phận của mình.

    Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

    Người đời ai khóc Tố Như chăng?

   Ấy là dự cảm của nhà thơ về số phận của mình. Với Tiểu Thanh, người phụ nữ xa lạ có phần đời bất hạnh khiến nhà thơ thương khóc như vậy dù nàng sống trước nhà thơ ngoài mấy trăm năm, không biết ngoài ba trăm năm sau có ai thương cảm khóc nhà thơ chăng?

   Biết được số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng đến số phận của mình. Đúng vậy, nhưng như trên đã viết, nhà thơ nghĩ đến thân phận của những nhà nho, những người có tài, trong đó có ông. Đấy là mối đồng cảm “tình lại gặp tình”, như Thúy Kiều trứớc mộ Đạm Tiên, “thấy người nằm đó biết sau thế nào?” Đó là sự liên tưởng, mối ưu tư tự nhiên của những người có đời sống tinh thần thiên về tình cảm.

   Trước mộ Đạm Tiên.

    Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,

    Thác là thể phách còn là tinh anh”

   Công chúng, thời nào cũng thế, rất công minh trong việc tìm tòi, chắt lọc “tinh anh” của “đấng tài hoa”. Điều ấy chúng ta thây ở tục ngữ, những bài ca dao, những tác phẩm văn chương có từ thuở xa xưa tới nay vẫn còn được truyền tụng. Ngay cả Truyện Kiều, hay Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đã qua hai trăm năm vẫn còn được truyền tụng, và sẽ còn được truyền tụng lâu dài.

Bài văn mẫu

   Thương xót cho số phận bất hạnh của những người tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du. Mộng Liên Đường chủ nhân có viết: “Thúy Kiều thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”.

   Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.

   Tiểu Thanh là vợ thiếp của một người ở Hổ Lâm, nhà ở Quảng Lăng, Giang Tô, cùng họ với chồng, nên chỉ gọi là Tiểu Thanh. Thuở bé thông tuệ khác thường. Năm mười tuổi, gặp một ni sư dạy cho Tâm kinh, chỉ qua một hai lượt là đã thuộc lòng, đọc lại không sai một chữ. Ni sư bảo: cô này thông tuệ sớm, phúc bạc, nếu không cho vào chùa làm đệ tử thì đừng cho học chữ, may ra sống đến ba mươi tuổi. Người nhà cho là nói bậy. Mẹ Tiểu Thanh vốn là gia sư nên cho con theo học. Được đi lại với nhiều nhà khuê các nên Tiểu Thanh sớm tinh thông nhiều nghề, kể cả âm luật. Năm 16 tuổi cô đi lấy chồng, làm lẽ một công tử quyền quý nhưng ngốc nghếch, không phải kẻ đào hoa phong nhã. Vợ cả lại là người độc ác, cả ghen, bắt cô ở riêng trên núi Cô Sơn, không cho tiếp xúc với chồng. Cô buồn khổ, uất ức, tấm lòng gửi cả vào thơ, từ Tiểu Thanh cô đơn, đau buồn mà sinh bệnh. Vợ cả sai thầy lang và con hầu mang thuốc đến, có lẽ là thuốc độc, nàng vờ cảm ơn, sau đem vứt đi. Nàng không ăn cơm, chỉ uống nước quả, nhưng chú ý trang điểm và ăn mặc đẹp. Có khi cho gọi cô gái đàn tì bà chơi ít bài mua vui. Một hôm cô nhắn chồng cho mời họa sĩ đến, bảo vẽ chân dung. Vẽ bức thứ nhất, Tiểu Thanh chê chỉ vẽ được hình mà chưa bắt được cái thần. Vẽ bức thứ hai, nàng khen đã nắm được thần, nhưng thiếu phong thái, lại bỏ đi. Nàng bảo họa sĩ ngồi chơi quan sát nàng pha trà, vẽ tranh, trò chuyện…

   Hồi lâu bảo họa sĩ vẽ chân dung, được một bức sinh động như thật. Họa sĩ về, Tiểu Thanh đem bức trah cúng trước sập, thắp hương, rót rượu. Nàng nói: “Tiểu Thanh ơi Tiểu Thanh, lẽ nào đây là duyên phận của mi?”. Rồi ôm ghế mà khóc, nước mắt như mưa, một cơn xúc động dâng lên rồi chết. Năm đó nàng vừa mười tám tuổi. Chập tôi chồng hay tin chạy lại, vén màn thấy dung nhan như sống, xiêm áo tinh tươm, đau đớn khóc to, thổ huyết một thăng. Sau đó, lục lọi tìm được thơ một quyển, chân dung một bức và một phong thư gửi một phu nhân. Bóc thư thấy lời lẽ cực kì đau đớn, bèn khóc to: “Nàng ôi, ta phụ nàng, ta phụ nàng!”. Vợ cả nghe thấy giận quá chạy lại đòi đưa tranh.

   Chồng giấu bức thứ ba, chỉ đưa bức thứ nhất, vợ lấy ngay. Lại bảo đưa thơ, vợ lại đốt thơ. Đến khi tìm lần nữa thì không còn gì. Nhưng khi sắp chết Tiểu Thanh đem mấy thứ hoa hột trang sức làm quà cho con gái nhỏ của bà giúp việc, gói bằng hai tờ giấy. Đó chính là bản thảo thơ của nàng, gồm tuyệt cú chín bài, cổ thi một bài, từ một bài, kèm thêm một bài trong thư gửi cho phu nhân nào đó, tổng cộng là mười hai bài. Một người họ hàng nhà chồng sưu tập được đem cho khắc in, đặt tên là Phần dư. Chép đến đây, Trương Triều viết: “Hồng nhan bạc mệnh, nghìn năm đau lòng, đọc đến chỗ đưa thuốc độc, đốt tập thơ, tiếc là không thể băm nát xương mụ đàn bà ghen tuông ấy ra mà đem cho chó ăn!”. Lại viết: “Chuyện Tiểu Thanh có người bảo là vốn không có người ấy, chẳng qua là ghép hai chữ “Tiểu” và “Thanh” thành chữ “Tình” mà thôi. Đến khi đọc bài ca Ngô Tử Vân có một bài tựa ngắn, nói rằng Phùng Tiểu Thanh là em gái của Tiểu Thanh ở Duy Dương, lấy chồng là Mã Mạo Bá, người ở cối Kê, như thể tựa hồ như là có người ấy thật.

   Thiết nghĩ nội dung tóm lược trên đây sẽ giúp ta hiểu thêm bài thơ, nhất là khía cạnh ngẫu nhiên, oan trái, khó hiểu của số phận.

   Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư. Nghĩa là vườn hoa bên Hồ Tây đã thành bãi hoang rồi. “Khư” chỉ di tích hoang phế, ở đày gợi cảnh đổi thay, thời gian trôi chảy.

   Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Câu này có mấy cách dịch khác nhau về chi tiết.

   – Nhóm Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch là: Trước song một mình viếng một tập giấy.

   – Đào Duy Anh: Một mình ngồi trước cửa sổ viết một tờ thư viếng.

   – Vũ Tam Tập: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

   Theo ngữ pháp Hán ngữ cổ, chữ “độc” làm trạng ngữ, chỉ có nghĩa là một mình. “Nhất chỉ thư” có thể hiểu là một tờ thư, ví như trong bài thơ “Sơn cư mạn hứng” của Nguyễn Du. Nhưng ở đây đang nói tới Tiểu Thanh kí, câu này “thừa đề” cho nên “nhất chỉ thư” là chỉ truyện Tiểu Thanh. “Điếu” đây là bằng điếu, hoài niệm người xưa. Cả câu nên dịch: Một mình nhớ tới nàng qua một tà giấy chép truyện của nàng.

   Câu 3-4:

    “Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

    Văn chương vô mệnh lụy phần dư”

   Hai câu này cũng được dịch rất khác nhau, thậm chí trái nhau, thể hiện tính mơ hồ, đa nghĩa của câu thơ.

   – Nhóm Bùi Kỷ: “Son phấn như có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương có số phận gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt”.

   – Đào Duy Anh: “Son phấn có thần, nên để lại niềm xót thương sau khi chết. Văn chương không có duyên phận nên đốt rồi mà lụy vẫn còn sót lại”.

   – Vũ Tâm Tập: “Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở”.

   Trường hợp thứ nhất hiểu “người ta” là chủ ngữ của hai động từ “liên”, “lụy”. Trường hợp thứ hai thì “liên”, “lụy” đã được hiểu là danh từ. Trường hợp thứ ba thì chủ ngữ lại là “son phấn”, “văn chương”. Ta hãy tìm hiểu từng cụm từ. “Son phấn có thần” là nói sắc đẹp có thần sắc, có tinh thần (thế mà lại chết oan), nên chết rồi vẫn khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương là nói các bài thơ, cũng là nói phần tài hoa của nàng. “Vô mệnh” là không có số mệnh, đã không có số mệnh mà lại chịu số phận bị đốt còn thừa lại! “phần dư” là đốt dở, là phần đốt còn sót lại. “Lụy” là mang lụy. Đây là hai câu “thực” nói tới nỗi oan trái của Tiểu Thanh.

   Cả hai câu đều nói tới số phận oan trái của sắc tài.

   Câu 5-6:

    “Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

    Phong vận kì oan ngã tự cư”

   Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:

   – Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.

   – Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.

   – Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.

   Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nliã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.

   Câu 7 – 8:

    “Bất tri tam bách dư niên hậu.

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

   Hai câu chữ nghĩa không khó hiểu, các bản dịch đại để đều như nhau. Hiện nay chưa có tài liệu để giải thích tại sao lại “ba trăm năm lẻ”, nhưng ta có thể hiểu nỗi hi vọng được lặp lại sự việc đã có của người trung đại – Con người do khí sinh tụ mà thành, khí vũ trụ vận chuyển và những con người đồng khí lại tái sinh hoặc gặp nhau. Tư Mã Thiên trừng nói cứ năm trăm năm trong lịch sử lại xuất hiện một con người vĩ đại. Trương Hành, nhà thiên văn học đời Hán (78 – 139) trong bài Đồ lâu phủ đã trò chuyện với đầu lâu của Trang Tử, người sống trước ông khoảng bốn trăm năm. Như người đồng điệu. Nguyễn Du đã thương khóc Thúy Kiều và Tiểu Thanh sống vào giữa và cuối thế kỉ XVI, hẳn ông cũng chờ mong sau mấy trăm năm có người lại xuất hiện để khóc ông?

   Bài thơ còn có những điều chưa rõ, nhưng tấm lòng thương người, tiếc tài, mong gặp được người đồng điệu thông cảm là rất rõ. Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông.

   Nguyễn Du, người đã tiếp nối và làm phong phú dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du xứng đáng là người bảo vệ, trân trọng cái đẹp, cái tài hoa trong chế độ phong kiến đầy bất công và lừa lọc.

Bài văn mẫu

   Tiểu Thanh là người con gái nhan sắc có tài văn thơ sống ở đời Minh. Tiểu Thanh là vợ lẽ của một người họ Phùng, bị vợ cả ghen ghét hành hạ nên chết yểu. Tiểu Thanh có một tập thơ để lại cũng bị vợ cả đốt chỉ còn sót lại một phần nhỏ. cần lưu ý cụm từ “song tiền” (trước cửa sổ) đứng trước làm định ngữ cho cụm từ “nhất chỉ thư” (một tờ sách) đế làm rõ vị trí tờ sách rời.

   Chữ “lụy” trong bài thơ là động từ tứ sứ, có nghĩa là làm vấn vương, xao xuyến. Chữ “cư” có nghĩa là gánh vác trong cụm từ “ngã tự cư ” có nghĩa tự chuốc lấy vào thân.

   Trong câu kết bài thơ có phần trạng ngữ “tam bách dư niên hậu”. Nguyên văn cả hai câu kết là: “Bất tri tam bách dư niên hậu – Thiên hạ hà nhân khấp Tô’ Như?” có nghĩa là không biết sau hơn ba trăm năm, người nào sẽ khóc Tô’ Như đây? Câu thơ đã làm rõ ý tứ người khóc là có, duy chỉ không biết là người nào cụ thể. Làm sao biết được việc và người chưa xảy ra nên tác giả dùng từ phủ định “bất tri”.

   Nguyễn Du lấy tên tự Tố Như là có ý cho mình cũng là một trong số người tài hoa nhưng tủi phận.

   Điểm qua vài nét về xuất xứ. Câu chữ cần được hiếu và ngay cả hàm ý trong tên tự Tô’ Như để thấy tính chất tượng trưng của những hình ảnh cụ thể trong Đọc Tiểu Thanh kí. Khi đọc bài thơ cần phải biết khái quát hóa ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh cụ thể trong câu thơ sẽ nhận ra ý tưởng thơ gợi tả một quy luật phố biến mà khắc nghiệt con người phải gánh chịu. Đó là “sự tương đô’ giữa sắc và mệnh”. Trong sắc đẹp của Tiểu Thanh còn có cả tài thơ nên luận đề của bài thơ cũng được hiểu liên khúc với “tài mệnh tương đố”, một chủ đề gần gũi sẽ được tô đậm hơn trong kiệt tác Truyện Kiều.

   Định hướng phân tích Đọc Tiểu Thanh kí theo suy nghĩ như vậy sẽ thấy rõ hơn chiều sâu tâm trạng trữ tình trong bài thơ. Chúng tôi gọi cách phân tích để hiểu bài thơ này là “phương pháp liên khúc”.

   Liên khúc chủ yếu tìm ra môi liên hệ nội tại trong cấu trúc nghệ thuật của bài thơ, đồng thời phải thấy tính chất tương liên, đồng cảm giữa nhà thơ Nguyễn Du với nhân vật Tiểu Thanh để làm nổi bật chủ đề “tài mệnh tương đố” như một biểu hiện của định mệnh làm khôn khổ bao nhiêu thê’ hệ con người.

   Đọc Tiểu Thanh kí được Nguyễn Du viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật. Khi phân tích b?i thơ này nên làm thông mạch đề, thực, luận, kết của văn bản, vừa phải tìm ra ý tứ bỉ i thơ qua kết cấu ấy.

   Vườn hoa (hoa uyển) đã hàm ý sắc màu rực rỡ, biểu trưng vẻ đẹp thắm tươi, đầy sức sống. Bãi hoang đặc tả cái chết khô kiệt hoàn toàn chẳng còn chút dấu vết sự sông ngày qua. Đó là sự thay đổi nhanh chóng, rất cụ thể, nhỡn tiền mà con người không tưởng tượng nổi. Câu thơ dựng lên hai cảnh trái ngược nhưng được nhìn trên cùng trục thời gian mô tả, khiến cho chúng cùng đồng hiện làm tăng thêm tính chất đối lập giữa sắc đẹp dồi dào và sự sống quá ngắn ngủi.

   Câu thơ thứ hai là sự tiếp nối ý tứ đã gợi ra ở câu trên “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” nghĩa là một mình thương cho một tờ sách rơi vương trước cửa sổ. Cả cuốn sách đã mất mát gần hết chỉ còn lại một tờ và tồn tại lay lắt, vương vãi trong lãng quên. Rõ ra là cái phận sách chẳng ra gì! “Độc điếu” là một mình viếng thăm và thương cảm cho tờ sách chứa chan tình đời và tài năng của người đã tạo ra nó. Câu thơ biểu hiện sự thương cảm của một tấm lòng trước một tấm lòng. Chỉ riêng cụm từ “nhất chỉ thư ” (một tờ sách rơi) cũng đã tạo ra một cảnh đối lập giữa tài và mệnh, giữa tài cao và mệnh thấp.

   Vào bài, câu thơ tả vật nhưng vật làm rõ mối liên thông bên trong giữa tài hoa với mệnh bạc. Mọi sáng tạo của con người bằng tài năng của mình đều là mầm mống dẫn tới phiền lụy giữa những đua tranh, ghen ghét ở đời.

   Hai câu thực đã đi vào phân tích việc người, nói trực tiếp về tài sắc và mệnh bạc của con người. Cái phần ưu tú trội vượt lên của tài sắc là cái hiếm hoi không dễ có. Đó là cái thần khí của con người. Con người sinh ra từ cát bụi sẽ trở về cát bụi là lẽ thường tình. Nhưng chết đâu phải đã hết, cái thần thái tinh anh trong tài sắc là bất diệt. Người ta quý trọng nó nên càng thương xót khi nó bị vùi dập phũ phàng. Thái độ “biệt nhỡn liên tài” thật đáng trân trọng ở một tài danh như Nguyễn Du.

   Hai câu thực đã khái quát số phận con người tài hoa mà bạc phận. Dường như đó là định mệnh vây hãm con người:

   Rằng hồng nhan tự thuở xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

   Những câu thơ tiếp theo vẫn là những liên khúc góp phần hoàn chỉnh tư tưởng chủ đề: Vãn chương vô mệnh (không mệnh sống) có gì phải đau lòng khi nó bị người đời hắt hủi? Vậy mà văn chương ở đây bị đốt chỉ còn sót lại một tờ vẫn làm đau xót lòng người. Hẳn phải là thứ văn chương “rỏ máu” để làm nên tuyệt bút. Tuyệt bút vì cái hồn người, tình đời được gửi vào văn chương ấy. Cả tài văn chương Tiểu Thanh và suy rộng ra tài hoa đã làm nảy sinh lòng đố’ kị, ghen ghét của người đời. Chính cái tài ấy là nguyên cớ của tai họa. Tài sắc là kết quả của bao nhiêu nỗ lực cá nhân nên “cậy tài” cũng là lẽ thông thường nhưng con người cũng lại phải biết:

   Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần.

   Hai câu thực trong Đọc Tiểu Thanh kí mượn cuộc đời cụ thể để minh chứng cho hiện tượng “tài mệnh tương đố” và nguyên nhân dẫn tới tai họa ấy cũng do bởi chính con người tự chuốc vạ vào mình. Đây là việc của con người xuất phát từ lồng người, thói đời nên trời làm sao biết giúp cách nào! Con người phải tự trách mình, tự cứu mình trước đã.

   Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư.

   Có phải đó là điều người đời đã biết mà vẫn không tránh được chăng?

   Hiện tượng “tài mệnh tương đổ” đã trở thành phổ biến, tất yếu. Vì vậy, Nguyễn Du đề cập tới nó trong những tác phẩm sau này như một hên khúc nhân sinh.

   Tài hoa là của hiếm, thương cho thân phận tài hoa là một biểu hiện của thái độ nhân ái. Đời oan khổ là thế, vậy cứu vớt thế nào đây? Nguyễn Du hé mở cho mọi thời, mọi người lối thoát để “giải nạn”. Nỗi oan uổng của tài sắc không phải là tự ông trời và hoàn toàn do định mệnh. Trời không can dự vào việc người mãi được thì hỏi làm sao? Phủ nhận “định mệnh” là để nuôi dưỡng niềm tin cho con người tự vạch ra con đường sống. Phải có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” hết mực mới đủ tâm trí nghĩ ra được lối thoát cho đời. Tài sắc do thiên phú nhưng bộc lộ tài sắc thế nào lại là chuyện của con người. Nguyễn Du nhắc nhở hậu thế về thói đời và cả những điểm yếu có trong con người tài sắc. Đó là những hướng mở để giải thoát “hận sự” và tự tu dưỡng mình. Nhà thơ không những thương yêu mà còn chỉ ra cách giải nạn cứu người. Đó mới là tình thương yêu bao la sâu sắc của con người có “con mắt nhìn thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” để nhấn mạnh vai trò nỗ lực chủ quan, định đoạt số phận mỗi người. Để tránh những điều oan khuất kia phải nhờ lương tâm trong sạch và đức tâm, tự trau dồi vẻ đẹp khiêm nhường, vị tha, bao dung và trân trọng tài năng người khác. Được thế cái đức cao cả hòa hợp với tài sắc trời cho sẽ tạo ra con người có vẻ đẹp hoàn thiện. Như vậy, lòng đố kị giữa con người sẽ giảm và sự ngưỡng mộ, trân trọng con người và những giá trị của con người sẽ tăng thêm.

   Mơ ước điều tốt đẹp cho con người, nhưng Nguyễn Du vẫn tỉnh táo trước hiện thực đắng cay do “tài mệnh tương đố’’ gây nên và sẽ còn tồn tại như một hiện tượng chông lại con người. “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?”. Người như Tiểu Thanh, như Nguyễn Du trong thiên hạ không phải không có. Ông tin thế và biết rằng: “Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”. Sau hơn ba trăm năm sẽ có người nào đó lại khóc Tố Như như ông đã khóc Tiểu Thanh? Bức tranh liên khúc nhân sinh ấy sẽ đời kiếp tồn tại như một lời cảnh tỉnh con người. Từ cái đã qua được chứng kiến mà suy nghiệm ra cái sẽ xảy ra, cái sẽ tới, chứng tỏ Nguyễn Du chẳng những là kẻ đa tình mà con giàu trí tuệ và tri thức mới tạo ra được Đọc Tiểu Thanh kí. Nỗi đau khổ vì trí tuệ ấy đã thể hiện một phương diện tự soi sáng nhân tình rất tỉnh táo và hết sức bác học ở Nguyễn Du.

Bài văn mẫu

   Phùng Sinh người Hàng Châu tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc, sống vào cuối đời Minh, giàu có, ăn chơi, một lần tới Dương Châu (Giang Tô) mua được Tiểu Thanh, tên chữ là Nguyên Nguyên, cũng họ Phùng về làm thiếp. Nàng xinh đẹp, thông minh từ nhỏ, lại thông thạo thơ ca, từ khúc, giỏi đàn hát, múa ca. Khi được bán cho Phùng Sinh, mới mười sáu tuổi. Nhìn tướng mạo họ Phùng, Tiểu Thanh đã thảnh thốt cảm nhận được cuộc sống bất hạnh của mình sau này. Than: “Đời ta thế là hết rồi!”.

   Vợ cả Phùng Sinh vốn ngỗ ngược, nổi tiếng ghen tuông, đốì xử với Tiểu Thanh không ra gì. Cuối cùng bắt nàng ra ở riêng dưới chân núi Cô Sơn ven Tây Hồ, nằm bên Tô đê, con đê do Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống, khi làm quan ở đây cho đắp. Lại không cho Phùng Sinh đến thăm. Cảnh u buồn, lòng người còn u buồn hơn. Chăn đơn gối chiếc, bốn bề tịch liêu. Chỉ có rừng mai núi trúc xào xạc, tiếng chuông chùa vàng vẳng, sương khói giăng mờ. Tiểu Thanh suốt ngày đêm một mình một bóng với mấy đứa cháu nhỏ, một bà ở già. Nỗi hờn oán, buồn bã chỉ biết gửi vào nước mắt và thơ phú. Lâu dần thành bệnh.

   Một lần, trong cơn bệnh nặng, nàng cho tìm thợ truyền thần đến vẽ chân dung bức thứ nhất, bảo:

   – Mới được cái hình, chưa được cái thần.

   Bức thứ hai, bảo: “Có thần rồi đấy, nhưng phong thái chưa sinh động…”. Đến bức thứ ba mới ưng ý.

   Tiểu Thanh đem bức vẽ đặt lên bàn, bày hoa quả thắp hương tự cúng mình. Sai hầu gái lấy giấy bút viết thư tuyệt mệnh. Cuối thư là bốn câu thơ:

    “Ruột tằm dứt,lệ ròng ròng

    Lầu son gác tía những mong có ngày

    Chiều tà ửng mặt đào say

    Ấy hồn thiếu nữ ngất ngây yêu kiều”

   Rồi vứt bút, dựa án thư, nước mắt tuôn trào, nấc một tiếng lớn, mà chết.

   Sau khi Tiểu Thanh qua đời, vợ cả Phùng Sinh vẫn không thôi ghen tức. Tập thơ cùng ảnh của nàng đều bị đốt hết. May còn một chân dung, là bức họa thứ hai và mấy bài thơ làm nháp dùng gói đồ tặng cô con gái người ở già không bị thiêu hủy.

   Xin giới thiệu một hai bài:

    Xuân về máu lệ nhòa

    Giải áo bay vờn cổ

    Ba trăm gốc mai già

    Nên hóa đỗ quyên hoa

   Bài thơ ý tứ rằng, màu vàng buồn của hoa mai đã hóa thành màu đỏ máu thảm thương của hoa đỗ quyên.

    Bâng khuâng đứng trước Phật đài

    Xin đừng làm một kiếp người nổi trôi

    Chỉ làm giọt nước dương thôi

    Tưới sen tịnh để đời đời sắc xanh

   Bài thơ làm khi vào dâng hương chùa Thiên Trúc ở Tây Hồ, không được ngang tàng, phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ “Kiếp sau xin chớ làm người! Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Nỗi buồn đau đã hóa thành ước vọng từ bi, hiến dâng tốt đẹp.

    Mưa lạnh, lòng buồn không nghe mưa

    Khêu đèn ngồi đọc tích người xưa

    Đời còn lắm kẻ ngây cùng dại

    Đâu phải mình ta bạc mệnh thừa

   Bài thơ làm nhân đêm gió mưa hiu hắt, đọc Mẫu Đơn Đình một ví dụ kinh kịch nổi tiếng của Thang Hiến Tổ đời Nguyên, viết về nàng Lệ Nương chết đi mang theo một mối vọng tưởng, tình si.

   Cũng đã nhiều người làm thơ về Tiểu Thanh. Ví như Chử Hạc Sinh, đương thời, trước mộ Tiểu Thanh:

    Lặng đến mồ ai nắm cỏ xanh

    Bâng khuâng rơi lệ khối oan tình

    Mẫu Đơn Đình đó giờ ai đọc

    Song lạnh mưa thưa gió tạt mành

   Đêm, Hạc Sinh một mình đi dưới rừng mai vẫn chưa thôi nghĩ đến số mệnh Tiểu Thanh mà tưởng như có một bóng dáng yêu kiều lãng đãng gót sen phía trước, lại làm them hai bài tứ tuyệt. Xin ghi một bài làm bằng:

    Đêm sương trăng rọi vườn mai

    Tưởng như thấp thoáng bóng ai diễm kiều

    Oán sao trận gió ban chiều

    Lan gầy trúc gãy đến điều tang thương

Bài làm

1. Cuộc đời – con người

– Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, tên hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

– Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiếu học và trọng nhân tài.

– Gia đình có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.

– Thời thơ ấu sống trong nhung lụa, lên mười tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp sóng gió trong cơn biến động của thời đại, sống long đong chìm nổi ở nhiều nơi.

– Những năm tháng lận đận khiến Nguyễn Du được sống gần gũi nhân dân, thấm thía những đau khổ của kiếp người lao động. Chính nỗi bất hạnh lớn của cuộc đời đã tạo nên nhà nhân đạo lớn Nguyễn Du.

– Nguyễn Du miễn cưỡng trở lại làm quan dưới thời nhà Nguyễn trong tâm trạng bất đắc chí.

– Năm 1820 Nguyễn Du mất đột ngột khi chưa kịp đi sứ sang Trung Quốc lần thứ hai.

– Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có nhiều mâu thuẫn (trung thành với nhà Lê, không hợp tác với Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn), là một người có hoài bão, lí tưởng nhưng trở thành nạn nhân của một giai đoạn lịch sử nhiều bể dâu, sống một cuộc đời bi kịch nhưng chính điều đó khiến ông trở thành một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

2. Sự nghiệp thơ văn

– Tác phẩm chính: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Đoạn trường tân thanh, Văn tế thập loại chúng sinh…

– Giá trị về mặt tư tưởng:

   + Khuynh hướng hiện thực sâu sắc:

   Ghi chép chân thực, sinh động thực tại lịch sử (hiện thực xã hội nhiều biến động, vấn đề số phận con người cùng khổ. Đây là bản cáo trạng đanh thép về “những điều trông thấy” trong thời đại đương thời.

   + Tư tưởng nhân đạo bao trùm: là sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người.

   + Tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

   + Khúc ca về tình yêu tự do, khát vọng công lí.

   + Bản cáo trạng danh thép tới các thế lực chà đạp con người.

   + Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc của con người.

   + Nguyễn Du lấy sự khẳng định cuộc sống hạnh phúc trần gian làm nền tảng, vượt qua lễ giáo phong kiến để khẵng định giá trị tự thân cùa con người.

– Giá trị về mặt nghệ thuật:

   + Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa.

   + Đưa thơ Nôm lên đỉnh cao rực rỡ với khả năng sử dụng tài tình thể thơ dân tộc. Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến độ hoàn hảo, mẫu mực, cố điển.

   + Những đóng góp quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt, tác phẩm “Truyện Kiều” là “tập đại hành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

3. Kết luận

– Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của văn học Việt Nam.

– Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Du là cả một di sản lớn về tư tưởng nhân văn và vẻ đẹp nghệ thuật.