Viết về tác hại của thuốc lá bằng tiếng Anh

Viết về tác hại của thuốc lá bằng tiếng Anh
Ảnh minh họa

Hút thuốc lá thụ động và tác hại gây ra

Hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần các chất độc hại. Khói thuốc có thể tồn tại ở tất cả các khu vực công cộng và đặc biệt không có mức an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc.

Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại

Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.

Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.

Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi, làm suy yếu khả năng học hỏi của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Thuốc lá điện tử liệu có an toàn hơn thuốc lá thông thường

Thuốc lá điện tử là loại thuốc lá giả, giúp tạo cảm giác như đang sử dụng thuốc lá thật. Loại khói thuốc này không có chứa hắc ín, carbon monoxide và nhiều chất độc hại khác so với loại thuốc lá thông thường, nhưng vẫn có chứa nicotine một loại hóa chất gây nghiện.

Nhìn chung, thuốc lá điện tử có vẻ an toàn hơn loại thuốc lá thông thường, nhưng không có nghĩa là loại thuốc lá này an toàn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại hóa chất có trong khói thuốc lá điện tử là formaldehyde có liên quan đến ung thư đầu và cổ.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói của thuốc lá điện tử có thể gây viêm phổi và những phân tử rất nhỏ gây ung thư, vì chúng rất nhỏ nên thường đi sâu vào trong phổi. Loại chất lỏng được tạo mùi cho thuốc lá điện tử cũng là một vấn đề đáng lo ngại một số loại có thể gây sốc phổi và độc hại cho những mô phổi. Thậm chí hít phải khói của thuốc lá điện tử cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít nhiều khói thuốc lá điện tử cũng có thể gây nhiễm khuẩn phổi ở những người trẻ tuổi.

Ảnh hưởng của thuốc lá

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi ở cả nam giới và nữ giới. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, vòm miệng, họng, thanh quản, thực quản, thận, bàng quang, tá tràng, tử cung, thận, dạ dày, ruột già và hậu môn, gan...

Ngoài ra, cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư gần đây đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy hút thuốc lá gây ra ung thư vú ở phụ nữ, và các bác sỹ phẫu thuật đã kết luận rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Các sản phẩm thuốc lá không khói cũng gây ra ung thư. Chúng gây ra ung thư miệng, thực quản và tụy; tổn thương tiền ung thư miệng; mất xương xung quanh răng; ố răng và cũng có thể dẫn đến nghiện nicotin. Việc sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá không khói nào không được coi là chất thay thế an toàn cho việc bỏ thuốc lá.

Hút xì gà cũng gây ra nhiều chứng bệnh tương tự như hút thuốc lá và thuốc lá không khói. Thường xuyên hút xì gà sẽ tăng nguy cơ ung thư phổi, khoang miệng, thanh quản, và tụy. Những người hút xì gà có nguy cơ tử vong do ung thư phổi, ung thư biểu bì, ung thư vòm miệng hoặc ung thư thực quản từ 4 đến 10 lần so với người không hút thuốc.

Mỗi năm, khói thuốc gián tiếp gây ra khoảng 7.000 ca tử vong do ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp làm tăng nguy cơ bệnh phổi, bao gồm ung thư phổi, bệnh mạch vành và đau tim. Bên cạnh đó, thuốc lá điện tử được quảng cáo như là một chất thay thế ít độc hại hơn đối với thuốc lá truyền thống và là một cách để loại bỏ luật không hút thuốc. Tuy nhiên, những rủi ro lâu dài khi sử dụng các sản phẩm này hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng không được biết rõ.

Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư do hút thuốc lá

Việc từ bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ do ung thư, bệnh tim, đột quỵ và bệnh phổi mãn tính. Những người bỏ thuốc sẽ sống lâu hơn những người hút thuốc lá. Các cách tiếp cận có thể giúp người khác bỏ thuốc bao gồm:

+ Trị liệu/tư vấn,

+ Liệu pháp nicotin thay thế (kẹo cao su, thuốc hít, thuốc xịt, hoặc viên ngậm),

+ Sử dụng thuốc theo đơn không chứa nicotine (như ibupropion hoặc varenicline),

+ Sự hỗ trợ của nhóm đồng đẳng,

+ Lời khuyên từ bác sĩ

+ Một sự kết hợp của các liệu pháp được liệt kê ở trên.

Bỏ thuốc lá hoặc không bao giờ hút thuốc lá là hành động quan trọng để giảm các trường hợp mắc ung thư. Nếu tất cả người lớn ngừng hút thuốc và trẻ em không sử dụng thuốc lá, khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư có thể được ngăn ngừa, tiết kiệm hàng tỷ đôla và hàng triệu người trong gia đình và bạn bè sẽ tránh được bệnh tật và tử vong.

Nguy hiểm từ khói thuốc

Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe đã được khoa học chứng minh từ lâu. Vào giữa thập niên 1980, chúng ta còn biết thêm rằng việc hút thuốc thụ động (do hít phải khói từ người hút thuốc) cũng gây tác hại rất lớn, thậm chí là lớn hơn hút chủ động.

Tưởng chỉ có vậy, thế nhưng hóa ra việc hút thuốc thụ động còn một dạng khác nữa. Thế giới gọi đó là third-hand smoke (THS - tạm dịch: khói lần 3), nhằm ám chỉ dư lượng khói thuốc còn bám trên những đồ xung quanh: rèm cửa, thảm, nội thất, quần áo...

Và nay, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng dư lượng khói ấy hoàn toàn có thể tiếp tục làm hại con người. Theo đó, kể cả khi khói thuốc đã tan, lượng hóa chất còn tồn đọng - như nitrosamine - sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải. Nếu như được tích tụ qua thời gian, chúng hoàn toàn có thể gây ra một loại ung thư hoàn toàn mới.

Một số chất gây ung thư tiêu biểu bao gồm CO, HCN, Formaldehyde, chì, arsen, benzen Bạn có thể nhận ra những chất này trong các hóa chất ở thuốc tẩy rửa, diệt sâu bọ hoặc ướp xác. Khi chúng ta hút thuốc, chúng ta đã hít phần lớn các chất này vào theo khói thuốc, và không chỉ người hút thuốc mà những người xung quanh, khi hít phải khói thuốc, cũng phải chịu ảnh hưởng tương tự.

Khói thuốc, bao gồm các chất nói trên, khi bị hít vào sẽ tích tụ qua thời gian thành chất rắn trong đường hô hấp là hắc ín hay nhựa thuốc lá. Hắc ín có đặc điểm là dính và nhầy, khi phủ lên lớp lông mao của phổi sẽ làm giảm chức năng của lông mao (đẩy các dịch nhầy ra ngoài). Như vậy không chỉ dịch nhầy từ khói thuốc, mà các chất có hại khác cũng dễ dàng xâm nhập cơ thể người hút thuốc qua đường hô hấp.

Các chất từ khói thuốc còn có thể qua máu truyền tới các bộ phận khác trong cơ thể, do vậy người hút thuốc không chỉ bị bệnh hô hấp mà còn có nguy cơ về tim mạch, tiểu đường, răng lợi và thậm chí ảnh hưởng cả khả năng sinh sản

Phụ nữ hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư vú

Hút thuốc lá thụ động cũng được xem là yếu tố gây ung thư vú. Việc hút thuốc lá (chủ động hay bị động) không phải là nguyên nhân chính yếu gây ung thư vú.

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 12.500 phụ nữ mới mắc bệnh ung thư vú, chiếm 25% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới và nghiêm trọng hơn, độ tuổi mắc ung thư vú ngày càng trẻ hóa.

Theo Bộ Y tế, năm 2010 cả nước có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 22.612 trường hợp. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp, nếu được phát hiện sớm sẽ mang lại nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi tới hơn 80%; ở giai đoạn 2, tỉ lệ này là 60%; sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ nhằm để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn mà thôi. Mỗi năm có khoảng 4.500 trường hợp tử vong vì ung thư vú.

Trong đó, hút thuốc lá thụ động cũng được xem là yếu tố gây ung thư vú. Việc hút thuốc lá (chủ động hay bị động) không phải là nguyên nhân chính yếu gây ung thư vú.

Theo ước tính điều tra của Chương trình Phòng chống Thuốc lá Việt Nam hiện nay thì nước ta đã lọt top 15 nước có số người hút thuốc cao nhất thế giới, với khoảng 47,5%, tức là cứ hai người đàn ông của gia đình Việt thì lại có một người đang hút thuốc và vô tình hại chính những người thân yêu nhất của mình.

Các nhà khoa học ngày nay đã công nhận thói quen hút thuốc của đàn ông đang làm hại phụ nữ, tăng nguy cơ ung thư thậm chí đến 90% - và đó lại là những loại ung thư rất nguy hiểm.

Thói quen hút thuốc lá và cơ chế gây ung thư phổi

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, thậm chí những người không hút thuốc hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Chỉ một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc hít phải lượng khói nhỏ mỗi ngày cũng có thể gây ảnh hưởng đến phổi.

Đừng bị lừa với những loại thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá ít hắc ín điều này thực sự không tạo ra thêm lợi ích gì từ việc hút thuốc, bất kể hút loại thuốc lá nào cũng đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Hút thuốc nhiều năm thậm chí còn gây ảnh hưởng lớn hơn.

Một khi các chất độc hại có trong thuốc lá đi vào trong cơ thể, nó sẽ làm tổn thương gen khiến các tế bào phát triển và phân chia một cách ồ ạt. Tình trạng bất thường này cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác. Các chất độc hại khác có trong khói thuốc lá còn có khả năng bám chặt vào gen và rất khó có thể tách chúng ra được.

Hút thuốc cũng có thể khiến sưng phổi, đồng thời gây đột biến gen. Những chất độc hại có trong khói thuốc làm ảnh hưởng tới việc sửa chữa những gen bị tổn thương.

Người hít phải khói thuốc cũng hít phải một lượng hóa chất độc hại tương đương với người hút thuốc, đồng thời cũng bị ảnh hưởng tương tự. Không có mức an toàn cho lượng khói thuốc hít phải. Hít càng nhiều khói thuốc càng có nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi. Sống chung với một người hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tới 30%.

Khói thuốc lá có chứa lên đến 250 loại chất độc hại, và ít nhất 69 chất trong số chúng có thể gây ra ung thư.

Nam giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 23 lần, và nữ giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.

Cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm với cộng đồng

Dù vô tình hay cố ý, hút thuốc lá không chỉ vi phạm luật mà còn gây hại lớn tới sức khỏe cộng đồng.

Hút thuốc lá thụ động là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào, xì gà. Dòng khói phụ từ đầu điếu thuốc lá đang cháy tỏa ra ngoài trộn với khói chính người hút thuốc lá nhả ra tạo thành khói thuốc lá tỏa ra môi trường hay còn gọi là khói thuốc lá thụ động và hành động hít phải khói thuốc lá này được gọi là hút thuốc lá thụ động.

Khói thuốc lá cũng là tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về ung thư, cũng như nhiều loại bệnh khác. Khói toả ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy độc hại hơn khói thuốc lá do người hút hít vào vì có chứa nhiều chất độc hại hơn gấp 26 lần do cháy ở nhiệt độ cao và không qua bộ phận lọc.

Khói thuốc chứa hơn 7.000 hợp chất hóa học, trong đó có 250 hóa chất độc hại, và có ít nhất 69 hóa chất được biết đến như chất gây ung thư.

Nghiên cứu trên phạm vi quốc tế trong 20 năm gần đây về ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động đã chỉ ra rằng: Khói thuốc lá thụ động là một trong các tác nhân gây nhiều bệnh về tim mạch, phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam và nữ.

Người thường xuyên hít phải khói thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 25-30%, mắc bệnh phổi lên 20-30% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa; làm tăng các triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen; làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân./.

Trước những tác hại của thuốc lá như trên, thiết nghĩ mọi người hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh không còn tích luỹ chất độc, loại từ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh như trên. Theo phân tích của các nhà khoa học nếu chúng ta bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm. Vì một cộng đồng không khói thuốc và vì sức khỏe của mỗi người, chúng ta: Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc; đừng hút thuốc lá nơi công cộng; đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em. Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá./.

Duy Hưng