5 củ khoai tây bao nhiêu calo?

Khoai tây có chứa nhiều loại vitamin, các chất dinh dưỡng và bên cạnh đó còn có hàm lượng chứa hàm lượng tinh bột khác cao. Vậy trong 100g khoai tây chứa bao nhiêu calo? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Nội dung bài viết

100g khoai tây chứa bao nhiêu calo?

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [United States Department of Agriculture] thì 100g khoai tây sẽ chứa khoảng 76,7 calo, trong đó bao gồm 6mg natri, 2,2g chất xơ và 2g protein.

100g khoai tây chứa 76,7 calo

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai tây

Carbohydrate

Thành phần có trong khoai tây chủ yếu là carb và hoạt động ở dạng tinh bột. Hàm lượng này có thể chiếm lên tới 90% ở trọng lượng khô. Ngoài ra, khoai tây còn chứa các loại đường như sucrose, glucose và fructose, hàm lượng các chất này chỉ ở mức nhỏ.

Thành phần có trong khoai tây chủ yếu là carb

Chất xơ

Khoai tây không chứa nhiều chất xơ, tuy nhiên khi ăn thường xuyên vẫn sẽ đảm bảo được lượng chất xơ cơ thể cần. Chất xơ có nhiều trong phần vỏ khoai tây, có chứa khoảng 12%. Còn chất xơ ở trong khoai tây tồn tại ở dạng không hòa tan như pectin,…

Chất xơ có nhiều trong phần vỏ khoai tây

Protein

Hàm lượng protein trong khoai tây khá ít, chỉ tồn tại 1 – 1,5% khi còn tươi và 8 – 9% khi đã sấy khô. Protein ở trong khoai tây hoạt động dưới chất patatin, loại chất này có thể gây dị ứng đối với một số người. Vì vậy, trước khi ăn cần cân nhắc cẩn thận nếu cơ thể có tiền sử bị dị ứng.

Hàm lượng protein trong khoai tây khá ít

Các Vitamin và khoáng chất

Khoai tây có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao, đặc biệt là kali và vitamin C. Ngoài ra, còn có thêm vitamin B6, Folate, các loại chất giúp tăng cường lượng máu cho cơ thể ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tim mạch,…

Khoai tây có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao

Ăn khoai tây có tác dụng gì?

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Khoai tây có chứa 2 hoạt chất axit chlorogenic và kukoamine có khả năng làm giảm huyết áp. Đặc biệt, hàm lượng kali trong khoai tây có khả năng làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Duy trì cân nặng lý tưởng

Việc bạn ăn khoai tây thay vì các loại tinh bột khác sẽ giúp bạn giảm đi lượng calo nạp vào, từ đó giúp bạn kiểm soát cân nặng.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C được biết đến là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà trong khoai tây lại chứa rất nhiều vitamin C từ đó giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Trong khoai tây có chứa loại tinh bột được gọi là tinh bột kháng, đây được xem là một loại chất xơ có khả năng nuôi các lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Bảo vệ mắt khỏe

Lutein và zeaxanthin là các chất có khả năng chống oxy hóa cao, giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.

Bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh

Ăn nhiều khoai tây có béo [mập] không?

Giúp no lâu, chặn đứng cơn thèm ăn

Hàm lượng protein và chất xơ có trong khoai tây sẽ tạo cảm giác no làm bạn hạn chế các cơn thèm ăn.

Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể

Khoai tây chứa ít calo hơn gạo, khoai lang,.. nên khi ăn giúp bạn kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.

Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít béo

Dù khoai tây có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng đó đều là các loại vitamin tốt cho cơ thể nên hàm lượng chất béo khá ít không đáng kể.

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít béo

Ăn khoai tây nhiều có tốt không?

Nếu bạn xem việc ăn khoai tây thường xuyên sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể thì việc đó hoàn toàn sai. Việc ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến việc thừa chất, cơ thể không thể hấp thụ kịp có thể gây ra ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, bạn nên chia khẩu phần ăn hợp lý, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ trong ngày.

Không nên ăn quá nhiều khoai tây

Cách ăn khoai tây giảm cân hiệu quả

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, thì hãy tham khảo các cách ăn khoai tây như sau để có hiệu quả tốt nhất.

Bữa sáng

Sáng thường là bữa ăn quan trọng nên bạn cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Vào buổi sáng bạn chỉ cần ăn 1 củ khoai tây luộc kèm 1 ly sữa tươi, vậy là đã có đủ năng lượng cho bữa sáng.

Bữa sáng khoai tây luộc và sữa tươi

Bữa trưa

Vào buổi trưa thì bạn cần ăn nhiều hơn, bạn có thể ăn 1 chén cơm gạo lứt, 1 món mặn và 1 món khoai tây ăn kèm. Thực đơn như vậy sẽ đảm bảo năng lượng cho bạn hoạt động cả ngày.

Bữa trưa ăn cơm kèm khoai tây

Bữa tối

Bữa tối bạn nên hạn chế ăn cơm vì sẽ khó tiêu, nên ăn nhẹ các loại bún, phở từ gạo lứt. Ăn kèm với nhiều rau và các loại củ dễ tiêu hóa.

Bữa tối ăn các loại rau củ dễ tiêu hóa

Những lưu ý khi ăn khoai tây

  • Chất patatin có trong khoai tây có thể gây dị ứng nên khi ăn các bạn nên cẩn thận.
  • Không ăn khoai tây đã bị mọc mầm vì có thể gây ngộ độc.
  • Không nên chế biến khoai tây ở nhiệt độ quá cao vì khi gặp nhiệt độ cao khoai tây có thể sản sinh ra chất acrylamide có thể gây ung thư.
Những lưu ý khi ăn khoai tây

Quy tắc ăn kiêng giảm cân với khoai tây

Nếu bạn muốn dùng khoai tây cho quá trình giảm cân của mình thì nên lưu ý các quy tắc sau:

  • Quy tắc 1: Không ăn khoai tây đã luộc quá 5 ngày.
  • Quy tắc 2: Chỉ nên ăn từ 0,9 – 2,3kg mỗi ngày.
  • Quy tắc 3: Không ăn các loại thức ăn có nhiều gia vị.
  • Quy tắc 4: Hạn chế dùng muối trong chế biến món ăn.
  • Quy tắc 5: Chỉ nên uống nước lọc, trà không đường và cà phê đen.
  • Quy tắc 6: Tập thể dục thường xuyên.
  • Quy tắc 7: Không sử dụng thực phẩm chức năng chỉ sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn.
Quy tắc ăn kiêng giảm cân với khoai tây

Xem thêm:

  • Khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có giảm cân không?
  • 1 ly trà sữa bao nhiêu calo? Cách uống trà sữa không mập
  • 1 quả chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối có béo không?

Bài viết vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về khoai tây, loại thực phẩm được sử dụng trong các bữa ăn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn giảm cân thành công với khoai tây.

Chủ Đề