1 người có thể đứng tên được bao nhiêu số đỏ?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [Sổ đỏ] là Chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Pháp luật cũng quy định cụ thể về nguyên tắc cấp sổ đỏ, số lượng và cách thức ghi nhận số người đứng tên trên sổ đỏ.

Ảnh minh họa

Số lượng người đứng tên trên sổ đỏ

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định, một trong những nguyên tắc cấp sổ đỏ là: Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 sổ; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một sổ và trao cho người đại diện.

Như vậy, theo nguyên tắc này, nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người chung tài sản gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền. Điều đó có nghĩa rằng pháp luật không có quy định giới hạn số lượng cụ thể là bao nhiêu người được người đứng tên trên sổ đỏ. Chỉ cần là người có chung quyền sử dụng hợp pháp thì buộc phải ghi đầy đủ tên trong sổ đỏ theo quy định và dù có bao nhiêu người, danh sách có rất dài đi chăng nữa thì cũng phải được liệt kê đầy đủ trên sổ đỏ.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cùng chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất thì sẽ đều được cấp sổ đỏ ghi tên của tất cả những người có chung quyền, mà trường hợp nếu thửa đất có chung quyền sử dụng có đủ điều kiện tách thửa theo quy định và xác định được cụ thể phần diện tích của từng người thì những người chung quyền có thể tiến hành thủ tục tách thửa và đề nghị cấp sổ riêng đối với thửa đất đã tách thuộc quyền sử dụng của mình.

Cách thức ghi nhiều người trên sổ đỏ

Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo mẫu thống nhất và áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 4 trang. Trong đó, có các thông tin như: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi ở trang 1.

Tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT hướng dẫn về việc ghi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng có quyền như sau:

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất [trừ trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia và đề nghị cấp một sổ đỏ cho người đại diện] thì sổ đỏ được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất của từng người.

Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận và phải ghi nội dung như sau: "Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất [Hoặc cùng sử dụng đất/cùng sở hữu tài sản] với.... ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất]".

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một sổ đỏ cho người đại diện [văn bản này phải có công chức hoặc chứng thực theo quy định] thì sổ đỏ được cấp cho người đại diện đó.

Cụ thể như sau: Trên sổ đỏ ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi "Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất [hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất] gồm: .... [ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất]…

Căn cứ vào quy định mới nhất, 1 người đứng tên 2 sổ đỏ được không? Liệu có bị giới hạn về quyền lợi hay phải đóng thêm những loại thuế phí nào?

Xu hướng mua đất làm tài sản trở nên phổ biến từ nhiều năm nay. Nhiều người có đủ khả năng tài chính để mua cùng lúc 2 hoặc nhiều mảnh đất ở cùng hoặc khác địa phương. Thực trạng này đặt ra vấn đề đối với việc đảm bảo an toàn về quyền sở hữu và sử dụng nhà đất của 1 người khi đứng tên 2 sổ đỏ hoặc nhiều sổ đỏ khác nhau.

Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

Theo quy định tại Điều 205 BLDS quy định về: Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng như sau:

1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Theo những quy định chung của Bộ luật Dân sự về sở hữu, với tư cách là tài sản hợp pháp thì quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu của cá nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất bằng cách cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo từng thửa đất cho người sử dụng đất.

Các quy định hạn chế về quyền sở hữu với nhà đất với từng đối tượng

Dựa vào quy định của Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất, 1 người có thể đứng tên 2 hoặc nhiều sổ đỏ khác nhau. Tuy nhiên, số lượng sổ đỏ được sở hữu tại 1 địa phương sẽ có giới hạn nhất định. Trong trường hợp đạt ngưỡng giới hạn của địa phương này, người dân vẫn có thể mua đất ở địa phương khác nếu số lượng sổ đỏ sở hữu ở địa phương đó vẫn ở trong mức cho phép sở hữu thêm.

Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng với người gốc Việt, có Quốc tịch Việt Nam và đang định cư trong nước mới có quyền đứng tên 1 mình trên 2 sổ đỏ trở lên.

Đối với một số trường hợp đặc biệt cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được sở hữu một nhà ở và được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng trên thì không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:

- Đối với người nước ngoài:

Được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, đối với loại nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

[Theo các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 và theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc Hội khóa 12 ban hành ngày 03/6/2008 về việc thí điểm cho Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam]

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Theo Điều 1 Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai thì Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các đối tượng sau đây được phép đứng tên sổ đỏ:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a] Người có quốc tịch Việt Nam;

b] Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

Ai là người đứng tên sổ đỏ?

Tên ghi trên sổ đỏ chính là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mỗi cá nhân được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư?

Khu vực
Mức tối thiểu
Mức tối đa
Các phường
30 m2
90 m2
Khu vực thị trấn và các xã có giáp ranh các quận
60 m2
120 m2
Các xã vùng đồng bằng
80 m2
180 m2
Các xã vùng trung du
120 m2
240 m2
Năm 2023, mỗi người được sở hữu bao nhiêu m2 đất thổ cư? - Dân Việtdanviet.vn › nam-2023-moi-nguoi-duoc-so-huu-bao-nhieu-m2-dat-tho-cu-...null

Người đứng tên sổ đỏ có quyền lợi như thể nào?

Người đứng tên sổ đỏ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề. Khiếu kiện, khiếu nại khi quyền và lợi ích hợp pháp về nhà ở của mình bị xâm phạm.

Bao nhiêu người được đứng tên sổ đỏ?

Pháp luật hiện hành không giới hạn số người đứng tên sổ đỏ. Trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, hoặc ghi tên người đại diện.

Chủ Đề