Việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta đảm bảo nguyên tắc nào

       Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng năm 1994 xác định nhiệm vụ thứ 7: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Với nội dung chủ yếu của nhiệm vụ: Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng. Đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” và nêu cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những nội dung này tiếp tục được khẳng định, bổ sung trong các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng ta. Đặc biệt thể chế hóa quan điểm của Đảng (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)), Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và bổ sung nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” đây vừa là quan điểm và nguyên tắc có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có sự nhận thức và thực hiện đúng đắn trong toàn dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

       Yêu cầu đặt ra là phải xác định rõ quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu, được tập trung vào đâu, thực hiện như thế nào? Vấn đề này cần có sự nhận thức nhất quán để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc. Quyền lực nhà nước thống nhất không phải bắt nguồn và tập trung vào một nhánh quyền nào hay một cơ quan nào, mà cả ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ Nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước như Hiến pháp năm 2013 khẳng định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” (khoản 2 Điều 1); Nhân dân trao quyền, ủy quyền cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án thực hiện các quyền này. Quyền lực nhà nước thống nhất được xác định ở việc thống nhất trong mục tiêu hướng tới đó là: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân, phát huy dân chủ từ cơ sở, đảm bảo lợi ích của dân tộc, của quốc gia.

       Tuy nhiên, hiện nay một số cá nhân hiểu rằng quyền lực nhà nước thống nhất, tập trung tuyệt đối ở Quốc hội vì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Vện kiểm sát nhân dân tối cao. Vì vậy, đề cao vai trò tuyệt đối của Quốc hội và cho rằng Quốc hội thực hiện quyền lập pháp nên đứng trên các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và tư pháp. Cách hiểu này có sự phiếu diện về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” mà Đảng và Hiến pháp đã đề cập.

       Mặc dù quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng không phải tập quyền, tập trung tuyệt đối vào một nhánh, đề cao quyền lực của một nhánh quyền và hạ thấp vai trò của các nhánh quyền còn lại. Quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công hợp lý: Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội, quyền hành pháp trao cho Chính phủ và quyền tư pháp do Tòa án thực hiện. Bản chất của quyền lập pháp là đại diện cho nhân dân, ý chí của Nhân dân được thể hiện rất rõ trong chức năng của Quốc hội đó là quyền biểu quyết thông qua các văn bản luật, mà đặc biệt là quyền thông qua Hiến pháp – luật cơ bản của nhà nước, là văn bản mà người dân được tham gia và thể hiện tập trung nhất ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, quyền làm chủ của Nhân dân. Bên cạnh đó Quốc hội đại diện cho người dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, thay mặt nhân dân biểu quyết những vấn đề quan trọng của đất nước với mục tiêu bảo vệ lợi ích của người dân, của quốc gia. Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, quyền này được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.  Quyền tư pháp được trao cho Tòa án - thực hiện chức năng xét xử. So với quyền lập pháp và quyền hành pháp, quyền tư pháp cần sự độc lập và chỉ tuân theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật để bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ pháp luật, thực thi công lý, công bằng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần xây dựng đất nước ổn định, văn minh, dân chủ và phát triển.

       Một vấn đề nữa cần xác định rõ đó là quyền lực nhà nước là thống nhất nên có sự “phân công” mà không phải là “phân chia” như học thuyết “phân chia quyền lực” (hay còn gọi là học thuyết “tam quyền phân lập”), vì vậy quan điểm của Đảng và tinh thần Hiến pháp năm 2013 đã nhất quán Việt Nam không theo học thuyết “tam quyền phân lập” như nhiều quốc gia trên thế giới.

       Quyền lực nhà nước được phân định thành ba nhánh và phân công cho các cơ quan khác nhau thực hiện, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động bộ máy nhà nước, tránh trùng lắp, chồng chéo và hướng tới thực hiện mục tiêu chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để đảm bảo được điều đó, ba nhánh quyền không chỉ có sự phân công mà còn có sự phối hợp lẫn nhau, sự phối hợp tốt nhất đó là các cơ quan đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả tức là làm đúng, đủ và tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn luật định. Đồng thời phối hợp chính là để tạo cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan khi thực hiện các nhánh quyền này. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ chế kiểm soát được thể hiện rõ trong hoạt động giám sát của Quốc hội với Chính phủ, với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đặc biệt sự hình thành hai cơ quan: Tổng kiểm toán nhà nước và Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013 và quy định cơ chế bảo hiến tại khoản 2 Điều 119 đã xác định rõ hơn cơ chế kiểm soát, mặc dù Hiến pháp 2013 chưa quy định được một cơ chế bảo hiến chuyên trách như quan điểm của Đảng đã đề ra nhưng đây là lần đầu tiên trong năm bản Hiến pháp của Việt Nam cơ chế bảo hiến được đề cập, điều này khẳng định cơ chế kiểm soát trong thực thi quyền lực nhà nước được tăng cường hơn, cũng như cần phát huy hơn nữa ý thức, trách nhiệm của toàn thể Nhân dân trong kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước – cơ chế kiểm soát bên ngoài tổ chức bộ máy nhà nước.

       Như vậy, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, cần hiểu đúng, nhất quán và đảm bảo tổ chức thực hiện đúng tinh thần của nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” trong toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta đảm bảo nguyên tắc nào

 

Việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta đảm bảo nguyên tắc nào

 

Việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta đảm bảo nguyên tắc nào


Việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta đảm bảo nguyên tắc nào

 

Nguyên tắc quyền lực nhà nước

  • 1. Các nguyên tắc hiến định về bộ máy nhà nước Việt Nam
  • 2. Phân tích nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất

1. Các nguyên tắc hiến định về bộ máy nhà nước Việt Nam

Các nguyên tắc cơ bản vệ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo chi phối tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp và do đó chúng không chỉ là những quan điểm, tư tưởng thông thường mà đã ưở thành những quy phạm bao quát điều chỉnh và định hình bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. Hiểu về những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp hiểu và giải thích được mô hình và sự vận hành của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như những đặc thù của nó, đồng thời phát hiện những bất cập của bộ máy nhà nước trong hiện tại và đưa ra được đề xuất phù hợp nhằm khắc phục những bất cập để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động phù họp với những quan điểm, tư tưởng chủ đạo đã được quy định trong Hiến pháp.

Hiến pháp năm 2013 hiện quy định sáu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Nguyên tắc chủ quyền nhân dân; Nguyên tắc quyền lực thống nhất; Nguyên tắc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa; Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước; Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Cũng cần lưu ý, đây là những nguyên tắc cơ bản, có nghĩa là những nguyên tắc bao quát và tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước hiện nay của Việt Nam cũng như từng cơ quan nhà nước. Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản này, các cơ quan nhà nước, tuỳ vào tính chất của chúng, có thể có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù. Ví dụ: Quốc hội có nguyên tắc thảo luận và quyết định tập thể; hệ thống tòa án nhân dân có nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tranh tụng; hệ thống viện kiểm sát nhân dân có nguyên tắc thống nhất lãnh đạo trong ngành; hệ thống cơ quan hành chính có nguyên tắc mệnh lệnh - phục tùng...

2. Phân tích nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất

Như nguyên văn quy định tại khoản 2 Điều 3 Hiến pháp năm 2013. Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau nguyên tắc “chủ quyền nhân dân”. Nếu nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước thuộc về ai thì nguyên tắc “quyền lực thống nhất” đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào. Nguyên tắc thứ nhất thiết lập cơ sở, nền tảng hình thành bộ máy nhà nước; nguyên tắc thứ hai quyết định thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đe hiểu về nguyên tắc “quyền lực thống nhất”, trước tiên cần đề cập tới Thuyết phân quyền. Như đề cập ở phần đầu chương, quyền lực nhà nước là thứ quyền lực duy nhất có giá trị bắt buộc đối với tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia. Đó là góc nhìn trừu tượng về quyền lực nhà nước. Ở góc nhìn giải phẫu, quyền lực nhà nước bao gồm ba nhánh quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiểu một cách đon giản, quyền lập pháp là quyền đặt ra pháp luật, hay còn gọi là đặt ra ý chí chung để toàn xã hội phải tuân theo, ý chí chung đó được thể hiện thành pháp luật; quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật; và quyền tư pháp là bảo vệ pháp luật. Sự “mổ xẻ” quyền lực nhà nước thành ba quyền như vậy là sản phẩm cùa Thuyết phân quyền do hai học giả vĩ đại John Locke và Montesquieu khởi xướng từ giữa thế kỉ XVII. Theo Thuyết phân quyền, nếu ba quyền trên đây được nắm giữ và thực hiện bởi một người hay một cơ quan, cho dù là cơ quan tập thể, thì sẽ tạo ra chuyên quyền, áp bức, phản dân chủ; ba quyền được tách ra và được thực hiện bởi những cơ quan khác nhau thì mới tạo ra chế độ dân chủ và tự do. Đây cũng chính là quan điểm hạt nhân hết sức đúng đắn và tiến bộ của Thuyết phân quyền. Chính vì vậy mà ngay từ khi được khởi xướng, Thuyết phân quyền đã trở thành nền tảng xây dựng bộ máy nhà nước tư sản với sự xuất hiện của các cơ quan nghị viện, chính phủ, tòa án. Cho tới nay, có thể nói Thuyết phân quyền đã trở thành nguyên tắc chung được áp dụng trong tổ chức của hầu hết bộ máy nhà nước hiện đại trên thế giới. Tất nhiên, Thuyết phân quyền không dẫn tới một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước duy nhất mà thực chất nó là một “công cụ đa năng” thiết kế bộ máy nhà nước dựa trên tư tưởng cốt lõi là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Các quốc gia, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của mình sẽ áp dụng thuyết này theo cách của mình chủ yếu thể hiện ở mức độ tách biệt giữa các cơ quan thực hiện các quyền trong bộ máy nhà nước của quốc gia đó.

Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã thể hiện sự ứng dụng Thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở mức độ kết hợp với tư tưởng chủ đạo truyền thống là tư tưởng Tập quyền. Sự kết hợp này được đúc kết thành nguyên tắc “Quyền lực tập trung” với hai nội dung sau:

Thứ nhất, quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất. Sự thống nhất ở đây thể hiện ở hai phương diện, về phương diện chính trị, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất ở Nhân dân, thể hiện qụa nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” như phân tích trên đây. về phương diện tổ chức thực hiện, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội. Như trên đã đề cập, dân chủ đại diện là phường thức Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua người đại diện của mình. Quốc hội là cơ quan duy nhất do Nhân dân cả nước bầu ra và như vậy là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Thông qua hình thức dân chủ đại diện, Nhân dân trao toàn bộ quyền lực của mình cho Quốc hội. Dưới góc nhìn của Thuyết phân quyền thì quyền lực được trao bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy là từ “quyền lực thống nhất ở Nhân dân”, bằng cơ chế dân chủ đại diện, đã trở thành “quyền lực thống nhất ở Quốc hội” để quyền lực được tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước. Sự thống nhất quyền lực này không gây ra chuyên quyền mà chỉ càng bảo đảm hơn tính dân chủ của bộ máy nhà nước bởi vì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ứách nhiệm trước Nhân dân thông qua chế độ bầu cử. Hơn nữa, quyền lực thống nhất ở Quốc hội không có nghĩa là Quốc hội trực tiếp thực thi tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này thể hiện rõ ở nội dung thứ hai của nguyên tắc “quyền lực thống nhất”.

Thứ hai, mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước song Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả ba quyền mà trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nội dung này thể hiện sự áp dụng thành tựu của Thuyết phân quyền trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mặc dù cơ quan này là nơi thống nhất quyền lực. Ba quyền này được phân công cho các cơ quan nhà nước để thực hiện. Quốc hội giữ lại quyền lập pháp1 để trực tiếp thực hiện bởi vì quyền lập pháp là quyền quan trọng nhất trong ba quyền, là quyền áp đặt ý chí chung lên toàn xã hội; hai quyền còn lại ở góc độ nào đó đều mang tính chấp hành của quyền lập pháp. Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ và quyền tư pháp được giao cho các tòa án nhân dân (Điều 69 Hiến pháp năm 2013 và Điều 94 và Điều 102 Hiến pháp năm 2013). Có phân công như vậy mới bảo đảm việc thực hiện quyền không dẫn tới lạm quyền, đồng thời bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả của mỗi quyền. Tuy nhiên, ba cơ quan này không thực hiện các quyền được giao một cách hoàn toàn riêng rẽ mà luôn có sự phối hợp để thực hiện từng quyền một cách hiệu quả, ví dụ Chính phủ, toà án phối hợp với Quốc hội để thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ phối họp với toà án để thực hiện quyền tư pháp. Không những phối hợp, giữa các cơ quan nhà nước còn có sự kiểm soát lẫn nhau để bảo đảm không có sự lạm quyền trong quá trình thực hiện các quyền nói trên, ví dụ Quốc hội giám sát Chính phủ, Toà án và Viện kiểm sát, Toà án kiểm soát đối với các cơ quan hành chính nhà nước; trong nội bộ hệ thống hành chính nhà nước do Chính phủ đứng đầu cũng có cơ chế kiểm soát riêng. Yeu tố “kiểm soát quyền lực” là một nét mới quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc “quyền lực thống nhất”. Ở đây cần lưu ý rằng, mặc dù có cơ che phân công, phối họp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp song các cơ quan thực hiện các quyền này không tồn tại riêng rẽ hay ngang hàng nhau như trong một số mô hình tổ chức bộ máy nhà nước khác trên thế giới, ví dụ Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức, Phillipines... Ở Việt Nam, Quốc hội luôn là nơi tập trung quyền lực được chuyển giao từ Nhân dân nên cho dù đã phân công quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền tư pháp cho toà án thực hiện, Quốc hội vẫn luôn có quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan này cũng như tất cả các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác không có quyền giám sát tương tự đối với Quốc hội. Thậm chí, các cơ quan nhà nước ở trung ương cũng đều có nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội.

Có thể nói, nguyên tắc “quyền lực tập trung” với nội dung như phân tích trên đây đã thể hiện được sự kết hợp giữa tư tưởng tập quyền truyền thống với nhũng hạt nhân hợp lý của Thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với việc áp dụng nguyên tắc này, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước đã được định hình một cách rõ ràng với Quốc hội là cơ quan đứng ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 69 Hiến pháp năm 2013), các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương như Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều có vị trí thấp hơn, do Quốc hội hình thành nên và chịu sự giám sát toi cao của Quốc hội.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)