1 giây có bao nhiêu người chết

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới [WHO], Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố một con số giật mình, cứ 40 giây có 1 người tự tử. Mỗi một người tự tử gây ra bi kịch cho cả một gia đình, là nỗi đau cho những bạn bè và đồng nghiệp. Tuy nhiên tự tử có thể phòng ngừa, người đứng đầu WHO cho biết.

Treo cổ, uống thuốc độc và dùng súng là các cách thức phổ biến để tự kết liễu cuộc đời

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở những người từ 15-29 tuổi, chỉ sau tai nạn giao thông.  Trong số thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi, tự tử là nguyên nhân gây tử vong  thứ hai ở nữ giới , sau nguyên nhân mang thai ở tuổi vị thành niên  và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở nam sinh  sau chấn thương ở trên đường và bạo lực giữa các cá nhân.

Theo WHO, gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm, nhiều hơn số người thiệt mạng vì sốt rét, do bệnh ung thư vú, do chiến tranh hoặc do giết người. Tỷ lệ tự tử khác nhau giữa các quốc gia lứa tuổi và giới tính,  có những quốc gia, cứ  100.000 người thì có 5 người tự tử, nhưng có những quốc gia tỷ lệ này lên tới 30 người tự tử trên 100.000 dân. Tỷ lệ tự tử ở nam giới cao gấp 3 lần  phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập cao, trong khi tỷ lệ  tự tử giữa nam và nữ ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp tương đối cân bằng.

Các phương pháp tự tử phổ biến nhất là treo cổ, uống  thuốc trừ sâu và tự tử bằng súng.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong các hoạt động phòng chống tự tử ở một số quốc gia, nhưng WHO kêu gọi các quốc gia cần phải hành động  nhiều hơn nữa để phòng chống tự tử.  Tổng số nước có chiến lược ngăn ngừa tự tử quốc gia hiện chỉ có 38 quốc gia, vẫn còn quá ít các chính phủ tham gia và các nước  cần phải cam kết đưa ra các chiến lược cụ thể phòng chống tự tử.

Tổ chức Y tế thế giới  kêu gọi tất cả các nước hợp  tác trong  chiến lược ngăn ngừa tự tử.  Các biện pháp chính có hiệu quả trong việc giảm tự tử là hạn chế khả năng tiếp cận các phương tiện được sử dụng để tự tử; tăng cường giáo dục qua các phương tiện truyền thông, đưa ra các báo cáo về vấn nạn tự tử; thực hiện các chương trình giáo dục trong giới trẻ nhằm xây dựng các kỹ năng sống cho phép họ có thể xử lý được với những căng thẳng trong cuộc sống; xác định sớm và theo dõi những người có nguy cơ tự tử.

Kiểm soát và quản lý thuốc trừ sâu ngăn ngừa tự tử

Hiện có nhiều bằng chứng quốc tế cho thấy các quy định cấm sử dụng thuốc trừ sâu có mức độ nguy hiểm cao có thể dẫn đến việc giảm tỷ lệ tự tử ở các quốc gia. Bởi thuốc trừ sâu có độc tính cao, thường dẫn đến các ca tử vong, đặc biệt trong những tình huống không có thuốc giải độc hoặc không có cơ sở y tế gần đó.

Như tại  Sri Lanka đã ban hành một loạt lệnh cấm dẫn đến giảm 70% số vụ tự tử và ước tính 93.000 người được cứu sống trong giai đoạn 1995-2015. Tại Hàn Quốc - nơi mà thuốc diệt cỏ  được sử dụng nhiều nhất trong các vụ tự sát trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 - lệnh cấm thuốc diệt cỏ vào năm 2011-2012 đã giúp giảm 50% số ca tử vong trong các năm từ 2011 đến 2013.

Ngoài ra, việc đăng ký kịp thời và theo dõi thường xuyên về vấn đề tự tử ở cấp quốc gia là nền tảng hiệu quả của các chiến lược phòng chống tự tử quốc gia.

Hiện chỉ có 80 trong số 183 quốc gia thành viên của WHO cung cấp dữ liệu chính xác vào năm 2016. Hầu hết các quốc gia không có dữ liệu đó là thu nhập thấp và trung bình. Việc giám sát tốt hơn sẽ tạo điều kiện cho các chiến lược ngăn ngừa nạn tự tử hiệu quả hơn và báo cáo chính xác hơn về những tiến bộ hướng tới các mục tiêu toàn cầu.

Báo cáo vừa được công bố hôm nay [7/12] của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] cho biết, trên thế giới, trung bình cứ 24 giây lại có 1 người chết vì tai nạn giao thông [TNGT] đường bộ.

Một vụ tai nạn giao thông đường bộ. [Ảnh minh họa: AFP]

Cũng theo báo cáo này, trung bình mỗi năm, TNGT đường bộ cướp đi sinh mạng của 1,35 triệu người trên toàn thế giới. Con số này so với 3 năm trước đã tăng lên khoảng 100.000 người. TNGT là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với những người trong độ tuổi từ 5-29 tuổi.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Chết là cái giá không thể chấp nhận được cho việc đi lại. Không có lý do gì để không hành động. Đây là một vấn đề mà những cách giải quyết đã được chứng minh”.

Báo cáo thực trạng toàn cầu về an toàn đường bộ năm 2018 của WHO cho thấy tình hình TNGT đường bộ đang diễn biến xấu đi. Trước đó, báo cáo năm 2015 của tổ chức này cho biết, mỗi năm có khoảng 1,25 triệu người chết vì TNGT trên toàn thế giới.

Mặc dù tổng số người thiệt mạng vì TNGT đường bộ đã tăng lên, nhưng con số so sánh giữa tỷ lệ tăng số người chết với tỷ lệ tăng dân số và số lượng ôtô được đưa vào lưu thông trong những năm gần đây là ổn định.

“Điều này cho thấy những nỗ lực giảm thiểu TNGT đường bộ ở các nước có thu nhập trung bình và cao đã có hiệu quả”, WHO cho biết trong báo cáo.

Kết quả này phần lớn do các nước đã tăng cường các biện pháp cải thiện vấn đề giao thông như điều chỉnh luật pháp nghiêm hơn để kiểm soát các nguyên nhân chính gây tai nạn như đi quá tốc độ, lái xe sau khi uống rượu bia, không thắt dây an toàn, không trang bị ghế an toàn hoặc mũ bảo hiểm cho trẻ em... Bên cạnh đó, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng như xây thêm vỉa hè, quy định làn đường dành riêng cho xe đạp và đưa ra các tiêu chuẩn cho phương tiện lưu thông cũng mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia đang tăng cường những nỗ lực để cải thiện vấn đề an toàn giao thông, nhiều nước nghèo hơn lại đang tụt lại phía sau.

Theo báo cáo của WHO, không một quốc gia có thu nhập thấp nào cho thấy tổng số người thiệt mạng vì TNGT đã giảm trong 3 năm qua. Nguy cơ tử vong do TNGT đường bộ ở các nước thu nhập thấp vẫn cao hơn 3 lần so với các nước có thu nhập cao.

Châu Phi là châu lục có tỉ lệ tử vong vì TNGT đặc biệt cao, trong khi châu Âu có tỉ lệ này thấp nhất. Theo số liệu của WHO, trung bình cứ 100.000 người dân châu Phi thì có 26,6 người chết vì TNGT mỗi năm.

Cũng theo báo cáo của WHO, trên toàn thế giới, gần một nửa số người chết vì TNGT hoặc đi bộ hoặc sử dụng phương tiện hai bánh. Người đi bộ và đi xe đạp chiếm 26% số người tử vong, trong khi tỷ lệ này ở châu Phi là 44%. Người điều khiển xe máy và người ngồi trên xe chiếm 28% số người tử vong, trong khi tỷ lệ này ở Đông Nam Á là 43%.

Mỗi giây bao nhiêu người chết?

Ước tính mỗi ngày, thế giới có khoảng 19.700 người chết đói, tương đương cứ 4 giây lại có một người chết đói; 345 triệu người đang phải trải qua nạn đói nghiêm trọng [tăng hơn gấp đôi từ năm 2019].

Trung bình mỗi ngày có bao nhiêu người chết?

3.887 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày. 1.866 người chết trung bình mỗi ngày. 20 người di cư trung bình mỗi ngày.

Chủ Đề