Xuống máu chân lần 3 bao lâu thì đẻ

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh? Xuống máu chân là dấu hiệu thường thấy vào giai đoạn cuối thai kỳ. Theo dân gian, hiện tượng này báo hiệu bà bầu có thể chuẩn bị sinh bất kỳ lúc nào. Vậy bao lâu thì bà bầu sẽ sinh khi gặp hiện tượng này? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây. 

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?

Theo tương truyền dân gian, bà bầu xuống máu chân ở những tuần cuối thai kỳ thì có thể mẹ sẽ sinh trong vòng 1-2 tuần kế tiếp đó. Thông thường, khi bước sang tuần thai 37-39, bà bầu sẽ có hiện tượng xuống máu chân. Khi đó, bàn chân của mẹ thường sưng phù lên nhưng đây không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nên các bà bầu không nên quá lo lắng.

Hiện tượng xuống máu chân còn được gọi tắt là phù chân. Hầu hết các mẹ bầu sẽ phù chân vào tháng 9 của thai kỳ như một dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ. 

Tuy nhiên, việc bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh theo quan niệm dân gian chưa được sự kiểm chứng bởi bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Do đó, điều này sẽ không thể đúng với tất cả bà bầu. Bởi vậy, hãy chăm sóc bé yêu thật cẩn thận cho đến khi con chào đời.

Ngoài chú ý về thời gian dự kiến sinh, các mẹ bầu nên chú ý một số dấu hiệu cơ thể như sau để đến gặp bác sĩ:

- Vỡ ối hoặc ra máu

- Có cảm giác khung xương chậu mở rộng hơn

- Dịch âm đạo ra nhiều

- Tụt bụng xuống sâu

- Cơn gò ngày càng nhiều và cường độ tăng cao

Hiện tượng bà bầu xuống máu chân

Khi mang thai, hầu hết bà bầu nào cũng bị xuống máu ở chân tùy theo mức độ nặng hay nhẹ. Hiện tượng này xảy ra khi càng về cuối thai kỳ, nhu cầu phát triển của thai nhi ngày càng tăng nên cơ thể người mẹ sẽ sản sinh một lượng máu lớn. Khi trọng lượng bé tăng lên, máu sẽ khó lưu thông ở dưới và dẫn đến sưng phù chân. 

Nhiều mẹ bầu thấy phù chân ở tháng thứ 9 nhưng cũng có một số mẹ xuất hiện triệu chứng này ngay từ tháng thứ 5. Ngoài nguyên nhân trên, khi mang bầu hormone thay đổi, thành mạch máu mềm hơn, gây khó khăn cho tĩnh mạch trong việc vận chuyển máu từ chân về tim cũng dẫn đến tình trạng phù nề. Thêm vào đó, còn nhiều yếu tố như dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu xuống máu chân. Cụ thể, khi bà bầu dùng bữa ăn có nhiều muối sẽ làm cơ thể tích nước. Tình trạng xuống máu chân sẽ diễn ra nhanh và trở nên nghiêm trọng.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bản thân mà mẹ có thể biết được hiện tượng xuống máu chân lúc này có phải là một dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh hay không.



Cách chăm sóc bà bầu xuống máu chân

Về cơ bản, bà bầu xuống máu chân sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ khiến mẹ thấy đau nhức và khó chịu. Để bà bầu xuống máu chân cảm thấy dễ chịu hơn, hãy thử áp dụng một số mẹo giảm đau dưới đây.

- Uống đủ lượng nước hàng ngày: Bị phù chân cũng có thể do thiếu nước. Bởi vậy, việc uống đủ nước hàng ngày rất quan trọng để giúp mẹ hạn chế nguy cơ này.

- Ăn đủ dinh dưỡng: Dinh dưỡng từ các thực phẩm giàu khoáng chất tốt cho mẹ sẽ không chỉ giúp mẹ ngăn nguy cơ phù chân mà còn bổ sung dưỡng chất bé.

- Nằm ngủ đúng tư thế và mẹ nên dùng gối lót giữa hai chân. Bà bầu nên nằm nghiêng trái để không gây áp lực cho tĩnh mạch ở khung chậu và động mạch chủ. Chú ý gác cao chân để giảm hiện tượng máu đổ dồn về chân gây phù chân. 

- Ngâm chân và massage là một cách giảm phù chân rất hiệu quả mẹ bầu nên thử. không chỉ giúp máu lưu thông tốt, mà còn giúp mẹ bầu đỡ đau nhức chân và tránh nguy cơ mất ngủ do phù chân.

- Không dùng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê vì chúng đều có thể làm trầm trọng tình trạng phù nề và gây hại cho con.

- Không nên ăn nhiều muối vì muối làm cơ thể tích nước sẽ khiến bà bầu bị xuống máu chân nhiều hơn.

- Không nên đứng hay ngồi trong thời gian dài.

- Không đi giày cao gót, giày chật. Không mặc quần áo bót sát cơ thể.

Những mẹo chăm sóc và sinh hoạt trên rất quan trọng cho bà bầu để vừa ngăn nguy cơ bị phù chân vừa giảm tình trạng đau nhức do chứng xuống máu chân gây nên. Tình trạng phù chân không gây nguy hiểm nên các bà bầu không nên quá lo lắng. Hãy chuẩn bị tinh thần và chăm sóc bản thân thật tốt để chuẩn bị đón con chào đời.

Nhin chung, bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh theo dân gian sẽ không áp dụng cho tất cả mọi người. Với những thông tin trên hy vọng đã giúp các bà bầu chuẩn bị tốt hơn khi gặp tình trạng xuống máu chân trong giai đoạn thai kỳ.

-----------------------------------------------------

Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?

Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?

Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?

Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?

Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?

Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA [Hoa Kỳ] và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health [Vương Quốc Anh].

Link chương trình tập luyện tại đây!

Phù chân khi mang thai là tình trạng hầu hết bà bầu đều gặp phải trong những tháng cuối thai kỳ. Nó có nguy hiểm không và cần làm gì để khắc phục tình trạng này là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc vì có thiên thần đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ, mẹ bầu phải trải qua 9 tháng 10 ngày với nhiều biến động và khó khăn. Mẹ sẽ phải đối trải qua những cơn đau như chuột rút, giãn tĩnh mạch âm hộ, đau vùng chậu và phù nề…

Phù chân là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt cuối thai kỳ. Chân mẹ bị phù nề, to hơn bình thường rất nhiều, đôi khi chân có màu đỏ thẫm trông rất mất thẩm mỹ. Dân gian thường gay gọi đó là tình trạng xuống máu, báo hiệu sắp sinh.

Tình trạng phù chân biểu hiện rõ nhất từ phẩn cổ chân trở xuống, bàn chân bị sưng lên, tuy không đau đớn nhưng lại gây nhiều bất tiện và khiến mẹ bầu không thoải mái.

Tình trạng phù chân có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong thai kỳ, tùy cơ địa mỗi người. Có người bị sớm, có người bị muộn, có người phù chân nặng, có người lại không bị hoặc bị nhưng không khác biệt lắm.

Tuy nhiên, đa số mẹ bầu bị phù chân vào những tháng cuối của thai kỳ do thai nhi tăng nhanh về trọng lượng, tạo sức ép lên tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông và bị đẩy xuống chân, gây phù nề.

Phù chân là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu gặp phải ở những tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Chúng là những nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề chân. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính là:

  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất nhiều máu và chất lỏng, tăng thêm 50% so với bình thường để có đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi. Chính điều này đã gây nên tình trạng phù nề ở mẹ bầu.
  • Trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển mỗi ngày, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng của bé lớn hơn rất nhiều. Tử cung của mẹ cũng phải lớn hơn để có đủ chỗ trống chứa thai nhi. Tử cung lớn hơn sẽ tăng áp lực và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới khiến máu bị dồn nhiều ở chân và gây tình trạng phù nề. Trong đó, bàn chân và mắt cá chân là hai vị trí dễ phù nề nhất.
  • Ngoài hai nguyên nhân trên, sự thay đổi hormone bên trong cơ thể mẹ bầu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề. Khi hormone thay đổi, thành mạch máu mềm hơn, gây khó khăn cho tĩnh mạch trong việc vận chuyển máu từ chân về tim, dẫn đến tình trạng phù nề. Máu đưa xuống chân dễ nhưng chiều ngược lại thì khó khăn.

Xem thêm: Thai sản tron gói

Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên còn có nhiều nguyên nhân chủ quan khác như: đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót, thiếu Natri, Kali…

Tình trạng phù chân chỉ là một thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai. Nó không phải là bệnh lý nên không nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, phù chân sẽ tự biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Thay vào đó, hãy bồi bổ đủ chất để thai nhi có đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện và giữ tinh thần thoải mái nhất chờ đợi giây phút con yêu chào đời.

Đai cao gót thường xuyên khiến tình trạng phù chân của mẹ bầu nặng hơn

Tuy nhiên, phù chân cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm mà mẹ không nên coi thường nếu đi kèm những biểu hiện sau:

  • Sưng cả tay và mắt
  • Đau đầu nặng
  • Đau dữ dội vùng dưới xương sườn
  • Buồn nôn, nôn
  • Thị giác có vấn đề như nhìn lờ mờ

Những dấu hiệu này có thể cảnh báo tiền sản giật. Mẹ nên đi khám để xác định chính xác phù nề chân là do sinh lý hay bệnh lý để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. 

Ngoài ra, nếu bạn bị phù chân nhưng chỉ phù một bên còn bên kia bình thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu. 

Phù chân có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu vào tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ bị phù chân thì đây cũng có thể coi là dấu hiệu báo sắp sinh. Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ sắp sinh thì mẹ bầu cũng nên quan sát cơ thể có những biểu hiện này hay không.

  • Bụng bầu tụt xuống sâu hơn
  • Ra nhiều dịch âm đạo bất thường
  • Xuất hiện các cơn gò bụng dưới với tần suất nhiều hơn
  • Cảm giác xương chậu mở rộng
  • Vỡ ối hoặc ra máu

Mẹ nên theo dõi kỹ những thay đổi của cơ thể và đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường.

Massage và ngâm chân bằng nước ấm để giải thiểu tình trạng sưng phù chân

Phù chân là tình trạng khó tránh khỏi ở phụ nữ mang thai. Nó không phải là bệnh lý nhưng lại khiến cuộc sống của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Vì thế, mẹ nên có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai cũng như ứng phó tốt với nó để không còn cảm thấy quá khó chịu.

Mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm bớt tình trạng phù nề chân:

  • Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân để máu dễ dàng lưu thông
  • Khi ngủ nên kê cao chân bằng gối để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn
  • Mát xa chân để giảm phù nề và giảm tình trạng chuột rút thường gặp ở mẹ bầu
  • Khi ngủ hãy nằm nghiêng sang bên trái để làm giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi vận chuyển máu từ chân về tim. Nguyên nhân là do nằm nghiêng trái thì tử cung không chèn ép vào tĩnh mạch ở khung chậu
  • Mặc quần áo thoải mái, không mặc bó sát vì có khả năng cản trở lưu thông máu
  • Không nên đi giày cao gót. mẹ hãy chọn những đôi giày bệt, giày thể thao thoải mái
  • Hạn chế đeo tất, vì tất có thể cản trở khả năng lưu thông máu, nhất là những đôi tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân hay bắp chân. Nếu thời tiết lạnh quá, mẹ hãy chọn những đôi tất thoải mái dành cho bà bầu
  • Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập tốt cho mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ… chúng sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn
  • Nên uống nhiều nước vì nếu để cơ thể mất nước nó sẽ phải cố gắng để giữ nước khiến cho tình trạng phù nề trầm trọng hơn 
  • Trước khi đi ngủ mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước ấm khoảng 10 -15 phút để được thư giãn và cũng giúp máu tuần hoàn tốt hơn, cải thiện tình trạng phù nề
  • Bổ sung trong bữa ăn hằng ngày những thực phẩm giàu Natri và Kali vì thiếu Natri, Kali có thể là nguyên nhân gây phù nề. Những thực phẩm mẹ có thể bổ sung như cam, cải bó xôi, chuối, sữa chua, dưa hấu, các sản phẩm từ đậu nành…
  • Hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì chúng là những yếu tố dễ gây nên phù nề
  • Hạn chế sử dụng cafe, trà vì chúng có xu hướng gây trữ nước nhiều hơn.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề