Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Ca dao Việt Nam ta không chỉ nói về những lời tỏ tình đáng yêu thẹn thùng của đôi nam nữ yêu nhau, nói về tình yêu quê hương đất nước những câu nói thiết tha tình nghĩa hay những câu hát than thân, hài hước… mà còn có những tư tưởng đạo đức những kinh nghiệm được đúc kết từ bao đời. Nó nhằm mang đến những lời khuyên cho những thế hệ mai sau. Một trong những câu ca dao như thế là:

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Câu ca dao cất lên với hai từ đầy thiết tha “ai ơi”, hai tiếng ấy như gọi, như nói một ai đó, nó không cụ thể đối tượng mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ nói một cách chung chung. Đó là bao gồm tất cả những con người Việt Nam ta. Tiếng gọi thể hiện sự tha thiết những ai mà tác giả dân gian muốn nhắc nhở. Câu thơ muốn khuyên chúng ta đừng nên bỏ ruộng hoang. Tấc đất được ví như tấc vàng, không nói thì ai trong chúng ta cũng biết vàng là quý giá như thế nào. Chẳng vậy mà cứ có tiền là người ta mua vàng về để, vàng đánh giá sự giàu sang của mỗi người. Tóm lại qua hai câu ca dao tha thiết mà nhắc nhở ấy ông cha ta muốn nói với chúng ta về sự quý giá của đất đối với cuộc sống của con người. và chính vì thế mà ông cha ta khuyên không nên bỏ đất hoang.

Giá trị của đất không phải là nhỏ và qua biết bao nhiêu năm, hàng thiên niên kỉ đất nó vẫn là một thứ rất quý giá. Đặc biệt là ngày hôm nay khi con người chúng ta cần nhiều đất để xây dựng những công trình lớn cũng như nhà ở.

Trước hết giá trị của đất được thể hiện rất rõ ở thời kì phong kiến giữa mối quan hệ địa chủ và nông dân. Những người địa chủ có nhiều đất hơn và chính vì nhiều đất mà họ trở nên giàu có. Đất như một thứ để kiếm ra vàng cho địa chủ vì thế địa chủ nhỏ hay lớn phụ thuộc vào số lượng đất đai mà họ nắm trong tay. Bên cạnh đó thì ngày xưa nhân dân ta sử dụng đất chủ yếu vào mục đích nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp chính vì thế mà nó một mảnh đất để làm nông nuôi cả nhà là rất quan trọng và có giá. Nông dân những người số lượng đông tuy nhiên lại không nắm trong tay nhiều đất đai nên chỉ trở thành người làm không công cho địa chủ mà thôi.

Thế rồi công cuộc lật đổ địa chủ và những chế độ chính trị khác đều nhằm chia lại ruộng đất cho nhân dân. Ngay cả đến khi nhân dân ta chống lại hai cuộc kháng chiến trường kì với Pháp và Mỹ thì bên cạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc nhân dân ta vẫn đề cập đến vấn đề chia ruộng đất. Đặc biệt nó còn nằm trong những nhiệm vụ của đảng trong cương lĩnh của Hồ Chí Minh soạn thảo. Ngay sau khi chiến thắng chúng ta đã tiến hành chia ruộng đất cho nhân dân để nhân dân làm ăn canh tác đem lại cuộc sống tốt nâng cao chất lượng sống lên.

Ngày nay thì đất vẫn giữ nguyên giá trị đó, lúc nào nó cũng quý như vàng. Hiện nay biết bao nhiêu công trình xây dựng được xây lên vói quy mô lớn vì vậy đòi hỏi có nhiều diện tích đất. như chúng ta đã biết thì cuộc sống bây giờ người ta thường nâng cao chất lượng cuộc sống lên những người có tiền thương xây lên những khu biệt thự lớn. Không những thế những tòa chung cư dưới đất như Royal city ở Thanh Xuân Hà Nội…và đất còn được sử dụng vào một đích khác nữa như xây nhà ở, trường học, bệnh viện…Nói tóm lại giá trị của đất luôn luôn tăng như thế.

Qua đây theo suốt chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc ta thì ta có thể khẳng định một điều rằng câu nói kia rất đúng và không những đúng trong thời gian trước mà còn đúng đến cả ngày nay. Theo đó chúng ta nên biết quý trọng từng mảnh đất và sử dụng nó một cách hợp lý không nên lãng phí tài nguyên của đất nước. Đồng thời hãy tuyên truyền để cho mọi người biết quý trọng những mảnh đất của mình hơn.

Hướng dẫn

Bình luận câu ca dao “ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Trong ca dao Việt Nam không chỉ nói về những đôi trai gái hẹn hò hay về tình yêu quê hương đất nước mà còn có những câu nói ề kinh nghiệm được đúc rút từ bao đời nay,nó mang đến những lời khuyên cho thế hệ mai sau, một trong những câu ca dao mà chúng ta thường hay được nghe đó chính là:

“ Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu! “

Từ xưa cho tới nay dân ta vốn là một nước có truyền thống nghề trồng lúa nước và hoa màu, nước ta có hơn 90% dân số sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, đặc biệt là trồng lúa. Ruộng đất được xem là tài sản quý giá của dân ta, là tài sản của quốc gia và là chủ quyền của dân tộc.

Chính vì làm nông cho nên ruộng đồng là tư liệu sản xuất chính của nhân dân, hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau rất quen thuộc trên mọi nẻo miền quê. Nhà nông đã làm nên những cây lúa trĩu bông, đem lại những bát cơm dẻo thơm, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi gia đình.

‘Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang” giống như một lời nhắc nhở, tha thiết và khẩn cầu, vì đất là tài nguyên vô cùng quý báu của nhân dân, không có đất thì chúng ta không thể cày bừa và làm ra những hạt lúa nặng bông, những mùa màng bội thu cho nên được xem là tấc đất tấc vàng. Hơn nữa nước ta là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và gia cầm. Không nên bỏ phí ruộng rất, lãng phí nguồn tài nguyên quý giá. Trên đất nước chúng ta hiện nay có hàng trăm hàng nghì héc ta đất phù sa màu mỡ bị bỏ hoang không sử dụng tới, trong lúc đó có nhiều gia đình nông dân lại không có đất để cày cấy, trong lúc nước ta cần xuất khẩu nhiều tấn gạo sáng cho nước khác. Tình trạng này đã kéo dài rất nhiều năm, đất cũng đang dần bị bỏ phí.

ở câu thứ hai,tấc đất quý giá được xem như vàng. Đất để trồng lúa ngô,khoai để muôi sống cuộc sống của nhân dân ta, để xây dựng trường học, đường làng ngõ xóm, lâu đài, các khu công nghiệp,bệnh viện,khu giải trí nhà ở ….

Ai ai cũng sống nhớ đất và chết đi cũng nằm trong lòng đất cho nên mọi thứ như vàng bạc châu báu cũng được sinh ra từ đất. Tấc đất tấc vàng, đất quý như vàng. Hiện nay một thực trạng cho chúng ta thấy đó chính là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đất ngày càng tăng giá và cũng không sản sinh ra được cho nên rất quý. Đúng như câu nói của ông cha ta: bao nhiều tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Tóm lại qua câu ca dao này chúng ta lại càng thấy rõ sự quý giá của đất, chính vì thế mà chúng ta không được bỏ hoang,không được lãng phí đất. Mọi người phải biết giữ gìn đất, đất là tổ quốc giang sơn như Bác Hồ kính yêu chúng ta đã từng nói “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Theo wikisecret.com

a] Lời của tác giả dân gian nói với tất cả mọi người, trước hết là vói những ngưòi làm nghề nông : từ ai có nghĩa phiếm chỉ.

b] Nội dung : đất đai là tài sản quý [như vàng] nên đừng bỏ ruộng hoang [không trồng trọt].

c] Mục đích: khuyên nhủ và kêu gọi mọi người chịu khó làm việc, đừng bỏ phí đất đai.

d] Cách nói: rất chân tình [khuyên nhủ, động viên]. 

1. Câu ca dao trên được viết theo thể loại nào?

- Câu ca dao trên được viết theo thể loại lục bát.

*  Vì có dòng 6 , dòng 8 .

2. Nhân vật giao tiếp ?

- Lời của tác giả dân gian nói với tất cả mọi người.

- Người nói là nông dân đang cày ruộng , nói với những người khác .

3. Nội dung giao tiếp là gì ? Mục đích ?

- Nội dung : Khuyên mọi người không nên bỏ ruộng hoang

- Mục đích : Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng , nâng niu thành quả lao động mà mình được hưởng thụ , vì người lao động , nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu mồ hôi công sức mới có được thành quả đó .

- Khuyên nhủ , kêu gọi mọi người chịu khó làm việc , không được bỏ hoang và lãng phí ruộng đất , vì đất rất có giá trị .

4. Em có suy nghĩ gì về câu ca dao trên ?

- Câu ca dao trên rất đúng , có ích trong cuộc sống , và cũng cho ta biết thêm được nhiều điều hay và đồng thời cũng cho ta thấy được đất rất có giá trị . Vì vậy chúng ta không nên lãng phí và bỏ hoang đất .

Nội dung giao tiếp trong câu ca dao Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu là:

B. Khuyên mọi người chịu khó làm việc đừng bỏ phí đất đai.

D. Khuyên mọi người gắng công làm việc vì đất đai là tài sản quí.

Đọc hai câu ca dao :

Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng ấy nhiêu.

Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Em hiểu đựoc điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người?

Gợi ý

Hai câu ca dao đã ghúp ta hiểu được ý nghĩa đẹp đẽ của lao động trong cuộc sống của con người. Câu ca dao thứ nhất khuyên người nông dân hãy chăm chỉ cày cấy, trồng trọt, đừng bỏ ruộng hoang. Bởi vì, mỗi tấc đất có giá trị như tấc vàng [“Bao nhiêu tấc đất,tấc vàng bấy nhiêu”]. Câu ca dao thứ hai cũng là lời nhắn gửi người nông dân hãy cần cù lao động. Bởi vì, công việc đi cấy đi cày hôm nay tuy vất vả, khó nhọc nhưng sẽ đem lại cuộc sống no đủ, sung túc cho ngày mai [“Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”].

[Tổng: 9 Trung bình: 4.6]

Video liên quan

Chủ Đề