Anh x là ai


SÀI GÒN [NV] –
Trong một cuộc họp “tiếp xúc cử tri” ở Sài Gòn hôm 17 tháng 10, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước CSVN, đã gọi “một ủy viên Bộ Chính Trị” không bị kỷ luật tại hội nghị trung ương 6 là “đồng chí X,” mà ai cũng hiểu đó là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.








Chủ tịch nước Trương Tấn Sang [giữa] tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 sáng 17/10. [Hình: VNExpress]


Sau khi kết thúc cuộc họp Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 6, khóa 11, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà cũng là các “đại biểu Quốc Hội” về các đơn vị của mình thông báo kết quả phiên họp đảng và nghe ý kiến cử tri.


Những cử tri này đều được chọn lọc trong số các đảng viên và cán bộ ở địa phương, không phải bất cứ cử tri nào cũng có thể đến dự.


Hầu như các bản tin tường thuật của truyền thông nhà nước nêu ra các thắc mắc và đề nghị của cử tri là chính, còn phần giải đáp thắc mắc, trả lời của các ông “đại biểu nhân dân” chủ tịch nước và tổng bí thư đảng ít được thuật lại.


Khi ông Trương Tấn sang gặp “cử tri” ở Sài Gòn ngày 17 tháng 10, 2012, báo chí thuật lại những lời mạnh mẽ hơn của ông này với vấn đề tham nhũng mà một cử tri gọi là “tập đoàn tham nhũng” do hậu quả của tình trạng chống tham nhũng chiếu lệ, “quyết tâm” bằng mồm.


Ông Sang, ngoài sự nhìn nhận tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, còn đẩy trách nhiệm cho “bà con” là “sợ trù úm” nên không dám mạnh mẽ tố cáo tham nhũng.


“Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này.” Ông Sang được tường thuật nói như thế.


Dịp này, báo chí tuyên truyền mạng của chế độ Hà Nội không đề cập đến, nhưng phần video clip được đài VTV1 thuật lại về cuộc tiếp xúc của ông Trương Tấn Sang ở Sài Gòn cho người ta nghe thấy ông đề cập tới chuyện không kỷ luật một ông ủy viên Bộ Chính Trị mà ông gọi là “Ðồng chí X.” Ông cũng đổ tội cho Trung Ương Ðảng về lý do không kỷ luật này, hiểu ngầm là kỷ luật ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.


“Cả Trung Ương không ai phản đối cái khuyết điểm của Bộ Chính Trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối…”


Tuy nhiên ông cho biết thêm cái lý do chính yếu dẫn đến việc “không kỷ luật” là “cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết định không thi hành kỷ luật.”


Cuộc họp Trung Ương Ðảng CSVN kỳ 6 kéo dài hai tuần lễ, từ mùng 1 đến 15 tháng 10, 2012, được dư luận chú ý rất nhiều đến số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng [một trong 14 ủy viên Bộ Chính Trị, cơ quan chóp bu của đảng CSVN].


Nắm quyền điều hành quốc gia, ông Dũng đã lờ cho thuộc cấp quốc doanh làm bậy dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng ở Vinashin, Vinalines và nhiều tập đoàn, tổng công ty khác.


Những gì được hé lộ qua bản thông báo kết quả Hội Nghị Trung Ương Ðảng kỳ 6 nói rằng “Bộ Chính Trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp Hành Trung Ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật với một đồng chí Ủy Viên Bộ Chính Trị.”


Tuy nhiên, Ban Chấp Hành Trung Ương [trên nguyên tắc là cơ quan quyền lực cao nhất đảng CSVN mà 14 ủy viên Bộ Chính Trị là những kẻ thừa hành] lại đi đến quyết định “sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp Hành Trung Ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị.”


Ông Trọng khi đọc diễn văn bế mạc hội nghị, nói một cách nhẹ nhàng cho hiểu những kẻ nắm vận mệnh đảng và cũng là vận mệnh cả nước chọn giải pháp “đóng cửa dạy nhau” chứ không trừng phạt gì cả.


Khi gặp mặt cử tri ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng được báo điện tử VNExpress thuật lại là “Bộ Chính Trị xin nhận khuyết điểm” và “xin lỗi dân và sửa đổi.”


Trên Blog ‘Nghệ nhân huyện Quỳnh’ nêu ra “Nguyên lý mâm thịt chó” để giải thích lý do không kỷ luật ai của Hội nghị Trung Ương Ðảng CSVN kỳ 6 vừa kết thúc.


“Có một hội bạn bè thân thiết với nhau, nhưng giữa họ vẫn có mâu thuẫn; thậm chí họ có thể khinh ghét nhau, nhưng khi tất cả những người này ngồi vào một mâm thịt chó thì dù họ có cãi nhau gay gắt đến mấy, họ cũng biết tự kiềm chế để không xẩy ra chuyện có người tức khí, hất đổ mâm thịt chó. Hất đổ thì mất ăn, mà tất cả mọi người đều muốn ăn.” [TN]

Chủ tịch Trương Tấn Sang

Hèn nhát thì rút lui’

Một lần nữa, trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, mặc dù Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình còn nhiều phức tạp, mức độ tham nhũng đang gia tăng hết sức nghiêm trọng.

BBC/vietnamese : Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lạm phát và kinh tế yếu kém trong vài năm qua. Là “một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng”, tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 15/10.2012 :  đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí ‘ X ’, [ là ám chỉ đồng chí 3 D / thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ] .

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm do những sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra tỉnh Kiên Giang dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ cho báo giới Nhà nước Việt Nam biết nội dung báo cáo ngày 26/8.

Thông báo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2017 về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước cho rằng trước việc kỷ luật kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ lúc còn đương nhiệm.

Trao đổi với RFA vào ngày 26/8, Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ tờ thoibao.de ở Đức cho rằng không thể loại trừ trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị ‘sờ gáy’ sau sự việc con trai ông bị kiểm điểm. Nhà báo Khoa nêu nguyên nhân:

“Bởi vì toàn bộ bộ máy, chính phủ thời trước, khóa trước do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu gồm Bộ trưởng Công thương, ông Trần Bắc Hà, ngay cả Trương Minh Tuấn, ông Son – cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông… nói chung tất cả đường dây lần lượt bị vào tù với những cáo buộc đã có từ rất lâu và mang tính chất đấu đá lẫn nhau. Chuyện họ lần tới Kiên Giang và tới con ông Nguyễn Tấn Dũng thì chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng có thể lúc nào đó sẽ lôi ra để làm việc có thể Nguyễn Phú Trọng thỏa mãn mong muốn là làm sao để người dân nghĩ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng làm ra nhiều bê bối.”

Vẫn theo nhà báo Lê Trung Khoa, dù muốn hạ bệ đồng chí X nhưng ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại quên mất một điều quan trọng mà ai cũng nhìn ra:

“Mọi quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng đều phải thông qua Bộ Chính trị mà người đứng đầu là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế thì ông Nguyễn Phú Trọng phải có trách nhiệm chịu lỗi lớn nhất khi đã quyết định những việc công ty nhà nước làm chủ đạo. Bây giờ người ta làm như vậy để dập đi những điều đó và cũng mang tính chất đấu đá nội bộ cá nhân và thù oán nội bộ cá nhân cũng được lồng ghép trong việc này, lôi những việc xưa cũ ra làm ngay trước trung ương 13.”

Hình minh hoạ. Ông Nguyễn Thanh Nghị [bên trái] Reuters

Nhà báo tự do, blogger Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn khẳng định đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt Nam là một truyền thống của những người trong đảng từ xưa đến nay, đặc biệt càng nổi cộm và càng bộc lộ rất rõ vào những lúc chuẩn bị đại hội đảng. Vì vậy, khi Đại hội đảng sắp tới chỉ còn mấy tháng nữa thì công tác thanh trừng càng được tăng cường.

Tuy nhiên, Blogger Nguyễn Ngọc Già đưa ra quan điểm cho rằng ‘đồng chí X’ sẽ vẫn an toàn trong trường hợp này. Ông nói:

“Kết luận thanh tra đó chỉ để xoa dịu giới người Bắc có lý luận, nên ông Nguyễn Thanh Nghị không bị hề hấn gì, như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn không bị gì. Đó là điều tôi rất tin tưởng.”

Giải thích rõ hơn vì sao ông cho rằng ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ không ảnh hưởng gì trong việc bị kỷ luật kiểm điểm lần này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già lập luận:

“Trong kết luận thanh tra quan trọng nhất là khi có nội dung là chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Kết luận thanh tra như vậy mới có giá trị, còn ở đây tôi thấy kết luận thanh tra không có nội dung đó. Do đó tôi cho rằng việc kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị và những người cộng sản cấp cao của tỉnh Kiên Giang chỉ mang tính chất xoa dịu trong giới người bắc có lý luận.”

Báo mạng Zing vào ngày 25/8 dẫn lời bà Đặng Tuyết Em, Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết hiện các cơ quan, đơn vị và địa phương bám vào kế hoạch tỉnh xây dựng dựa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ để kiểm điểm, xử cán bộ liên quan.

Vẫn theo lời bà Em, Thanh tra tỉnh Kiên Giang sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tờ Zing dẫn nguyên văn bà Đặng Tuyết Em nói rõ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo này. Nếu Thanh tra Chính phủ có báo cáo này thì tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm”.

Phó bí thư Kiên Giang được trích lời cho biết khi nhận được báo cáo của Thanh tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang sẽ xem xét rồi “tính nữa”.

Từ những thông tin nêu trên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng nêu ra một dẫn chứng cụ thể để củng cố lập luận của ông về chuyện ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ không bị ảnh hưởng sau những sai phạm trong nhiệm kỳ 2011-2017:

“Chuyện lớn và kéo dài rất nhiều năm là tập đoàn của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang rõ ràng dư luận hiện nay rất phẫn uất, đặc biệt là những người dân Thủ Thiêm nhưng không làm gì được Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang. Bây giờ chuyện Nguyễn Thanh Nghị tôi đọc qua nội dung kiểm điểm đó thì nó chỉ là một phần rất nhỏ bé của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang.”

Theo Nhà báo Lê Trung Khoa, những sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị đã xảy ra rất lâu nhưng bây giờ chính phủ Hà Nội mới xét lại để kỷ luật ông Nghị đều có lý do:

“Mình nghĩ trước Đại hội 13 được chuẩn bị bắt đầu vào đầu năm 2021, từ giờ đến đó còn 2 kỳ Đại hội trung ương nữa. Trong trung ương 12 thì ông Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng cũng được số phiếu khá cao. Đương nhiên những điều đó sẽ gây ra khó chịu cho những đối thủ hiện nay. Theo tôi biết trong một Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đang phân ra rất nhiều những băng đảng khác nhau, tức là mỗi nhóm chiến đấu cho quyền lợi nhóm đó vì quyền đi liền với tiền. Bây giờ trước tình hình đang đấu đá để sắp lại vị trí chiến lược cho những cán bộ cấp cao trong trung ương và sau đó là Bộ chính trị, chắc chắn sẽ xảy ra rất nhiều.”

Nhà báo Lê Trung Khoa đưa ra dẫn chứng về việc một cán bộ cấp cao khác vừa bị đình chỉ công tác và bị điều tra vì những sai phạm trước đây là ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội, Ủy viên Trung ương. Nhà báo Lê Trung Khoa khẳng định:

“Đấy không phải chỉ là dấu hiệu chống tham nhũng như ông Nguyễn Phú Trọng nói mà về mặt chiều sâu mà tôi biết được thì sự đấu đá phe phái rất dữ dội trong Đảng Cộng sản Việt Nam để giành quyền đó. Con ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là một trong những mắc xích một số nhóm muốn loại bỏ để tránh việc ông Nguyễn Thanh Nghị có thể đi tiếp được vào Trung ương ủy viên khóa tới, thậm chí lên Ủy viên Bộ Chính trị nếu thuận lợi.”

Những sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị cùng hàng chục cán bộ tỉnh Kiên Giang được đánh giá gây ra nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra còn khiến tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

Video liên quan

Chủ Đề