Vì sao thể tích nước tăng lên khi đông đá

Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng lại nhỏ dần và có thể biến mất khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?

Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới [hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần cơ học].

Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí. Đó cũng là lí do thể rắn của một chất sẽ chìm xuống khi đặt trên thể lỏng của chất đó.

Mỗi lần uống nước đá, chắc hẳn ai đều thấy hiện tượng khá quen thuộc là những viên đá thường sẽ nổi lên trên mặt nước. Điều này hơi khó hiểu vì cục đá nặng như vậy sao lại không thể chìm xuống được?

Trong vật lý chúng ta đều biết rằng các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Nếu cứ theo nguyên lý này để giải thích thì ở cùng một khối lượng, nước đá ở 0oC sẽ có thể tích nhỏ hơn nước ở nhiệt độ thường. Và theo công thức tính khối lượng riêng D = m/V mà xét, nước đá sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng bình thường.

Vì thế, theo logic đá phải chìm xuống nước chứ không thể nổi được? Lý do ở đây là gì? Nó có liên quan đến lực đẩy acsimet không?

Vì sao nước đá lại nổi trên mặt nước?

Bạn nghĩ rằng khi nước lỏng bắt đầu đóng băng, các phân tử sẽ liên kết lại với nhau ngày càng chặt chẽ, nhưng đó không phải những gì thực sự xảy ra. Nước có một loại tương tác đặc biệt giữa các phân tử của chúng với nhau mà hầu hết các loại chất khác đều không có, nó được gọi là liên kết hydro.​

Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử Oxi liên kết với 2 nguyên tử Hydro bằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử O khiến cho nước bị phân cực. Vì thế các phân tử nước có thể hình thành được các liên kết H.​

Các thí nghiệm cho thấy rằng khi nhiệt độ >4oC, các phân tử nước chuyển động mạnh, vì thế các liên kết H bị bẻ gãy khi các phân tử nước va chạm vào nhau do chuyển động nhiệt và lực hút tĩnh điện. Điều này có nghĩa là các liên kết Hydro không đủ mạnh để giữ các phân tử nước lại với nhau.

Nhưng khi nhiệt độ hạ xuống

Source: //hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/chemical/waterdens.html

- Trả lời: Xin được trả lời bạn như sau: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích do khoảng hở giữa các phân tử các chất tăng lên khi nóng chảy hoặc giảm lại khi đông đặc. Tuy nhiên, có một số ít chất đặc biệt như đồng, gang, nước lại tăng thể tích khi đông đặc.

Trường hợp của nước rất đặc biệt. Các phép đo chính xác cho thấy cứ 100 cm3 nước khi đông đặc ở 0oC sẽ cho 109 cm3 nước đá. Như vậy, khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên thông thường thêm 9%. Điều này cũng lý giải cho các hiện tượng bị vỡ đường ống dẫn nước ở các vùng bị băng tuyết khi nhiệt độ xuống quá thấp, đột ngột. Chai nước để trong ngăn đá cũng có lúc bị vỡ, thậm chí có thể nổ khi nhiệt độ xuống tới 0oC, nước đóng thành băng, lúc đó thể tích nước tăng lên và gây ra những lực rất lớn. Thân mến!

Thầy Lê Trí Bửu
[]

Video liên quan

Chủ Đề