Vì sao trung du và miền núi bắc bộ có mức độ tập trung công nghiệp thấp?

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do

A. sự hạn chế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở vật chất

Đáp án chính xác

B. có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động nhưng thiếu vốn, kĩ thuật.

C. lao động có kinh nghiệm nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế

D. tài nguyên phong phú nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế

Xem lời giải

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 61 sgk Địa Lí 9]:- Quan sát hình 17.1 [SGK trang 62], hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

- Phía Bắc giáp với Trung Quốc [các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây], phía tây giáp Lào [vùng Thượng Lào], phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

- Ý nghĩa của vị trí địa lí:

+ Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng

+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

[trang 62 sgk Địa Lí 9]:- Dựa vào hình 17.1 [SGK trang 62], xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.

Trả lời:

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:

- Vị trí các mỏ khoảng sản :

- Than: Quảng Ninh.

- Sắt: Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.

- Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.

- Apatit: Lào Cai.

- Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy.

[trang 63 sgk Địa Lí 9]:- Căn cứ vào bảng 17.1 [SGK trang 63], hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

+ Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Đông Bắc: Khai thác khoáng sản [than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng]. Phát triển nhiệt điện [Uông Bí]. Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái [Sa Pa, hồ Ba Bể,...]. Kinh tế biển [nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long].

+ Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện [Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà]. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn [cao nguyên Mộc Châu].

[trang 64 sgk Địa Lí 9]:- Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 [SGK trang 64], hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

- Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước

- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước

- Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.

Bài 1:Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

- Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, ...

- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch [vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới].

- Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

Bài 2:Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?

Lời giải:

- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.

+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp [chè, đậu tương, hoa quả], chăn nuôi gia súc.

+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.

- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:

+ địa hình núi ca hiểm trở.

+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

+ Thị trường kém phát triển.

Bài 3:Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

Lời giải:

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :

- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,... đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 9:Điền vào lược đồ dưới đây tên các vùng tiếp giáp với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Lời giải:


Bài 2 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào lược đồ trên, em hãy hoàn thành bảng dưới đây để đánh giá điều kiện tự nhiên của vùng.

Lời giải:

Yếu tố tự nhiênĐặc điểmThuận lợi, khó khăn
Địa hình

- Khá đa dạng, có sự khác biệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

- Địa hình cao ở phía tây bắc, núi trung bình ở phía đông.

- Địa hình đồi bát úp xen kẽ các thung lũng ở phía đông và đông nam.

- Thuận lợi: Là thế mạnh để phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, lân nghiệp, ngư nghiệp.

- Khó khăn: núi cao hiểm trở, hướng núi TB-ĐN của dãy HLS gây trở ngại về giao thông giữa 2 tiểu vùng.

Khí hậu

- Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Có mùa đông lạnh nhất nước ta

- Thuận lợi: là điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển cả cây rau ôn đới…

- Khó khăn: hay nhiễu động thất thường, tuyết rơi vào mùa đông, sương muối…ảnh hưởng đến nông nghiệp.

Sông ngòi

- Nơi bắt đầu của nhiều con sông.

- Hệ thống sông Hồng chiếm 37% trữ lượng thủy điện của cả nước.

- Thuận lợi: tiềm năng thủy điện lớn [thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, …]

- Khó khăn: vùng Tây Bắc thiếu nước về mùa đông.

Khoáng sản- Là nơi tập trung hầu hết các mỏ khoáng sản ở nước ta.

- Thuận lợi: khai thác khoáng sản.

- Khó khăn: nhiều mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán, khó khai thác.

Tài nguyên rừng- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2005 chiếm 52,4% đất lâm nghiệp có rừng cả nước.

- Thuận lợi: rừng có tác dụng hạn chế lũ quét, chống xói mòn đất.

- Khó khăn: diện tích rừng bị thu hẹp.

Tài nguyên biểnVùng biển Quảng Ninh có ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ.

- Thuận lợi: phát triển các ngành kinh tế biển.

- Khó khăn: khai thác bừa bãi, mức khai thác vượt nuôi trồng.

Bài 3 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 9:Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Dân số 12 triệu người [năm 2006].

+ Đây là địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc phía Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mường…có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật đang bước đầu được xây dựng.

+ Luôn nhận được sự quan tâm của Nhà Nước.

- Khó khăn:

+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém.

+ Trình độ dân trí dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn.

+ Kết cấu hạ tầng kém về số lượng và chất lượng.

Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?

Đề bài

Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung vì:

- Đây là những vùng nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm [phía Bắc, miền Trung và phía Nam].

- Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú.

+ Đông Nam Bộ có nguồn nguyên nhiên liệu về nông sản [cà phê, tiêu điều...], dầu mỏ khí đốt. Nằm gần vùng nguyên liệu giàu có ở Tây Nguyên.

+ Đồng bằng sông Hồng nguyên liệu về lương thực, gần Trung du Bắc Bộ là vùng giàu có về khoáng sản, nông sản, thủy sản.

+ Duyên hải miền Trung giàu có về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.

- Đây là những vùng có vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp vùng biển, có hệ thống cảng biển lớn nước sâu, gần các đường hàng hải hàng không quốc tế, tập trung các đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước [Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh].

- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt [Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng].

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

- Chính sách của nhà nước.

- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt Đông Nam Bộ thu hút hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.

Loigiaihay.com

  • Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Quan sát hình 26.2 [SGK trang 115] hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn, nêu cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

    Giải bài tập Bài 1 trang 127 SGK Địa lí 12

  • So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

    Giải bài tập Bài 2 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a] Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm

    Giải bài tập Bài 2 trang 80 SGK Địa lí 12

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Đề bài

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

- Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

●Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả [khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng], Đáp Cầu – Bắc Giang [vật liệu xây dựng, phân hóa học], Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

+ Ở Nam Bộ:

●Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

●Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

+ Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

⟶Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

* Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

- Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

- Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội [vùng trung du và miền núi], đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

- Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.

Loigiaihay.com

  • Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.

    Giải bài tập Bài 4 trang 117 SGK Địa lí 12

  • Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

    Giải bài tập Bài 2 trang 117 SGK Địa lí 12

  • Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.

    Giải bài tập bài 1 trang 117 SGK Địa lí 12

  • Dựa vào hình 26.2 [SGK trang 115] hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 116 SGK Địa lí 12

  • Quan sát biểu đồ [hình 26.1 SGK trang 113], hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 114 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a] Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm

    Giải bài tập Bài 2 trang 80 SGK Địa lí 12

Mục lục

Vị trí địa lýSửa đổi

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía Bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước.[2] Nơi đây có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 15 tỉnh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch. Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đây là một vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.

Trung du miền núi bắc bộ có một địa hình chia cắt mạnh chủ yếu là đồi núi tạo nhiều thuận lợi cho nghề khai thác thủy điện, gồm hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.

Cải thiện đời sống của nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm trong các dự án phát triển kinh tế xã hội của trung du miền núi bắc bộ. Những việc đó đang là những thách thức hàng đầu trong việc cải tạo đời sống nhân dân nơi đây.

Video liên quan

Chủ Đề