Xe máy chạy tốc độ bao nhiêu?

Hỏi: Cho tôi hỏi tốc độ tối đa mà các loại xe được chạy khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Tốc độ này có thay đổi khi di chuyển trong khu vực đông dân cư hay không?

Nguyễn Văn Đức [quận Hai Bà Trưng, Hà Nội]

Trả lời:

Xe cơ giới theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư

Trừ đường cao tốc thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư được quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cụ thể đối với các phương tiện xe cơ giới từ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự thì tốc độ tối đa được quy định như sau:

- Đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;

- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư

Trừ đường cao tốc thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư được quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cụ thể:

- Đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên:

+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 90 km/h;

+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn [trừ ô tô xi téc]: 80 km/h;

+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng [trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông]: 70 km/h;

+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: 60 km/h.

- Đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới:

+ Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 80 km/h;

+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn [trừ ô tô xi téc]: 70 km/h;

+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng [trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông]: 60 km/h;

+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: 50 km/h.

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự khác thì tốc độ tối đa cho phép đối với những loại xe này và các loại xe tương tự trên đường bộ [trừ đường cao tốc] là 40 km/h theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Thông thường, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Xe mô tô [còn gọi là xe máy] là xe cơ giới 2 bánh hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự di chuyển bằng động cơ có dung tích xilanh từ 50cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400kg đối với xe 2 bánh.

Mô tô [xe máy], Thông tư 31 quy định: Tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h. Ảnh: PV

Thông tư số 31/2019 vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 15.10 tới đây cho phép xe gắn máy [kể cả xe máy điện] được chạy với tốc độ tối đa không quá 40km/h.

Điều này dẫn tới nhiều người hiểu nhầm là các loại xe máy 2 bánh đang tham gia giao thông hiện nay chỉ được đi với vận tốc tố đa 40km/h.

Đơn vị soạn thảo của Bộ Giao thông vận tải cho biết, Điều 8 thông tư quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự trên đường bộ [trừ đường cao tốc] không quá 40km/h.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì "xe gắn máy" là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 bánh hoặc 3 bánh, vận tốc thiết kế không lớn hơn 50km/h và có dung tích xilanh không lớn hơn 50cm3.

Còn xe môtô [còn gọi là xe máy] là xe cơ giới 2 bánh hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự di chuyển bằng động cơ có dung tích xilanh từ 50cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400kg đối với xe 2 bánh.

Với môtô [xe máy], Thông tư 31 quy định tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi [đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa], đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tốc độ tối đa 50km/h với đường 2 chiều [đường có cả 2 chiều đường đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa], đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô [xe máy] được chạy tốc độ tối đa: 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; 60km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Xe máy được chạy quá tốc độ bao nhiêu?

Căn cứ biển hạn chế tốc độ trên [Cấm vượt quá tốc độ] thì có thể thấy rằng: Ô tô, xe khách, xe tải chỉ được chạy tối đa 50 km/giờ; Xe máy, mô tô, xe ba bánh chỉ được chạy tối đa 40 km/giờ. Nếu các phương tiện trên chạy vượt quá tốc độ này thì bị coi là vi phạm lỗi tốc độ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đường quốc lộ xe máy được đi tốc độ bao nhiêu?

Như vậy, theo quy định trên thì tốc độ cho phép trên quốc lộ dành cho xe máy không phải là đường cao tốc sẽ không quá 40 km/h. Đối với các loại xe máy chuyên dùng chạy trên cao tốc thì tốc độ tối đa không quá 120km/h.

Ngoài khu dân cư xe máy được chạy bao nhiêu?

Ngoài khu vực đông dân cư 60km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới. 70km/h đối với đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.

Xe 100cc chạy tối đa bao nhiêu km?

Vì tốc độ các dòng xe 100cc khá là nhanh tầm 70-100km/h trọng lượng xe cũng khá là nặng nên bạn cần phải học cách điều khiển xe sao an toàn và đúng luật giao thông.

Chủ Đề