Xỏ khuyên septum bao lâu thì lành

  1. 1

    Xỏ khuyên ở cơ sở chuyên nghiệp. Những người trong cộng đồng biến đổi cơ thể đều biết rằng có những cách đúng và cách sai trong việc xỏ khuyên. Bạn cần đến cơ sở có uy tín và các thợ xỏ khuyên có kinh nghiệm. Lỗ xỏ khuyên của bạn sẽ dễ lành và lành nhanh hơn nhiều nếu bạn dành thời gian và công sức đến nơi chuyên nghiệp. Hơn nữa, thợ xỏ khuyên cũng sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích về việc chăm sóc vết thương sau khi xỏ. Một số yếu tố giúp bạn có lỗ xỏ khuyên an toàn bao gồm:

    • Kim xỏ khuyên rỗng. Thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp dùng loại kim này vì chúng hợp vệ sinh và dễ thao tác, giúp tạo ra các lỗ xỏ khuyên thẳng và đúng vị trí, nhờ đó vết thương sẽ mau lành hơn.[1]
    • Tránh dùng súng bấm khuyên. Do thường gây đau nhiều hơn và cũng kém chính xác hơn, súng bấm khuyên thường không được dùng để xỏ khuyên mũi. Ngoài ra, súng bấm khuyên đôi khi khó làm vệ sinh hơn nên có thể dễ lây lan các bệnh truyền qua đường máu.[2]

  2. 2

    Rửa tay sạch khi xử lý lỗ xỏ khuyên. Bạn cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi chạm vào lỗ xỏ khuyên. Các chất dầu có sẵn trên mặt và các dịch tiết từ vết thương ở lỗ xỏ khuyên mới [dịch trong, đôi khi có máu], cộng thêm chất bẩn trên tay bạn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  3. 3

    Để nguyên trang sức trên lỗ xỏ khuyên. Khi đã xỏ khuyên mũi, bạn không nên tháo trang sức trên mũi trong ít nhất 6-8 tuần, tức là trong thời gian trung bình để vết thương lành. Trường hợp duy nhất cần tháo trang sức là khi có vấn đề về kích cỡ hoặc vật liệu của trang sức.[3]

    • Nếu muốn thay trang sức trong thời gian lỗ xỏ khuyên chưa lành hẳn [6-8 tuần sau khi xỏ khuyên], bạn nên liên lạc với thợ xỏ khuyên và nhờ họ làm giúp.

  4. 4

    Rửa lỗ xỏ khuyên thường xuyên. Bạn cần nhẹ tay với lỗ xỏ khuyên mới. Đầu tiên, bạn nên dùng bông gòn hoặc tăm bông lau sạch vẩy cứng có thể hình thành quanh vết thương. Có thể bạn nghĩ rằng cồn hoặc oxy già sẽ giúp tiêu diệt mọi tế bào vi khuẩn, nhưng chúng cũng có thể giết chết các tế bào chữa lành ở trên và trong mũi, vì vậy bạn đừng dùng các chất sát trùng mạnh như vậy. Một cách an toàn và dễ dàng để rửa lỗ xỏ khuyên mới là dùng nước muối. Muối biển hòa tan trong nước sẽ thành dung dịch muối nhẹ dịu và hiệu quả. Bạn có thể nhúng bông gòn hoặc tăm bông vào nước muối để lau hoặc ngâm lỗ xỏ khuyên mũi trong bát to đựng nước muối. Nếu ngâm lỗ xỏ khuyên mũi, bạn nên ngâm 5-10 phút, ít nhất một lần mỗi ngày.[4] Sau khi ngâm, bạn có thể rửa lại mũi bằng nước sạch để loại bỏ muối còn lại trên da. Để pha dung dịch muối tại nhà, bạn cần:

    • 1/4 thìa cà phê muối biển không chứa i ốt
    • 1 cốc nước ấm [nước cất hoặc nước đóng chai]

  5. 5

    Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng. Đôi khi vết thương có biểu hiện nhiễm trùng rõ rệt, nhưng cũng có khi tình trạng nhiễm trùng có thể khó nhận biết. Khi mới xỏ khuyên, ban đầu bạn có thể bị chảy máu, sưng xung quanh vết thương, đau, bầm tím, ngứa, kích ứng và có dịch hơi vàng [không phải mủ] rỉ ra từ lỗ xỏ khuyên. Dịch tiết có thể hình thành lớp vẩy đóng trên trang sức, nhưng điều này là bình thường và không gây ra vấn đề gì. Việc biết phân biệt giữa tác động phụ bình thường khi xỏ khuyên và các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ giúp bạn điều trị nhiễm trùng hiệu quả hơn. Một số dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng bao gồm:

    • Ngứa và/hoặc đỏ dai dẳng cả sau thời gian hồi phục bình thường
    • Tiếp tục đau và nhức sau thời gian hồi phục bình thường
    • Cảm giác nóng, bỏng rát
    • Dịch lỏng màu vàng-xanh,chẳng hạn như mủ hoặc máu, rỉ ra từ vết thương
    • Vết thương có mùi hôi[5]

  1. 1

    Xem xét các triệu chứng. Tình trạng nhiễm trùng và phản ứng dị ứng có thể có các triệu chứng gần giống nhau, do đó cách tốt nhất để phân biệt là nhận biết sự khác nhau giữa hai trường hợp này. Phản ứng dị ứng thường gây cảm giác bỏng rát dữ dội, lỗ xỏ khuyên to ra [như đang cố tránh khỏi trang sức kim loại], và dịch tiết có màu vàng nhưng trong suốt chứ không có màu vàng-xanh. Nếu nghi ngờ bị dị ứng, bạn nên đến thợ xỏ khuyên ngay để họ thay trang sức khác, sau đó đến gặp bác sĩ.

    • Một số kim loại gây phản ứng dị ứng, vì vậy tốt nhất là bạn nên dùng khuyên kim loại chất lượng cao, chẳng hạn như khuyên làm bằng thép phẫu thuật, titan, bạch kim, niobi, và vàng nguyên chất 14k trở lên.[6]

  2. 2

    Duy trì chế độ vệ sinh. Tiếp tục rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc nước muối để diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Lỗ xỏ khuyên mũi có thể nhiễm trùng do một số nguyên nhân như sự xâm nhập của các mầm bệnh [vi khuẩn và nấm], đeo trang sức quá chặt, hoặc do kém vệ sinh. Bạn hãy nhớ tiếp tục rửa vết thương thường xuyên cho đến khi lành hẳn [thường là 6-8 tuần sau khi xỏ khuyên].

  3. 3

    Thử áp dụng các liệu pháp tại nhà. Nếu tình trạng nhiễm trùng có vẻ không quá nặng, bạn có thể thử tự chữa tại nhà trước khi đến bác sĩ. Sau đây là các liệu pháp mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

    • Chườm nước muối ấm giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng nhiễm trùng [máu dồn đến nhiều hơn cũng có nghĩa là các tế bào chống nhiễm trùng cũng nhiều hơn], và điều này có thể giúp chưa lành nhiễm trùng nhanh hơn.[7]
    • Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, đau và nhức gần lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng. Cũng như khi va đầu gối vào cạnh bàn, bạn có thể giảm bầm tím bằng cách chườm lạnh. Nhớ đừng bao giờ chườm đá trực tiếp lên vết thương. Sự tiếp xúc trực tiếp với nước đá có thể gây tổn thương da. Bạn cần bọc túi chườm đá trong khăn giấy hoặc vải trước khi chườm lên vết thương.[8]
    • Chườm túi trà hoa cúc La Mã. Thả túi trà hoa cúc La Mã vào nước ấm và ngâm trong nước khoảng 20 giây, sau đó đắp lên vết thương. Giữ nguyên như vậy khoảng 10 phút hoặc cho đến khi túi trà nguội. Khi túi trà đã nguội, bạn có thể nhúng lại vào nước ấm và chườm lần nữa.[9]
    • Đắp thuốc aspirin. Cho vài viên aspirin vào cốc [khoảng 4-6 viên] với một chút nước để thuốc tan ra và tạo thành bột nhão. Đắp hỗn hợp bột nhão lên chỗ nhiễm trùng mỗi đêm trước khi đi ngủ và theo dõi xem các triệu chứng nhiễm trùng có giảm không. Aspirin là một loại thuốc kháng viêm, do đó nó có thể giảm sưng, giúp chữa lành nhiễm trùng mà không có nhiều nguy cơ bị kích ứng, đồng thời vẫn cho phép dịch thoát ra ngoài.[10]

  4. 4

    Tránh dùng các chất sát trùng mạnh. Bạn nên tránh các chất sát trùng mạnh khi rửa vết thương, và với vết thương bị nhiễm trùng thì lại càng nên tránh. Người có lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng nên tránh xa các chất như cồn, dầu tràm trà, betadine, oxy già và cồn mêthylic, vì sẹo và vết lồi sẽ dễ hình thành hơn xung quanh lỗ xỏ khuyên nghiễm trùng nếu bạn dùng các chất này.[11]

    • Độ mạnh của hóa chất có thể gây khó chịu hơn do cảm giác bỏng rát, và chúng còn giết chết các tế bào chống nhiễm trùng.
    • Các loại thuốc mỡ diệt khuẩn khác có thể cản trở không khí lưu thông đến vết thương nhiễm trùng và làm chậm quá trình hồi phục, vì vậy nếu có dùng thì bạn cũng nên hạn chế.[12]

  5. 5

    Tìm sự chăm sóc y tế. Nếu tình trạng nhiễm trùng không khỏi hoặc không cải thiện trong vòng vài ngày [tối đa là một tuần], tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ và kể chi tiết tình trạng cho bác sĩ biết. Đến bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ da liễu và bác sĩ tổng quát là tốt nhất, nhưng nếu không có điều kiện, lựa chọn thứ hai của bạn là đến gặp thợ đã xỏ khuyên cho bạn.[13]

  1. 1

    Cẩn thận đừng để lỗ xỏ khuyên bị kích ứng. Bạn nên cẩn thận khi mặc và cởi quần áo. Sẽ rất đau nếu khuyên mũi mới xỏ bị mắc vào quần áo khi mặc vào hoặc cởi ra. Hãy dành thêm vài phút khi thay quần áo để bạn có thể thong thả và tránh móc vào trang sức đeo trên mũi.

    • Một số người nằm nghiêng bên không xỏ khuyên hoặc dùng gối kê cổ để không gây kích ứng trong khi ngủ.

  2. 2

    Không để mỹ phẩm dính vào chỗ xỏ khuyên. Trong thời gian chờ lỗ xỏ khuyên lành, bạn nên tránh dùng lotion, mỹ phẩm trang điểm hoặc sữa rửa mặt có thể lọt vào lỗ xỏ khuyên và đọng lại đó. Nếu có sản phẩm nào lọt vào lỗ xỏ khuyên, bạn hãy rửa ngay bằng nước muối ấm.[14]

  3. 3

    Tránh để lỗ xỏ khuyên tiếp xúc với nước không được khử trùng. Các nguồn nước như hồ, hồ bơi tư nhân hoặc công cộng và bồn tắm nước nóng có thể chứa các chất ô nhiễm và gây nhiễm trùng cho lỗ xỏ khuyên mũi. Nếu cần phải tiếp xúc với các nguồn nước có thể chứa chất ô nhiễm, bạn nên dán kín lỗ xỏ khuyên bằng băng cá nhân chống thấm nước. Loại băng này có bán tại các hiệu thuốc.[15]

  • Khi tắm vòi sen, bạn nên để mũi dưới vòi nước. Nước nóng sẽ giúp “rửa trôi” vi khuẩn trong khuyên mũi.
  • Gối cao đầu khi ngủ để giảm sưng.
  • Nồng độ dung dịch cao hơn sẽ không tốt hơn; dung dịch muối quá mạnh có thể gây kích ứng.
  • Bạn đừng bao giờ dùng loại kem đặc khiến lỗ xỏ khuyên bị bít tắc.
  • Dầu vitamin E rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo và vết lồi vì nó được hấp thụ vào da.
  • Dùng áo thun sạch để bọc vỏ gối và mỗi đêm lật sang mặt khác. Một chiếc áo thun có 4 mặt sạch để bạn thay đổi.

  • Nếu có da nhạy cảm, có thể bạn chỉ nên rửa ÍT HƠN 2-3 lần mỗi ngày để tránh kích ứng lỗ xỏ khuyên.
  • Đừng bao giờ dùng các sản phẩm gốc dầu khoáng như Neosporin. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng cồn, oxy già hoặc i ốt tinh khiết để rửa lỗ xỏ khuyên.
  • Nhiễm trùng ở vị trí xỏ khuyên mũi có thể rất nghiêm trọng, dẫn đến viêm màng não hoặc áp xe não.

Video liên quan

Chủ Đề