Xe không kính phạt bao nhiêu 2022

Lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?

Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, nếu như ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái đã không bị xử phạt.

Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

- Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. 

- Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

- Đối với ô tô, mức phạt với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 - 400.000 đồng.  

Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.

Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.

Xe không kính phạt bao nhiêu 2022

Lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
 

Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.

Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.

Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…

Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.

Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.

>> Các trường hợp phải bật xi nhan để không bị xử phạt

Xe không kính phạt bao nhiêu 2022

STT

Lỗi

Mức phạt tiền

Hình phạt bổ sung

(nếu có)

Xe máy

Xe ô tô

01

Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan)

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc

(Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

02

Chuyến hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

03

Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái/phải đối với loại phương tiện đang điều khiển

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100; Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm k Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100; Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

04

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

05

Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100, Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

06

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

07

Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

08

Đi không đúng theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

300.000 đồng đến 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100)

09

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

(Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

(Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc

(Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng

(Điểm đ Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

10

Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

11

Điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu

300.000 đồng đến 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100)

12

Điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100)

13

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

 

14

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

15

Không có  giấy phép lái xe

(Với người đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện)

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

(Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

16

Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 17; Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

17

Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100)

18

Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

(Điểm đ khoản 10 Điều 6; Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

(Điểm e Khoản 10 Điều 5; Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100)

30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Điển a Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm g Khoản 10 Điều 5; Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

19

Điều khiển xe chạy quá tốc độ

Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100)

Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 05 km/h

(Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100; Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.

(Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

(Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

(Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100)

6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

(Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100)

- Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 10 Điều 6)

- Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

(Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

Lưu ý: Thuật ngữ “xe máy” trong bảng được sử dụng theo cách gọi thông thường nhằm giúp mọi người tiện theo dõi hơn.

Để tra cứu mức phạt vi phạm giao thông, các bạn cũng có thể sử dụng App tra cứu iThong:

>> Tải về App iThong trên Android bằng cách click TẠI ĐÂY

>> Tải về App iThong trên iOS bằng cách click TẠI ĐÂY

Xe không kính phạt bao nhiêu 2022

Hoặc bạn cũng có thể cài đặt iThong bằng cách quét mã QR (dùng chung cho cả hai hệ điều hành).

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN