Anh/chị có kế hoạch công việc như thế nào khi anh/chị được tuyển dụng vào vị trí này?

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi xin việc, cách trả lời

Bạn chuẩn bịcó một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn xin việc, chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấnđược các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn tuyển nhân viênkế toán, ngân hàng, bán hàng, kinh doanh,... cũng như xem thêm về gợi ýkỹ năng và cáchtrả lời phỏng vấn xin việc đạt hiệu quả cao dưới đây. Tăng thêm các kỹ năng mềm giúp bạn rất nhiều trong công việc.

Kể cả với những ứng viên có rất nhiều kinh nghiệm trong những buổi phỏng vấn tìm việc làm thì việctrả lời phỏng vấn rất quan trọng và là thử thách khó khăn, điều cần có vẫn là sự tự tin, chuyên nghiệp, trao đổi linh hoạt, ngoài việc nhà tuyển dụng kiểm tra và đánh giá năng lực của bạn thì những gì bạn nói trong buổi phỏng vấn cực kỳ quan trọng.Một điều khá quan trọng mà những người tìm việc cần lưu ý đó là trang phục khi đi phỏng vấn xin việc, hãy sử dụng những trang phục gọn gàng, không quá màu mè, phù hợp với văn hóa văn phòng.

Chúý: Tải hơn 100 câu hỏi phỏng vấn thường gặp tại đây:

Tải xuống ngay

Bài viết này có các thông tin

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc.

✅Cách trả lời phỏng vấn thông minh tạo ấn tượngvới nhà tuyển dụng.

✅Chia sẻ những kinh nghiệm để có buổi phỏng vấn hiệu quả.

Top 54 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Phần 1

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp năm 2021, cách trả lời phỏng vấn thông minh ghi điểm nhà tuyển dụng, chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn và các bí quyết giúp bạn vượt qua buổi phỏng vấn

Bước qua vòng lọc CVxin việc một cách xuất sắc, bạn tiếp tục đến với một vòng vô cùng quan trọng, đó chính là vòngphỏng vấn. Có thể nói vòng phỏng vấn sẽ quyết định chính liệu bạn có được chọn vào làm việc hay không. Câu hỏi đặt ra làm sao để bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng một cách hay nhất? Đừng lo lắng, với series 3 bài viết về những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ýcách trả lời phỏng vấn xin việc của chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức vững chắc nhất, chinh phục bất kỳ nhà tuyển dụng khó tính nào. Chỉ cần bạn tập trung đọc hết 3 bài viết này thì các câu hỏi phỏng vấn sẽ không còn là gì quá đáng sợ với bạn nữa.

Trong bài viết đầu tiên của series câu hỏi phỏng vấn xin việc này, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến giới thiệu bản thân, nhóm câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng và những câu hỏi đánh giá về sự phù hợp của bạn với công ty cùng với những gợi ý, hướng dẫn trả lời phỏng vấn cụ thể cho từng câu hỏi, mục đích để bạn hiểu và áp dụng được vào buổi phỏng vấn thực tế. Bắt đầu với những câu hỏi phỏng vấn liên quan giới thiệu bản thân ngay sau đây bạn nhé.

Các câu hỏi phỏng vấn xin việc và gợi ý cách trả lời phỏng vấn

Hãy tự giới thiệu về bạn?

Với câu hỏi này thông thường nhà tuyển dụng muốn biết khả năng tổng hợp thông tin; cũng như kỹ năng trong CV của ứng viên; cũng có khi người phỏng vấn hoặc 1 trong số những người phỏng vấn chưa đọc kỹ/chưa đọc CV của ứng viên.
  • Đề xuất trả lời: Tóm tắt ngắn gọn [3 phút trở lại] quá trình làm việc tính từ công ty gần nhất về trước; chỉ cần nói tên cty, khoảng thời gian và chức danh thôi; không nên kể quá nhiều về kinh nghiệm. Nếu là Sinh viên mới ra trường thì có thể nói về kinh nghiệm tham gia hoạt động ngoại khóa/Câu lạc bộ, thực tập.
  • Nên tránh: Kể quá chi tiết về kinh nghiệm hoặc nói dong dài về quê quán; sở thích, điểm mạnh/điểm yếu. Hãy nhớ bạn chỉ có 2-3 phút cho câu hỏi này thôi nhé.
>>> Tham khảo: CÁCH TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong câu hỏi phỏng vấn?

Câu này NTD một lần nữa muốn biết bạn thực sự tự tin điểm gì ở bản thân; cũng như bản thân có tự biết đánh giá mình cón thiếu sót gì không. Search thử một vòng trên mạng thì thấy có khá nhiều trang hướng dẫn trả lời câu nay rất hay; nhưng cũng khá máy móc, thực tế mình cũng gặp không ít bạn có sự chuẩn bị; tìm hiểu trước và trả lời theo sách vở kiểu như: Điểm yếu của tôi là tham công tiếc việc; hay ôm đồm công việc,…NTD không đánh giá cao sự chuẩn bị kiểu như vậy.

Khuyến khích câu trả lời điểm mạnh điểm yếu của bản thân:

  • Điểm mạnh: Nêu 2-3 điểm mạnh có liên quan trực tiếp đến công việc đang dự tuyển; điều này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu rất kỹ về bản mô tả công việc cũng như những yêu cầu về kiến thức; kỹ năng/kinh nghiệm, thái độ/hành vi… của vị trí mình đang phỏng vấn.
  • Điểm yếu: Nói 1-2 điểm yếu – là điểm mà thực sự bản thân mình thấy chưa tự tin; và quan trọng là thể hiện cho NTD thấy được bạn có mong muốn/đang cố gắng khắc phục điểm yếu đó để hoàn thiện bản thân.

Gợi ý

Topcv.vn liên kết với hàng nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ mang đến các cơ hội việc làm tốt nhất cho các bạn. Click vào đây để không bỏ lỡ những “job” tốt nhất

Việc làm

Tổng hợp 18 câu hỏi phỏng và cách trả lời hay nhất 2022

Với những người đang có nhu cầu tìm việc làm, việc tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và các câu trả lời phỏng vấn hay là những chuẩn bị cực kỳ hữu ích trước khi đi xin việc.

Không phải chỉ những người mới mà kể cả những ai có nhiều kinh nghiệm cũng vẫn cảm thấy lo lắng về các câu hỏi phỏng vấn khi gặp nhà tuyển dụng. Ngoại trừ những thông tin trên CV xin việc hay mẫu đơn xin việc …, thì phỏng vấn trực tiếp sẽ là quá trình giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với công việc và môi trường mà nhà tuyển dụng đề ra một cách cụ thể nhất.

Làm thế nào để trả lời các câu hỏi về bản thân mình

Sau đây là một số các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn xin việc phổ biến nhất mà bạn cần chuẩn bị cho bản thân mình. Thật hữu ích khi biết được điểm mạnh của bản thân và tại sao bạn nên được thuê vào vị trí đó.

1. Cho tôi biết về bản thân bạn

Một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất trong sách vở. Đây là dạng câu hỏi vừa thân thiện và chào đón nhưng trên thực tế nhà tuyển dụng chỉ muốn xem xem cách bạn thể hiện về bản thân mình tốt nhất như thế nào.

Đây không phải là một lời đề nghị để bình phẩm hồ sơ xin việc của bạn. Michele Mavi, Giám Đốc bộ phận Tuyển Dụng Nội Bộ tại Atrium Staffing cho biết,

“Vì đây là câu hỏi mở rộng, nên các ứng cử viên thường nói dông dài. Họ nói về công việc bằng những thuật ngữ chung chung rồi kết thúc bằng việc nhắc về lý lịch của mình.”

Hãy kể một câu chuyện nhưng phải đảm bảo nó có phần mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng.

  • Mở bài: Một câu tóm gọn những điểm nổi bật trong sự nghiệp của bạn.
  • Thân bài: Kể ra 3 kỹ năng và thành tựu xuất sắc liên quan đến vai trò của bạn trong công việc.
  • Kết bài: Tóm lược câu chuyện của bạn bằng một lời giải thích lý do tại sao mà bạn lại tìm kiếm một công việc khác.

2. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Câu hỏi này có dạng tương tự như sau: “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn xin việc từ các ứng cử viên có đủ điều kiện. Vậy tại sao chúng tôi nên thuê bạn làm việc cho chúng tôi

Hãy cẩn thận với câu hỏi này. Vì đây là một cái bẫy! Đừng để điều này phá hỏng sự tự tin của bạn. Họ đã phỏng vấn bạn vì vậy có nghĩa là bạn là một trong “những ứng cử viên có đủ điều kiện.”

Hãy xem câu hỏi này như là một cơ hội để chia sẻ một câu chuyện về sự thành công. Hãy cho họ biết cách bạn đã giải quyết một trong những thử thách của họ đối với công ty trước đây của mình như thế nào, hoặc giải thích cho họ thấy rằng các kỹ năng của bạn phù hợp với mô tả công việc của họ ra sao với một chữ T.

3. Điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Hãy chia sẻ một câu chuyện của bạn mà thể hiện được điểm mạnh số một với những giá trị của công ty. Bạn nên biết thông tin này khi tìm hiểu về công ty.

Sau đây là ví dụ về câu trả lời của Michelle Riklan, Người viết lý lích chuyên nghiệp được chứng nhận kiêm Đào tạo viên nghề nghiệp.

“Tôi thích trò chuyện với mọi người. Tôi đã học được cách ứng phó với những nét tính cách khách hàng khác nhau sau năm năm làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng. Trong khi những nhân viên bán hàng khác còn ngại ngùng trong việc thuyết phục những người khó thuyết phục, thì tôi xem việc này như một thử thách để bước tiếp vào cuộc chơi của mình.”

Mẹo hay: Hãy bắt dầu với điểm yếu của bạn nếu bạn được hỏi về điểm yếu và điểm mạnh của mình cùng một lúc. Bằng cách này câu trả lời của bạn sẽ kết thúc bằng một điểm tích cực.

4. Mọi người mô tả về bạn như thế nào?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc khác mà bạn không nên vội vàng trả lời. Người phỏng vấn không muốn nghe bạn nói về việc những người bạn của bạn nghĩ như thế nào về bạn.

Câu hỏi này là cơ hội để bạn phân biệt bản thân mình với những ứng viên khác

Kỹ năng giao tiếp tốt là chuyện phổ biến, nhưng bạn là người biết lắng nghe như thế nào? Hãy kể cho người phỏng vấn nghe về những kỹ năng lắng nghe đã giúp bạn bán được hàng, hay làm yên lòng một khách hàng đang tức giận.

Làm việc chăm chỉ là một kỹ năng phổ biến. Nhưng hầu hết những người nộp đơn đều chỉ chia sẻ những câu chuyện về sự cống hiến của mình như thế nào trong sự nghiệp của họ. Hãy làm khác những người khác bằng cách chia sẻ cách mà bạn đã giúp làm giảm bớt khối lượng công việc của đồng đội hoặc sếp của mình.

5. Bạn xử lý áp lực như thế nào?

Các ứng viên thường trả lời câu hỏi này một cách nhẹ nhàng như: “Tôi xả stress vào bữa ăn sáng” hay “Tôi tiến bộ dưới áp lực.” Mặc dù những câu trả lời này nghe rất đúng, nhưng nó không đi xoáy vào trọng tâm câu hỏi.

Hãy kể cho người phỏng vấn những điều mà bạn làm một cách chính xác. Bạn có thiền, đắp mặt bằng sô-cô-la, hay tập thể dục không? Bạn lựa chọn phương pháp nào không quan trọng. Người phỏng vấn chỉ muốn xác nhận rằng bạn có một cách làm lành mạnh để ứng phó với áp lực.

6. Điều gì tạo động lực cho bạn vào buổi sáng?

Công hỏi này cho người phỏng vấn biết được liệu bạn có một kế hoạch tổng thể cho cuộc sống.

Jimi Shabir, Giám Đốc Điều Hành tại Bootcamp Media, đã đưa ra ví dụ sau đây:

“Tôi thức dậy mỗi buổi sáng với một mục tiêu mới, nó có thể là cuộc sống cá nhân của tôi hay công việc của tôi. Một ngày nào đó, mục tiêu của tôi là có thể cải thiện thiết kế trang web của công ty chúng tôi, ngày hôm sau có thể là thay đổi việc cải tiến kênh tiếp thị của chúng tôi. Những mục tiêu nhỏ hơn hợp lại với nhau để mang lại giá trị đồng tiền cho khách hàng của chúng tôi.”

  • Thiết lập mục tiêu
    Làm thế nào để thiết lập các mục tiêu chắc chắn phải cố đạt được
    David Masters

7. Bạn thích làm gì mỗi khi rảnh rỗi?

Câu trả lời của bạn cho thấy liệu bạn có phải là một người tham công tiếc việc hoặc là người biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh. Câu trả lời đúng cho thấy cả sự cống hiến cho công việc và các sở thích khác làm tươi tỉnh tâm trí và cơ thể của bạn vào những ngày nghỉ.

Dành quá nhiều thời gian cho công việc thì không tốt và không hiệu quả; vì vậy nhiều công ty chỉ thích thuê những người biết khi nào nên dừng lại.

Evan Harris, Trưởng phòng Nhân Sự của HD Equity Partners cho biết: “Điều quan trọng là thể hiện cho họ thấy rằng bạn có những thú vui khác ngoài công việc. Và điều này cũng cho thấy rằng liệu bạn có phải là một người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hiện có của công ty hay không.”

Video liên quan

Chủ Đề