Tín chỉ là gì? Khi tìm hiểu về các chương trình đào tạo sau THPT như cao đẳng – đại học, chắc hẳn “tín chỉ” là từ ngữ khiến nhiều bạn phải thắc mắc. Bài viết sau đây của Muaban.net sẽ cùng bạn giải đáp tất tần tật mọi thông tin xoay quanh chủ đề này. Show
Tín chỉ là gì?1 tín chỉ là gì? Tín chỉ (trong tiếng Anh gọi là credit) là một đơn vị được dùng để tính toán một cách chuẩn xác khối lượng chương trình học tập của sinh viên ở các trường trung cấp – cao đẳng và đại học. Hiện nay, hình thức đào tạo theo tín chỉ rất phổ biến, được áp dụng ở hầu hết các trường trung cấp – cao đẳng và đại học ở Việt Nam. Chương trình đào tạo theo tín chỉ được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên và dần thay thế chương trình đào tạo cũ dựa theo niên chế. Học theo tín chỉ là gì?Học theo tín chỉ là hình thức đào tạo mà sinh viên chỉ cần tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định để được xét tốt nghiệp. Với hình thức học tập này, sinh viên hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp thời gian, lộ trình học tập theo khả năng và mong muốn của bản thân. Chương trình học theo tín chỉ cho phép sinh viên học vượt, rút ngắn thời gian học tập và nhanh chóng tốt nghiệp nếu có nhu cầu. Ngược lại, nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình học tập, sinh viên cũng có thể đăng ký các môn học thưa hơn, thong thả tốt nghiệp trong vòng 6-7 năm tùy theo quy định của nhà trường. >>>Xem thêm: Học phần là gì? Tất tần tật về học phần mọi sinh viên đều cần biết! Đâu là những ưu – nhược điểm của hình thức học theo tín chỉ?Tóm Tắt Nội Dung Ưu điểm của hình thức học theo tín chỉ là gì?Chương trình học theo tín chỉ giúp sinh viên tự chủ hơnVới chương trình học tập theo tín chỉ: Sinh viên có thể hoàn toàn làm chủ thời gian và lộ trình học của mình, thoải mái điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu, mong muốn. Ngoài các tín chỉ bắt buộc, sinh viên có thể đăng ký học các môn tự chọn theo ý thích của mình. Nhờ đó, sinh viên sẽ có nhiều hứng thú hơn, chủ động hơn trong việc học và đạt được kết quả tốt hơn. Sinh viên không bị áp lực về việc phải tốt nghiệp đúng hạnĐối với chương trình đào tạo truyền thống dựa trên niên chế, sinh viên có rất nhiều áp lực về việc cần phải tốt nghiệp đúng hạn. Vì chỉ cần thi trượt 1 môn thì nghĩa là phải đóng tiền học lại cả năm. Hình thức học tập theo tín chỉ giúp sinh viên không bị áp lực nhiều: Bạn có thời gian từ 6 đến 7 năm để hoàn thành khối lượng tín chỉ bắt buộc. Trong thời gian đó, tùy theo khả năng và mong muốn, bạn có thể lựa chọn học vượt để nhanh tốt nghiệp hoặc học thưa ra để có lộ trình thong thả, nhẹ nhàng hơn. Và nếu có lỡ thi trượt 1 môn thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì chỉ cần đăng ký bổ sung 1 môn đó là đã có thể tốt nghiệp. Sinh viên có thể “dễ thở” hơn trên phương diện thời gianĐối với những sinh viên đi học xa nhà và phải tự chủ phần nào về mặt kinh tế: Việc cân đối giữa thời gian học tập và đi làm thêm là vấn đề khá đau đầu. May mắn thay, chương trình đào tạo theo tín chỉ sẽ phần nào giảm nhẹ áp lực về mặt thời gian, sinh viên có thể chủ động sắp xếp, cân đối thời gian đi học – đi làm để “dễ thở” hơn. Chương trình linh hoạt, đáp ứng sát sao nhu cầu và mong muốn của sinh viênĐối với chương trình đào tạo kiểu truyền thống: Bạn bắt buộc phải học tất cả các môn học có trong chương trình, bao gồm những môn yêu thích và cả những môn không thích. Với chương trình học tập theo tín chỉ, ngoài các môn đại cương – chuyên ngành bắt buộc, sinh viên có thể linh hoạt trong việc đăng ký các môn tự chọn. Nhờ đó, việc học tập cũng sẽ hào hứng, nhẹ nhàng hơn và đạt được thành tích tốt hơn. Xem thêm: Thang điểm đại học là gì? Quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 như thế nào? Tối ưu hơn cho sinh viên trên phương diện chi phíHình thức học tập theo hệ thống tín chỉ sẽ tối ưu hơn cho sinh viên trên phương diện chi phí: Sinh viên không phải đóng tiền theo năm học mà có thể chia nhỏ ra để đóng dựa trên thời gian đăng ký tín chỉ. Nhược điểmSinh viên dễ bị khuyết thiếu kiến thức nếu lựa chọn lộ trình học tập không phù hợpNhiều môn đại cương và môn chuyên ngành quan trọng sẽ được chia thành rất nhiều tín chỉ: Sinh viên không cần học hết toàn bộ tín chỉ của môn học đó trong một học kỳ mà có thể chia nhỏ ra để đăng ký. Điều này được đánh giá là khá tiện lợi về mặt thời gian, linh hoạt hơn cho sinh viên. Tuy nhiên cũng sẽ khiến lộ trình học tập của sinh viên bị gián đoạn khiến việc ôn tập kiến thức cũ lẫn tiếp thu kiến thức mới gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, một môn học có thể có nhiều giảng viên khác nhau. Vì vậy nếu học theo hình thức tín chỉ, đối với cùng 1 môn học, sinh viên sẽ có thể tiếp nhận kiến thức ở nhiều giảng viên tùy theo thời gian đăng ký. Đây cũng là một trong những vấn đề gây khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên vì rất khó hệ thống kiến thức. Sinh viên dễ gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động đoàn thểHình thức học tập theo tín chỉ giúp sinh viên có thể tự do lựa chọn thời gian học tập phù hợp với nhu cầu và mong muốn. Tuy nhiên cũng dễ khiến sinh viên bị tách biệt với tập thể và khó tham gia vào các hoạt động đội nhóm – đoàn thể nếu lựa chọn thời khóa biểu trái ngược với đa số mọi người trong lớp. >>>Xem thêm: Học phí Văn Lang khoá K28 năm học 2022 – 2026 1 tín chỉ gồm bao nhiêu tiết học?Hiện nay, theo quy định của Bộ GD & ĐT, một tín chỉ sẽ được quy định bao gồm đầy đủ các tiết học lý thuyết, thực hành – thí nghiệm, thời gian chuẩn bị bài tại nhà, giờ tự học – thực tập hoặc làm đồ án với số giờ cụ thể như sau:
1 môn học có bao nhiêu tín chỉ?Việc sinh viên đăng ký tín chỉ vào kì nghỉ hè cũng không bắt buộc như ở số trường. Ví dụ trường Đại học Tài Chính Marketing thì các bạn sinh viên có thể đăng ký tối đa là 5 môn, tối đa 14 tín chỉ, đối với những môn năng khiếu hoặc thể chất thì chỉ 1 tín chỉ mà thôi. Các chính như chuyên ngành hoặc là đại cương thì có thể đăng ký từ 2 tín chỉ trở lên. Thông thường đối với kì học hè thì sẽ học 2 buổi/tuần. Môn đại cươngCác môn đại cương sẽ có từ 2 tín chỉ trở lên. Các môn có trên 3 tín chỉ sẽ được chia ra để học trong nhiều học kỳ theo thứ tự. Ví dụ như đối với môn đại cương bắt buộc Mác – Lênin thì các trường thường chia ra làm môn Mác – Lênin 1, môn Mác – Lênin 2, môn Mác – Lênin 3. Môn chuyên ngànhTùy theo mức độ quan trọng và tùy theo là môn bắt buộc hay tự chọn mà các môn chuyên ngành cũng sẽ có từ 1 đến hơn 2 tín chỉ. Các môn tự chọn không bắt buộc có thể có từ 1 đến 2 tín chỉ và các môn chuyên ngành bắt buộc sẽ có từ 2 tín chỉ trở lên và cũng được chia ra học trong nhiều học kỳ để đảm bảo giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Môn giáo dục thể chất, quốc phòngCác môn giáo dục thể chất, quốc phòng thường có tối đa 2 tín chỉ. Dựa theo chương trình giảm tải, ở một số trường đại học, các môn học này chỉ thuộc dạng cần tích lũy đủ tính chỉ và sẽ không tính vào điểm trung bình học kỳ của sinh viên. 1 học kỳ có bao nhiêu tín chỉ?Theo quy định của Bộ GD & ĐT, ở mỗi học kỳ, sinh viên có thể đăng ký tối thiểu 10 tính chỉ và tối đa 30 tín chỉ, cụ thể như sau:
1 năm học có bao nhiêu tín chỉTùy thuộc vào lộ trình học tập mà sinh viên lựa chọn đăng ký thì tổng số tín chỉ trong 1 năm học của mỗi sinh viên cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên không được dưới 28 tín chỉ đối với sinh viên có xếp loại học lực bình thường vì đây là mức tối thiểu mà Bộ GD & ĐT quy định. Trong trường hợp sinh viên muốn học vượt thì tối đa 1 ngày có thể học 18 tiết (bao gồm cả buổi tối), như vậy trong 1 năm học (bao gồm cả học kỳ hè) sinh viên có thể đăng ký số tín chỉ tối đa là 84. Tuy nhiên chương trình học vượt như vậy sẽ rất nặng nề, bạn nên cân đối thời gian sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉĐối với chương trình đào tạo đại học hệ cử nhân 4 năm, số lượng tín chỉ tối thiểu được quy định là 120 tín chỉ (chưa bao gồm các tín chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng – an ninh). Đối với các chương trình đào tạo đại học chuyên sâu đặc thù thì số lượng tín chỉ yêu cầu tối thiểu lên đến 150 tín chỉ, cộng thêm các tín chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng – an ninh. Ngoài ra, chương trình đào tạo song ngành bắt buộc cộng thêm 30 tín chỉ. Chương trình đào tạo ngành chính – phụ cộng thêm 15 tín chỉ. Học vượt tín chỉ đại học là gì?Học vượt tín chỉ là gì?Học vượt tín chỉ là khái niệm đã được đề cập sơ qua ở phần nội dung bên trên. Đây là việc sinh viên chọn đăng ký nhiều hơn số tín chỉ bắt buộc trong một học kỳ nhằm rút ngắn thời gian học tập để có thể nhanh chóng tốt nghiệp. Học vượt tín chỉ mang đến những lợi ích gì cho sinh viên?
Những khó khăn sinh viên thường gặp phải khi lựa chọn hình thức học vượt tín chỉ là gì?
Sinh viên có nên lựa chọn hình thức học vượt không và vì sao?Như bạn đã thấy, lựa chọn hình thức học vượt tín chỉ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Tuy nhiên song song đó cũng đi kèm với rất nhiều thách thức, khó khăn. Đứng trước câu hỏi có nên lựa chọn hình thức học vượt hay không? Sinh viên cần phải cân nhắc và quyết định dựa trên năng lực thực tế và nhu cầu, mong muốn của bản thân mình: Có những bạn trẻ mong muốn quãng thời gian sinh viên trôi qua thật nhanh, nhanh chóng tốt nghiệp, đi làm để tự chủ tài chính. Nhưng cũng có những bạn trẻ muốn tận hưởng thanh xuân và trải nghiệm nhiều hơn cùng bạn bè. Cả hai lối tư duy này đều chính đáng và bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn con đường đi mà mình thấy phù hợp nhất. 1 tín chỉ bao nhiêu tiền?1 tín chỉ sẽ tương ứng với mức học phí bao nhiêu cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Trên thực tế, các trường không có sự thống nhất về mức học phí trên một tín chỉ. Tùy theo khối lượng chương trình đào tạo, tùy theo lựa chọn học tại trường tư thục – công lập (tự chủ hay không tự chủ tài chính) – trường quốc tế mà mức học phí sinh viên cần đóng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, mức học phí của 1 tín chỉ thuộc khối ngành xã hội nhân văn hoặc kinh tế sẽ thấp hơn so với khối ngành thiên hướng kỹ thuật – khoa học – công nghệ. Ngoài ra, mức học phí đối với 1 tín chỉ thực hành sẽ cao hơn so với 1 tín chỉ của môn lý thuyết. Sau đây là mức học phí trên 1 tín chỉ tại một số trường đại học lớn mà bạn có thể tham khảo: Trường đại học Mức học phí trên 1 tín chỉ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Từ 305.000 đồng đến 605.000 đồng Đại học Ngoại Thương Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng Đại học Bách khoa Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng Đại học Kinh tế – Luật 275.000 đồng Đại học Kinh tế quốc dân 300.000 đồng Đại học Khoa học Xã Hội Nhân Văn TPHCM 204.000 đồng Đại học Kinh tế TP HCM Năm 1: 585.000 đồng Năm 2: 650.000 đồng Năm 3: 715.000 đồng Năm 4: 785.000 đồng (Số liệu tham khảo tại truongvietnam.net) >>>>Xem thêm: Học phí NEU – trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2022 – 2023 mới nhất Quy định của Bộ GD&ĐT về việc đăng ký tín chỉ là gì?Bộ GD & ĐT có quy định về việc đăng ký tín chỉ như sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết mà Mua Bán đã tổng hợp nhằm giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh câu hỏi: Tín chỉ là gì? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để cập nhật, tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình. 1 học kỳ là bao nhiêu tín chỉ?Tải về Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT
- 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học được xếp hạng học lực trung bình trở lên; - 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học đang trong thời gian bị xếp hạng học lực trung bình yếu.
1 tín chỉ là bao nhiêu giờ?Như vậy, theo quy định như trên, đối với trình độ đại học, 1 tín chỉ sẽ tương đương 50 giờ học tập định mức của người học.
1 học kỳ là bao nhiêu tháng?Mỗi học kỳ thường kéo dài trong khoảng 4-5 tháng, tùy thuộc vào trường và ngành học. Vì vậy, một năm học đại học hoặc cao đẳng sẽ kéo dài từ 8 đến 10 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký học các khóa học mùa hè, thì thời gian học tập sẽ kéo dài hơn.
1 tín chỉ cao đẳng bao nhiêu tiết?Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết chuẩn (bằng 12 tiết lý thuyết + 6 tiết thảo luận/bài tập); 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 60 giờ thực tập tại cơ sở; 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.
|