Những buổi tiệc tùng, đặc biệt là sinh nhật luôn có sự xuất hiện của những chiếc bánh kem ngọt ngào, đẹp mắt. Thế nhưng ăn bánh kem có béo hay không? Bánh kem bao nhiêu calo? Làm thế nào để ăn bánh kem mà không nạp quá nhiều calo? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. Show Nội dung 1. Thành phần dinh dưỡng trong bánh kemBánh kem chủ yếu được làm từ các nguyên liệu chính là bột mì, trứng, sữa, phô mai… Do đó, loại bánh ngọt này sẽ có nhiều chất bột đường (khoảng hơn 30g, tùy loại bánh). Tiếp đến là các loại chất đạm, chất béo, natri… Một số loại bánh kem được trang trí thêm trái cây, nhân mứt còn cung cấp thêm vitamin và chất xơ cho cơ thể. 2. 100g bánh kem bao nhiêu calo?Theo nghiên cứu, trung bình 100g bánh kem sẽ cung cấp năng lượng khoảng 297 kcal. Nếu bạn ăn 2 miếng bánh vừa thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ khoảng 594kcal, tương đương với ⅓ lượng calo mà cơ thể người lớn cần dung nạp mỗi ngày (khoảng 2000 calo). Với mỗi loại bánh kem, nguyên liệu chế biến sẽ có sự khác nhau. Do đó, lượng calo của bánh kem chỉ được tính ở mức tương đối, cụ thể:
3. Ăn bánh kem có tác dụng gì với sức khỏe?Bánh kem là loại thực phẩm có lượng calo khá lớn. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ ăn bánh kem với một lượng vừa phải thì cơ thể vẫn nhận được nhiều lợi ích như:
Lượng calo lớn từ bánh kem sẽ cung cấp ngay lập tức cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Theo đó, 100g bánh kem có thể chứa gần 300 kcal. Không những thế, bánh kem còn thường làm từ đường, sữa, trứng. Do đó, chỉ cần ăn 1 – 2 miếng bánh kem là bạn đã cảm thấy no.
Theo nghiên cứu của các giáo sư trường đại học Duke, Hoa Kỳ, chất béo trong bánh kem có khả năng kích thích não bộ tiết ra endorphins và serotonin. Hai hợp chất này có tác dụng mang đến cảm giác hưng phấn, vui vẻ cho con người. ĐỒng thời, đường trong bánh kem sẽ giúp kích hoạt sản sinh chất dopamine trong não. Đây là loại hormone “hạnh phúc” trong cơ thể, khi lượng hormone tăng lên, cơ thể chúng ta sẽ dần cảm thấy phấn chấn, có tinh thần và động lực để học tập, làm việc. Ngoài ra, bánh kem thường được thiết kế và trang trí bắt mắt. Đặc biệt, bánh kem còn được ăn trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, tiệc tùng. Theo đó, sự vui vẻ khi nhận được bánh kem sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần.
Trong bánh kem có thành phần bí ngô chứa hàm lượng lớn vitamin A và các dưỡng chất quan trọng đối với việc duy trì, kéo dài tuổi thanh xuân. Vitamin A góp phần thúc đẩy sản sinh tế bào mới, cung cấp các enzymes và axit béo có lợi để tái tạo collagen, giúp làn da của bạn luôn hồng hào, săn chắc.
Trong bánh kem socola có thành phần socola được bác sĩ chuyên khoa tim mạch Michael Ozer nhận định là chất có tác động tích cực cho sức khỏe tim. Trong socola có chứa hỗn hợp flavonoids giúp hỗ trợ phòng ngừa đau tim bất ngờ hoặc đột quỵ.
4. Ăn bánh kem có béo (mập) không?Từ những thông tin, chúng ta có thể thấy rằng ăn nhiều bánh kem rất dễ béo (mập). Do hàm lượng calo và đường trong bánh kem khá cao, bạn chỉ cần ăn 2 miếng là đã nạp vào cơ thể lên đến 600 calo. Hơn nữa, việc ăn thêm thức ăn khác trong ngày cùng với bánh kem sẽ khiến lượng calo nạp vào cơ thể tăng cao đột biến, vượt ngưỡng quy định. Ăn bánh kem nhiều có thể khiến bạn dễ bị tăng cân do các chất đường, bơ, sữa… trong bánh. Đồng thời, ăn bánh kem thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể, dẫn đến các bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh tim hay da nhanh lão hóa. Nhiều loại bánh kem trên thị trường hiện nay còn chứa các chất không tốt cho sức khỏe như chất phụ gia, chất tạo ngọt, phẩm màu… Do đó, bạn chỉ nên ăn lượng ít bánh kem hoặc hạn chế tối đa đồ ngọt để tránh tình trạng tăng cân nhanh. 5. Cách ăn bánh kem không bị mậpDưới đây là một số gợi ý về cách ăn bánh kem không bị mập mà bạn có thể tham khảo: 5.1 Ăn bánh kem với số lượng ítĂn bánh kem với lượng vừa phải. Khoảng 50 – 100g bánh kem sẽ là con số an toàn cho chúng ta. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn bánh kem 1 – 2 lần mỗi tuần. 5.2 Tự làm bánh kemTự làm bánh kem với các nguyên liệu ít calo sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng nạp quá nhiều chất béo. Theo đó, bạn có thể thay thế đường kính trắng bằng đường ăn kiêng, dùng bột yến mạch làm cốt bánh để tăng lượng chất xơ và giảm ngọt cho bánh. Những công thức mới lạ này sẽ giúp bạn cảm thấy lạ miệng, hấp dẫn hơn, vừa không lo bị tăng cân, vừa cải thiện vóc dáng. Ngoài ra, bánh bông lan hay bánh pound cake cũng là sự lựa chọn tuyệt vời vì chúng có lượng calo thấp. Nếu bạn cảm giác thèm ăn bánh ngọt, hãy thử các loại bánh này hoặc bánh kem phô mai low-carb có lượng calo thấp. Ăn các loại bánh ngọt ít calo sẽ giúp bạn kiểm soát tốt cơ thể của mình. Bạn có thể tham khảo một vài công thức thay thế nguyên liệu làm bánh kem dưới đây để giảm calo cho thực phẩm:
5.3 Tránh ăn bánh kem thay cơmViệc ăn nhiều bánh kem có thể khiến bạn cảm thấy no bụng và bỏ bữa chính trong ngày. Tuy nhiên, ăn bánh kem thay cơm sẽ khiến bạn khó kiểm soát cân nặng, tăng cảm giác thèm ăn và thậm chí là thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. 5.4 Tăng cường tập luyện thể thaoDù ăn bánh kem hay các món ăn thông thường hàng ngày, bạn cũng nên rèn luyện sức khỏe bằng cách tập luyện thể thao như bơi lội, chạy bộ, tập gym, tập yoga… Vận động sẽ giúp bạn tiêu hao lượng calo dư thừa đã nạp vào trong ngày và giữ gìn một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. 5.5 Chú ý thời điểm ăn bánh kem Theo nghiên cứu trên tạp chí Journal of Experimental Psychology, những người ăn bánh ngọt trước bữa ăn sẽ tiêu thụ ít calo hơn những người ăn bánh sau bữa ăn. Do đó, bạn có thể lưu ý vấn đề này để giảm lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn bánh kem. Ngoài ra, bạn không nên ăn bánh kem vào buổi tối hay đêm khuya vì đây là thời điểm năng lượng nạp vào bị tích trữ. Chúng sẽ không được giải phóng và dễ tích tụ thành các mô mỡ thừa. Ăn đồ ngọt vào ban đêm sẽ khiến bạn phải khóc thét vì cân nặng cơ thể tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là mỡ thừa vùng bụng. Đọc thêm:
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin giải thích cho câu hỏi bánh kem bao nhiêu calo. Bên cạnh đó, Vua Nệm cũng mang đến các kiến thức quan trọng và lưu ý cần biết khi ăn bánh kem. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, vui vẻ, bình an. |