43 võ văn đang tây sơn bình định

[PLO]- Tỉnh Bình Định vừa tổ chức lễ khánh thành đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng, một trong những "Thất hổ tướng", "Tứ trụ đại thần" của triều Tây Sơn.

Ngày 14-1, UBND tỉnh Bình Định đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng.

Đền thờ được xây dựng trên khu đất rộng hơn 12 ha tại thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn [tỉnh Bình Định]. Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ.

Đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng được xây dựng trên diện tích khoảng 12 ha, tại huyện Tây Sơn. Ảnh BĐ

Các hạng mục của công trình gồm sân đậu xe, tường rào, cổng tam quan, sân đón, nhà quản lý, nhà diễn võ, bức bình phong, nhà vọng cảnh, nhà bia, sân hành lễ, đền thờ, đường nội bộ; hệ thống cây xanh - thảm cỏ - cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, nội thất.

Tổng kinh phí xây dựng đền thờ khoảng hơn 15 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách và các nguồn xã hội hoá. Các hạng mục kết nối hài hòa tạo nên quy mô trang trọng cho khu đền thờ. Công trình càng được nâng cao giá trị khi có thế “tọa sơn”, phía sau và hai bên được bao bọc bởi dãy núi với những rừng cây, trước mặt là cánh đồng rộng, thoáng đẹp.

Lễ cắt băng khánh thành đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng. Ảnh BĐ

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang đề nghị Sở VH&TT phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận, quản lý, khai thác công trình đảm bảo phát huy hiệu quả, thiết thực.

Đồng thời, tiếp tục bổ sung thêm các dịch vụ tiện ích, giải trí, kết nối tour du lịch gắn kết với Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn tam kiệt và danh lam thắng cảnh Hầm Hô, để nơi đây thực sự trở thành một địa chỉ văn hóa hấp dẫn.

Đại từ đồ Võ Văn Dũng sinh trưởng tại thôn Phú Lộc, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn [nay là thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định]. Ông tham gia phong trào Tây Sơn từ buổi đầu khởi nghĩa. Là người thông minh tài trí lại giỏi võ nghệ, ông sớm trở thành một võ tướng kiệt xuất của nhà Tây Sơn.

Ông là một trong "Thất hổ tướng", "Tứ trụ đại thần" của triều Tây Sơn, được người dân ngưỡng mộ và tôn kính. Sau khi ông mất, con cháu thờ phụng ông tại từ đường họ Võ ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.

Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa [nay là Bộ VH-TT&DL] đã xếp hạng Từ đường họ Võ là di tích lịch sử quốc gia.

Nông dân Đạ Tẻh vui như tết vì trúng mùa dưa hấu

[PLO]- Là một trong 3 huyện phía nam của tỉnh Lâm Đồng, Đạ Tẻh được coi là thủ phủ dưa hấu phục vụ tết nguyên đán hàng năm.

Bí thư Huyện ủy tháng 7 năm 1950 5 Nguyễn Khắc Nương Bí thư Huyện ủy năm 1952 6 Huỳnh Sào [Trần Châu] Bí thư Huyện ủy năm 1955 7 Song Thanh Bí thư Huyện ủy tháng 8 năm 1961 8 Phan Thỉnh Bí thư Huyện ủy tháng 8 năm 1964 9 Kim Anh Bí thư Huyện ủy tháng 8 năm 1968 10 Phùng Văn Hảo Bí thư Huyện ủy năm 1969 11 Lê Văn Đấu Bí thư Huyện ủy tháng 7 năm 1971 - tháng 5 năm 1973 tại Đại hội lần thứ 9, đồng chí được bầu lại làm Bí thư Huyện ủy 12 Trần Hồng Diệp Bí thư Huyện ủy năm 1973

  1. DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂY SƠN CÁC KHÓA TỪ 1975 - 2005
  1. HUYỆN ỦY BÌNH KHÊ TỪ NGÀY 31/3/1975 ĐẾN THÁNG 11/1975

STT Họ và tên Chức vụ 1 Trần Hồng Diệp Bí thư Huyện ủy [3/1975 - 8/1975] 2 Trần Song Thanh Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy [8/1975-11/1975] 3 Hà Văn Chỉnh Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng huyện 4 Trần Chí Đạo Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện [tháng 11/1975] 5 Lê Tấn Phát Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy [12/2000 - 10/2003]; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện [10/2003 - 10/2005]

Chủ Đề