Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, so với cùng kì năm ngoái, xăng dầu nhập về trong 5 tháng giảm 17,6% về lượng, giảm 45,1% về kim ngạch và giảm 33,1% về giá.

Tính trong tháng 5 nước ta nhập 752.104 tấn với trị giá 192,63 triệu USD; tăng 39,7% về lượng và tăng 36,1% về kim ngạch so với tháng 4; trong khi đó giá nhập khẩu giảm 2,5% còn 256,1 USD/tấn.

Xét về mức giá, trong 5 tháng đầu năm nay, xăng dầu nhập từ Nga có giá cao nhất với 875,3 USD/tấn; kế đến là Trung Quốc 484,6 USD/tấn; Hàn Quốc theo sau với 431,9 USD/tấn. Đây là ba thị trường mà nước ta nhập xăng dầu có giá cao hơn mức trung bình 415,7 USD/tấn.

Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào

Đồ họa: TV

Xét về lượng, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Hàn Quốc, chiếm 25% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu cả nước và 26% tổng kim ngạch, đạt 796.604 tấn, trị giá 344,05 triệu USD với giá trung bình 431,9 USD/tấn. So với cùng kì năm ngoái giảm cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 9,2%, 42,2% và 36,6%.

Malaysia vượt Trung Quốc và Singapore, trở thành thị trường cung cấp xăng dầu nhiều thứ hai đối với Việt Nam với 842.021 tấn, trị giá 295,61 triệu USD, giá trung bình 351 USD/tấn, chiếm 26,5% trong tổng lượng và chiếm 22,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cả nước. So cùng kì giảm mạnh 21,3% về lượng, giảm 52,5% về kim ngạch và giảm 41% về giá.

Xăng dầu nhập khẩu từ Trung Quốc 5 tháng đầu năm giảm trên 30% về lượng và giảm 47,5% kim ngạch và giá cũng giảm 24,6%; đạt 440.920 tấn, tương đương 213,66 triệu USD với đơn giá 484,6 USD/tấn.

Đáng chú ý, sản lượng xăng dầu nhập từ Nhật Bản giảm đến hơn 95% trong 5 tháng đầu năm nay; kim ngạch cũng giảm gần 98%.

Một số thị trường chính Việt Nam nhập khẩu xăng dầu trong 5 tháng đầu năm 2020

Thị trường

5 tháng đầu năm 2020

+/- so với cùng kì năm 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Đơn giá (USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

3.180.435

1.322.240.314

415,7

-17,59

-45,08

100

100

Hàn Quốc

796.604

344.051.832

431,9

-9,22

-42,42

25,05

26,02

Malaysia

842.021

295.610.820

351,1

-21,27

-53,53

26,48

22,36

Singapore

600.322

248.668.186

414,2

-35,99

-55,03

18,88

18,81

Trung Quốc

440.920

213.657.876

484,6

-30,41

-47,51

13,86

16,16

Thái Lan

413.676

159.977.329

386,7

41,88

-12,64

13,01

12,1

Nga

40.887

35.788.273

875,3

1,29

2,71

Nhật Bản

705

180.898

256,6

-95,14

-97,87

0,02

0,01

     

Ánh Dương

Tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước năm 2022 là 20,7 triệu m3

Hiện nguồn cung xăng dầutrong nước là từ nguồn tự sản xuất trong nước và từ nhập khẩu. Theo Bộ Công Thương,Việt Nam hiện nay có 2 Nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thuộc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm.

Hai nhà máy này cung cấp khoảng 70-75% nhu cầu xăng, dầu trong nước (trong đó nguồn từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chiếm 35-40%, nguồn từ Nhà máy lọc dầu Bình Sơn chiếm khoảng 35%). Ngoài ra, còn có một số Nhà máy chế biến condensate (sản xuất xăng và dung môi) gồm: Nhà máy chế biến condensate Đông Phương, Nhà máy chế biến condensate Nam Việt, Nhà máy chế biến condensate Cái Mép, Nhà máy chế biến condensate Cát Lái.

Năm 2021, sản lượng sản xuất của hai nhà máy đạt 13,88 triệu m3, trong đó: Sản lượng sản xuất của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt khoảng 7,19 triệu m3; sản lượng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đạt khoảng 6,69 triệu m3.

Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Hai nhà máy lọc dầu trong nước cung cấp khoảng 70-75% nhu cầu xăng, dầu trong nước. Trong ảnh:Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn/qdnd.vn

Bên cạnh đó, về nhập khẩu, hiện nay cả nước có 36 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có chức năng nhập khẩu xăng dầu, trong đó có 3 doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh nhiên liệu hàng không.

Năm 2021, cả nước nhập khẩu khoảng 6,3 triệu m3 xăng dầu các loại. Dự kiến năm 2022, nhu cầu nhập khẩu xăng dầu các loại khoảng 7,4 triệu m3 (gồm khoảng 5 triệu m3 phân giao đầu năm 2022 và 2,4 triệu m3 giao bổ sung cuối tháng 2-2022). Lũy kế 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhập khẩu khoảng 1,4 triệu m3 xăng dầu các loại.

Về tổng nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước năm 2021, Bộ Công Thương cho biết, con số này là khoảng 20,5 triệu m3; trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,27 triệu m3 (chiếm khoảng 70% nhu cầu), nhập khẩu khoảng 6,3 triệu m3 (chiếm 30% nhu cầu).

Còn tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước theo kế hoạch năm 2022 là 20,7 triệu m3; trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,418 triệu m3, nhập khẩu khoảng 6,282 triệu m3.

Khó khăn “kép”

Bộ Công Thương cho biết, ở trong nước, từ đầu tháng 1 và tháng 2 năm 2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất.

Do vậy đã không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, nên ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Cụ thể, theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, từ đầu tháng 1 năm 2022, nhà máy đã giảm công suất từ mức 100% xuống mức 80% và sau đó chỉ ở mức 55-60% công suất. Do cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 năm 2022 đã bị giảm 50% so với kế hoạch, tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch.

Cùng đó, theo báo cáo của Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, do nguồn cung xăng dầu trong nước giảm nên từ cuối tháng 1-2022, nhà máy đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 7-2-2022 đã nâng công suất lên 105%.

Theo đó, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ cung cấp cho thị trường 350.000 m3 xăng và 270.000 m3 dầu mỗi tháng. Tuy nhiên, mức tăng thêm 5% (tương đương 28.000 m3 xăng dầu) chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt do Nhà máy Nghi Sơn giảm công suất).

Trong khi đó, thị trường thế giới phức tạp với các vấn đề địa chính trị, dịch bệnh thời gian vừa qua cũng đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Nhất là lúc này, nhu cầu xăng dầu lại tăng khi các nước áp dụng các biện pháp phục hồi kinh tế. Điều này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong việc cạnh tranh để tiếp cận nguồn cung trên thế giới với giá hợp lý để nhập khẩu bù đắp nguồn thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước theo kế hoạch năm 2022 là 20,7 triệu m3. Ảnh minh họa

Đáp ứng đủ nguồn cung xăng dầu trong nước tháng 3

Sang tháng 3, lượng cung xăng dầu cho thị trường từ nguồn trong nước vẫn thấp so với các tháng thông thường do lượng cung ứng xăng dầu từ sản xuất trong nước tiếp tục giảm; nguyên nhân là do nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn tiếp tục giảm công suất. Dự kiến tháng 3 giảm so với kế hoạch 20%, chỉ cung cấp được khoảng 80% kế hoạch theo tháng (kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng dự kiến giao hàng là 556.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%).

Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định, tồn kho từ tháng 2-2022 chuyển sang cùng với việc các thương nhân đầu mối tiếp tục nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phân giao từ đầu năm 2022 và nhập khẩu bổ sung để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước theo chỉ đạo của Bộ nên tháng 3 này, nguồn cung cho xăng dầu trong nước sẽ cơ bản được đáp ứng đủ.

Nguồn cung xăng dầu cho thời gian tới liệu có được bảo đảm?

Đáng chú ý, hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của Nhà máy.

Vì vậy, ngày 22-2-2022 vừa qua, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá thực trạng khả năng sản xuất, cung ứng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và thống nhất trước mắt, kịch bản điều hành nguồn cung xăng dầu Quý II/2022 cho thị trường trong nước không bao gồm nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Sau đó, ngày 24-2-2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước, không tính nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để bảo đảm đủ xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa trong Quý II-2022.

Đồng thời, Bộ cũng đã có các văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới sẽ cơ bản được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước của doanh nghiệp và người dân. Ảnh minh họa

Cùng với đó, trước tình hình bất ổn trên thế giới, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương khẳng định, đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan, bám sát diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới để có biện pháp điều hành phù hợp trong điều hành giá xăng dầu trong nước cũng như tạo điều kiện về nhập khẩu (như mở hạn mức tín dụng, thủ tục hải quan... ) nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

“Với tình hình cung ứng xăng dầu như báo cáo ở trên cùng với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và việc điều hành giá xăng dầu theo hướng bám sát diễn biến giá thị trường thế giới, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới sẽ cơ bản được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước của doanh nghiệp và người dân”, Bộ Công Thương khẳng định.

Khắc phục sự cố từ nguồn sản xuất trong nước và điều hành giá xăng dầu bảo đảm đúng, đủ, hài hòa

Thời gian tới, để bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường xăng dầu trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công Thương giao trong Quý II.

Cùng với đó, trên cơ sở báo cáo kế hoạch cụ thể sản xuất, cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, cân đối với nhu cầu tiêu thụ trong nước, Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều chỉnh phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng cuối năm 2022.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu (doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng); khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và các loại thuế, nhất là thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu.

Đồng thời, chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện về thủ tục nhập khẩu để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu đã được Bộ Công Thương phân giao.

Đặc biệt, Bộ Công Thương kiến nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam triển khai các nhiệm vụ đã thống nhất với Bộ Công Thương để nhanh chóng khắc phục sự cố của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và cam kết có kế hoạch cung ứng xăng dầu ổn định từ nguồn sản xuất trong nước cho thị trường để phục vụ công tác điều hành của Chính phủ và Bộ Công Thương.

Bên cạnh đó, chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm việc cụ thể với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về kế hoạch sản xuất để công bố rõ kế hoạch cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước cho Bộ Công Thương và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo từng tháng để các thương nhân đầu mối có kế hoạch đặt mua hàng từ nguồn nhập khẩu sớm, bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường trong nước thời gian tới.

Cần kiểm soát nguồn cung và dự trữ xăng dầu

Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cho biết, xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá và được Nhà nước quản lý. Do đó, điều hành của Bộ Công Thương là rất quan trọng.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Bộ Công Thương cần kiểm soát được nguồn cung và cả nguồn dự trữ để bảo đảm chủ động nguồn cung trong nước. Đồng thời, trong việc điều hành giá cần linh hoạt để khi giá xăng dầu giảm thấp thì tăng thêm phần trích vào Quỹ bình ổn giá và khi giá xăng tăng cao thì phải sử dụng Quỹ bình ổn đó để bù cho giá xăng. Đồng thời, phải điều hành mức dự trữ, kiểm soát dự trữ của các nhà cung cấp để không có tình trạng nhà cung cấp găm hàng, đầu cơ om hàng, không đưa xăng ra bán, đợi giá tăng trong tương lai.

Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội).

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc điều chỉnh giá dựa vào cung cầu là chính. Như vậy, điều đầu tiên là phải tăng cung. Tăng cung trong nước thông qua các nhà máy lọc dầu trong nước chiếm tỷ trọng cung khá cao. Tuy nhiên vừa qua các nhà máy gặp khó khăn cắt giảm sản xuất, ngừng nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào, từ đó làm khan hiếm dầu trong nước… Vì vậy, cần phải giải quyết khó khăn cho các nhà máy trong nước để thúc đẩy tăng sản xuất, cung ứng trong nước.

Hai là tăng nguồn cung nhập khẩu, khuyến khích doanh nghiệp bằng cách giảm thuế nhập khẩu. Ba là phải có biện pháp hành chính không để các nhà phân phối cố tình om hàng, không cung cấp xăng ra thị trường.

Về lâu dài, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần tạo ra thị trường cạnh tranh tốt hơn để các nhà phân phối xăng dầu cạnh tranh và tự tìm được nguồn cung cấp tốt nhất. Nguồn dự trữ quốc gia cũng phải tăng nguồn lực để tăng nguồn dữ trữ xăng dầu trong nước; như một số nước dữ trữ xăng dầu cho khoảng 5-6 tháng để bảo đảm bình ổn...

Với tổng hợp các biện pháp trên thì sẽ có thể bảo đảm bình ổn giá xăng dầu trong thời gian tới, giúp cho nền kinh tế có điều kiện ổn định, phục hồi và phát triển.

Phân tích tácđộng của việc tăng giá xăng dầu

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi (TP Hải Phòng) thì nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy, để có thể giải quyết, xử lý dứt điểm được vấn đề giá xăng dầu đòi hỏi phải có sự phân tích, nhận diện rõ nguyên nhân và mức độ tác động của việc tăng giá xăng dầu. Khi đó, mới có căn cứ đề xuất trúng giải pháp khắc phục, xử lý sự cố trước mắt và lo cho lâu dài.

Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Việt Nam mua xăng dầu từ nước nào
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Đoàn TP Hải Phòng). Ảnh: VPQH

Do đó, phải truy tìm cho được nguyên nhân chính xác từ cả bên trong và bên ngoài (có thiếu hụt nguồn cung không, lỗ hổng của cơ chế, chính sách như thế nào, giá dầu thế giới tăng liên quan tới khủng hoảng Nga - Ukraine ra sao...) cho vấn đề xăng dầu.

Ngày mai, 16-3,Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ trả lời chất vấn vềcung ứng xăng dầu

Ngày mai, 16-3, hoạt động chất vấn đầu tiên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV sẽ diễn ra tại phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và được kết nối truyền hình trực tuyến với 63 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Một trong hai vấn đề được đưa ra chất vấn lần này thuộc lĩnh vực công thương. Trong đó, nội dung chất vấn gồm: Tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu, công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua; việc thực hiện các Nghị quyết, kết luận về chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19, nhất là mặt hàng nông sản.

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Y tế, Công an, Quốc phòng cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình những vấn đề có liên quan.

HẰNG PHƯƠNG