Xã Phước An có bao nhiêu áp?

Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đáng chú ý nhất.

 Phước An là một xã thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Xã có diện tích 147,56 km², dân số năm 1999 là 6.685 người, mật độ dân số đạt 45 người/km².

Xem ngay: Đường sẽ mở ở Đồng Nai mới nhất

1. Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Phước An đáng chú ý có tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành chạy cắt ngang qua địa bàn xã khoảng 12,13 km.

 Sơ đồ tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Phước An theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch đến năm 2030.

 Đường sẽ mở ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch trên bản đồ Google vệ tinh.

2. Đường nối đường sẽ mở ở mục 1 lên phía bắc

Đây là tuyến đường dài khoảng 3,35 km nối từ đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và kéo dài lên phía bắc của xã.

 Sơ đồ tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Phước An theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch đến năm 2030.

 Đường sẽ mở ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch trên bản đồ Google vệ tinh.

3. Đường nối đường Nguyễn Văn Cừ lên đường sẽ mở ở mục 2

Trong tương lai xã Phú Thạnh sẽ có tuyến đường dài khoảng 2,8 km nối từ đường Nguyễn Văn Cừ và kéo lên đường sẽ mở ở mục 2 theo hướng tây bắc.

 Sơ đồ tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở xã Phú Hữu theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch đến năm 2030.

 Đường sẽ mở ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch trên bản đồ Google vệ tinh.

Xem thêm các tuyến đường sẽ mở ở bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch đến năm 2030: Xem và tải về TẠI ĐÂY.

[Sơ đồ trong bài được vẽ tương đối căn cứ theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch đến năm 2030].

Ai đã từng qua 2 ấp Tổng Cui Lớn, Tổng Cui Nhỏ của xã Phước An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước những năm trước đây, chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ nét về cuộc sống của đồng bào nơi đây kể từ ngày có điện.

Tổng Cui Lớn, Tổng Cui Nhỏ đổi thay từ ngày có điện - Ảnh: Chinhphu.vn

“Ấp bao giờ có điện?”

Tổng Cui Lớn, Tổng Cui Nhỏ là 2 ấp nằm ở phía đông bắc xã Phước An. Phần lớn các hộ dân của 2 ấp là người dân tộc Stiêng. Ấp Tổng Cui Lớn có diện tích tự nhiên 325 ha, với 127 hộ gia đình; ấp Tổng Cui Nhỏ diện tích 97 ha, với 73 hộ gia đình.

Nguồn thu nhập chính của người dân là trồng cây cao su [chiếm 75% diện tích], ngoài ra là trồng tiêu, điều và trồng lúa nước [có cánh đồng lúa 30 ha], trồng ngô và sắn ở các sườn đồi [khoảng 10 ha].

Ông Điểu Mẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước An - Ảnh: Chinhphu.vn

Trong nhiều năm qua, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho đời sống an sinh xã hội sơ sài, đường xá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa và ở đây chưa có điện lưới quốc gia.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, với sự cần cù, chịu khó, nỗ lực của người dân, bà con 2 ấp đã thoát được đói, giảm được nghèo. Nhiều gia đình đã xây dựng được nhà kiên cố.

Nhưng câu hỏi thường trực của bà con mỗi khi có cuộc họp trong ấp hay cuộc họp tiếp xúc cử tri, theo lời kể của ông Điểu Mẫn, Phó Chủ tịch UBND xã là đến bao giờ ấp có điện?

Câu hỏi đau đáu này của bà con tưởng chừng đã được trả lời khi thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người sinh sống, tháng 9/2009, UBND tỉnh Bình Phước thông qua quyết định đấu thầu dự án điện tại 2 ấp Tổng Cui Lớn, Tổng Cui Nhỏ.

Đồng bào rất phấn khởi, thậm chí còn chủ động giải tỏa hành lang đường điện, nhưng khi công trình đã cơ bản hoàn thành việc chôn cột điện và kéo dây thì đơn vị thi công không triển khai tiếp. Niềm mong chờ điện của người dân lại tiếp tục bị kéo dài.

Những ngày giáp Tết Canh Dần [2010], thay mặt các hộ dân 2 ấp, ông Hoàng Giang đã gửi thư đến Cổng TTĐT Chính phủ. Lá thư với những nét chữ chân chất, mộc mạc cho biết mong muốn, nguyện vọng thiết tha của người dân là  được sử dụng lưới điện quốc gia trong dịp Tết Canh Dần.

Chuyển băn khoăn của nhân dân 2 ấp Tổng Cui Lớn, Tổng Cui Nhỏ đến Điện lực Bình Phước, ông Đặng Xuân Trường, lãnh đạo Điện lực Bình Phước khẳng định sẽ cho triển khai đồng bộ gồm kéo 1 đường dây 220 KV dài 2,9 km, xây mới 2 trạm biến áp 50 KVA để cấp điện cho 234 hộ dân trên tuyến để bà con kịp có điện vui xuân. 

Điện về bừng sáng thôn, buôn

Và lời hứa của ông Trường đã thành sự thật. Trong thư gửi cảm ơn Cổng TTĐT Chính phủ ông Giang có viết: "Tết năm nay là cái Tết đáng nhớ nhất với mỗi  người dân ở ấp. Đã rất nhiều năm qua, nỗi mong mỏi có điện chỉ để xem 1 chương trình truyền hình nay đã được thỏa nguyện...".

Vào một ngày giáp Tết Tân Mão, chúng tôi về thăm 2 ấp...

Ông Điểu Tuấn, Phó Trưởng ấp Tổng Cui Lớn - Ảnh: Chinhphu.vn

Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến là nhà ông Điểu Tuấn, Phó Trưởng ấp Tổng Cui. Đón chúng tôi với tình cảm thân tình như những người thân lâu ngày gặp lại, vừa bật chiếc quạt điện, ông Cường vừa nói: Giờ nhà nào trong xóm cũng có 3-4 cái quạt. Kể từ ngày có điện, điều kiện sinh hoạt và cuộc sống của bà con nơi đây đã thay đổi đến ngỡ ngàng.

Ông Tuấn tâm sự: Sinh ra ở đây đã gần 50 năm, nhưng đến nay tôi mới được cùng người dân trong ấp hưởng niềm vui sướng khi có điện. Chỉ cần bật “tắc” một cái, không còn cảnh phải lọ mọ tìm nào bật lửa, nào dầu, nào đèn nữa.

Không chỉ có vậy, với nguồn điện mới, cảnh chạy động cơ diesel, xăng, vừa bất tiện, vừa đắt để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nay cũng không còn. Trong ấp đã có nhà nuôi tới 40 con lợn, trên 10 hộ nuôi từ 200-300 con gà mỗi lứa so với 1 – 2 hộ như trước kia.

Chỉ vào đàn lợn 40 con gia đình đang nuôi, anh Lại Quang Đạo ở ấp Tổng Cui Lớn cho biết, trước kia vệ sinh chuồng trại phải chạy máy phát điện, rất bất tiện và tốn kém. Nay bơm nước hay thắp sáng đều sử dụng điện, vừa tiện lợi, lại vừa bớt nhiều lần chi phí.

Cũng nhờ có điện mà diện tích đất trồng tiêu, cà phê của ấp đã được chăm sóc một cách tốt nhất do bà con sử dụng máy bơm để tưới tiêu trong những tháng mùa nắng và năng suất cũng tăng lên. Cùng với đó, ấp cũng đã nhiều cơ sở thu mua, chế biến nông sản tại chỗ, tránh bị tư thương ép giá như những năm trước đây.

Từ khi có điện, học sinh trong ấp không phải học bài dưới ánh đèn dầu -  Ảnh: Chinhphu.vn

Không chỉ có thế, theo ông Điểu Tuấn, từ khi có điện, các hộ gia đình đã mua sắm nhiều  trang thiết bị và đồ dùng có sử dụng điện để phục vụ nhu cầu cuộc sống, nâng cao việc hưởng thụ văn hóa, cập nhật được nhiều thông tin hữu ích từ các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tin tức từ hệ thống truyền hình của Trung ương và địa phương.

Còn chị Thân Thị Thủy, Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp thì không giấu nổi niềm vui khi các cháu nay không phải học trong cảnh đèn dầu nữa.

Sự thay đổi trong 1 năm qua được nhiều người dân trong ấp ví bằng sự thay đổi cả chục năm trước cộng lại.

Ông Điểu Mẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước An tâm sự: “Chỉ cách đây đúng 1 năm, ánh điện với đồng bào mình thật xa lạ. Bây giờ có điện rồi, đồng bào có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu”.

Xuân đến rồi đi, nhưng ký ức về “mùa xuân đầu tiên” với ánh điện sáng bừng sẽ khó phai trong lòng bà con ấp Tổng Cui Lớn, Tổng Cui Nhỏ. Và đó cũng chính là niềm vui lớn nhất với những người làm công tác bạn đọc như chúng tôi mỗi khi Tết đến, xuân về.

Chủ Đề