Tại sao trong những năm gần đây dân số thế giới tăng nhanh

Mục lục

Số 6 - 2018

DÂN SỐ VỚI PHÁT TRIỂN- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

01/06/2018

Xem cỡ chữ
Việt Nam xác định, phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu “dân số vàng”; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy; di dân và chất lượng cuộc sống... Nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân số vừa là động lực tạo ra phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển để kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn. Việc chuyển đổi trọng tâm của chính sách dân số, từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển đã được triển khai thực hiện trong thời gian qua và thu được thành quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cần tiếp tục đẩy mạnh trên các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” [ký ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 19/3/1982]. Điểm e, khoản 1, điều 16 của Công ước này ghi rõ: “Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này”. Năm 1994, tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, tại Cai-rô [Ai Cập] Việt Nam cũng ký “Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển”. Điều 12 Hiến pháp [sửa đổi, năm 2013] ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”. Trong những năm gần đây, hàng chục vạn người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Con số này sẽ tăng lên trong quá trình hội nhập, do đó cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và luật pháp quốc tế.

Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển

Quy mô, cơ cấu phân bố dân số đã và đang có xu hướng biến đổi nhanh. Để bảo đảm nguyên tắc con người là trung tâm của phát triển, để kế hoạch có tính thực tiễn, hiệu quả cao thì phải tiến hành dự báo dân số và tính đến yếu tố dân số trong kế hoạch hóa phát triển. Trong đó, trọng tâm là kế hoạch hóa lao động - việc làm, tận dụng cơ cấu “dân số vàng”, kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kế hoạch hóa y tế, đặc biệt chú ý đến cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh. Đồng thời cần xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số. Do dân số biến đổi nhanh và phức tạp, như di dân, việc xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, kịp thời, chính xác và dự báo đáng tin cậy là cơ sở không thể thiếu cho việc lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển

Thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển

Những vấn đề dân số và phát triển, như: [1] Cơ cấu dân số thay đổi nhanh và đã hình thành cơ cấu “dân số vàng”, [2] Già hóa dân số, [3] Mất cân bằng giới tính khi sinh, [4] Di dân, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, [5] Tác động kinh tế - xã hội trong thời kỳ mức sinh thấp, gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân vv..là những vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam. Vì vậy, cần được thông tin, giáo dục, tuyên truyền không chỉ cho người dân mà đặc biệt cần thiết đối với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành.

Bên cạnh đó, một số vấn đề được nêu trong Chương trình hành động tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển [năm 1994, Cai-rô, Ai Cập] cần tiếp tục được nghiên cứu và dự báo để có sự thích ứng phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Cụ thể là một số vấn đề sau:

Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia có dân số lớn

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc [năm 2003] là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người thì an ninh lương thực của Việt Nam hiện đang được bảo đảm. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức như diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới nhưng do phải tiến hành công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng lúa giảm mạnh. Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, 5,3% tổng diện tích đất cả nước có thể bị ngập lụt, trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng, sẽ đạt khoảng 100 triệu vào năm 2025 và gần 110 triệu vào giữa thế kỷ XXI. Tổng cầu về lương thực ngày càng lớn, trong khi đó tổng cung bị đe dọa bởi thu hẹp diện tích, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh.

Trong thời kỳ “dân số vàng”, mức sinh thấp, do đó, ở phạm vi hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng ít và trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia giảm mạnh: quy mô dân số độ tuổi đi học [từ 5 - 24 tuổi] đã giảm, từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng triệu 29,5 triệu năm 2013. Kết quả này tạo thuận lợi to lớn cho gia đình và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ, thể hiện ở các thành tựu sau: Tỷ lệ nhập học tăng lên, chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ nữ đi học đã tăng lên, ngang bằng với nam giới, góp phần nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện tốt bình đẳng giới. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm

Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” là cả số lượng và tỷ lệ dân số có khả năng lao động [từ 15 - 64 tuổi] tăng lên trong 20 năm [1999 - 2019]. Đến năm 2019, tỷ lệ này đạt cực đại, chiếm tới gần 70% tổng dân số. Năm 2013, Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu tỷ lệ người trong độ tuổi lao động như năm 1979, tức là chỉ có 52,7% thì chỉ có 47,0 triệu lao động, thực tế là 62,1 triệu, tăng hơn 15 triệu người hay gần 30% so với số liệu giả định. Đây là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khoảng nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi ngành, nghề.Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về: [1] Việc làm [2] Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho hàng chục triệu lao động, đặc biệt là khi tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật [bằng sơ cấp trở lên] hiện còn rất thấp và mất cân đối.

Xây dựng xã hội thích ứng với dân số già

Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc.

Theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người 2,7 bệnh. Trong bối cảnh con ít và con cái di cư, sống xa cha mẹ, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi càng trở thành vấn đề lớn. Bên cạnh đó, sự khác biệt thế hệ là rất lớn. Nếu không giải quyết tốt sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột thế hệ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.

Giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh

Sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như khó khăn trong việc kết hôn; nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do “thừa” nam, “thiếu” nữ nên nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, vì vậy, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, mại dâm khó kiểm soát, du lịch tình dục phát triển; gia tăng tội phạm xã hội do khan hiếm phụ nữ nên xảy ra nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm,... Hoặc phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, bất chấp sức khỏe và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư

Người di cư có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế ở nơi đến, xóa đói, giảm nghèo ở nơi đi nhưng họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như khó khăn về nhà ở. Nhu cầu nhà ở của dòng người nhập cư rất lớn. Năm 2009, cả nước có gần 1,8 triệu sinh viên, vượt quá khả năng cung cấp chỗ ở của các khu ký túc xá. Bên cạnh đó, hàng triệu lao động nhập cư được thu hút vào các khu công nghiệp và trên 90% số này phải thuê nhà trọ, chỉ khoảng 5% - 7% là được sống trong các nhà ở do doanh nghiệp xây dựng đàng hoàng, sạch đẹp. Số người đăng ký hộ khẩu nơi này, cư trú nơi khác ngày càng lớn. Đối với người di cư chỉ có đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu sẽ gặp khó khăn, bởi hiện nay trong tổng số 676 văn bản có liên quan đến Luật Cư trú được các bộ, ngành và địa phương rà soát, trong đó xác định có 110 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với những quy định mới của Luật Cư trú, 154 văn bản hết hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực. Như vậy, nếu sửa đổi được 110 văn bản và bãi bỏ được 154 văn bản hết hiệu lực thì vẫn còn hàng trăm văn bản liên quan đến Luật Cư trú. Vì thế, những người không hộ khẩu sẽ gặp khó khăn về nhà ở, học tập, học nghề, chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.
Nâng cao chất lượng dân số và chất lượng dân số đầu đời

Theo Pháp lệnh Dân số năm 2003, “chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Còn trong các văn bản của Đảng và Nhà nước thì thường sử dụng “chỉ số phát triển con người” [Human Development Index - HDI] như là thước đo về chất lượng dân số.

Chất lượng dân số của nước ta thông qua thước đo HDI đã không ngừng tăng qua các năm: từ 0,463 năm 1980 đã đạt 0,629 vào năm 2010 và được xếp vào mức trung bình. Tuy nhiên, so với thế giới, HDI của Việt Nam, năm 2010 xếp thứ 113 trong số 169 nước so sánh.

Việc chuyển trọng tâm chính sách từ dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là hướng đi phù hợp với sự biến đổi của thực tế xã hội. Nhìn nhận được những vấn đề đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi này sẽ giúp quá trình chuyển đổi đạt được những thành công mới.

Nguyễn Nguyên Hồng

Các tin khác

  • KINH TẾ XANH TẠO 24 TRIỆU VIỆC LÀM MỚI
  • CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI ĐÃ TỪNG SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT?
  • HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG PHỤ NỮ ASEAN LẦN THỨ 3: AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI, HƯỚNG TỚI TẦM NHÌN ASEAN 2025
  • VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH Ở VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI
  • CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM

  • Tạp chí DS&PT năm 2018
    • TC DS&PT 2018 - Số 1
    • TC DS&PT 2018 - Số 2
    • TC DS&PT 2018 - Số 3
    • TC DS&PT 2018 - Số 4
    • TC DS&PT 2018 - Số 5
    • TC DS&PT 2018 - Số 6
    • TC DS&PT 2018 - Số 7
    • TC DS&PT 2018 - Số 8
    • TC DS&PT 2018 - Số 9
  • Tạp chí DS&PT năm 2019
    • TC DS&PT 2019 - Số 1
    • TC DS&PT 2019 - Số 2
    • TC DS&PT 2019 - Số 3
    • TC DS&PT 2019 - Số 4
    • TC DS&PT 2019 - Số 5

Dân số thế giới ngày càng già đi

Dân số thế giới không chỉ tăng lên mà ngày càng trở nên già đi. Già hoá dân số là kết quả tất yếu của việc giảm sinh, đặc biệt khi điều kiện sống được cải thiện. Tỷ lệ người già đang tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác. Ở các nước phát triển, tỷ lệ người cao tuổi [NCT] cao hơn hẳn so với trẻ em. Ở những nước đang phát triển, dân số già cũng tăng nhanh hơn bởi tốc độ giảm sinh, đây là kết quả từ thành công của chương trình sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ.

Theo ban Dân số LHQ, trong vòng 45 năm tới, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới sẽ gấp khoảng 3 lần hiện nay, tăng từ 672 triệu người năm 2005 lên gần 1,9 tỷ người vào năm 2050. Ngày nay 60% NCT sống ở các nước đang phát triển, đến năm 2050 tỷ lệ này sẽ là 80%

Ở các nước phát triển, 1/5 dân số từ 60 trở lên. Tới năm 2050, tỷ lệ này ước tính tăng gần 1/3 dân số và số người già sẽ gấp đôi số trẻ em. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ NCT ước tính sẽ tăng từ 10% từ năm 2005 lên 20% vào năm 2050.

Đáng chú ý hơn cả là số người trong nhóm tuổi già nhất – trên 80 tuổi, sẽ tăng từ 86 triệu năm 2005 lên 394 triệu năm 2050. Đến năm 2050, phần lớn người già trên thế giới sẽ sống ở các nước đang phát triển. Tại hầu hết các nước đó, phụ nữ chiếm số lượng áp đảo và tỷ lệ nữ ở NCT cũng cao hơn.

Một chỉ số cơ bản của già hoá dân số là tuổi trung vị. Hiện nay, chỉ có 11 quốc gia phát triển có tuổi trung vị trên 40. Nhưng tới năm 2050, sẽ có 90 quốc gia rơi vào nhóm tuổi này, trong đó có 46 quốc gia đang phát triển

Hoạt động của UNPFA

Ở những vùng có dân số già, mục tiêu của UNFPA là gây ảnh hưởng tới chính sách công cộng và đẩy mạnh cải cách chính sách nhằm đối phó với những thách thức về mặt kinh tế, sức khoẻ và xã hội từ hậu quả của già hoá dân số nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi mà trọng tâm là người nghèo, đặc biệt là phụ nữ.

UNPFA hỗ trợ tập huấn cho những người làm chính sách và lập chương trình, hỗ trợ các quốc gia để nâng cao chất lượng dữ liệu về số lượng và đặc tính của NCT, cũng như hỗ trợ nghiên cứu về ảnh hưởng già hoá dân số tới kinh tế và xã hội. UNPFA cũng làm việc với các đối tác trong hệ thống LHQ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế và quốc gia.

UNPFA phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới để nghiên cứu ảnh của chính sách đến sức khoẻ phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Báo cáo hướng tới những nhà hoạch định chính sách và đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh công bằng và bình đẳng cho phụ nữ, ngăn chặn việc cách ly người già và đảm bảo phụ nữ cao tuổi vẫn là những người tích cực góp phần vào sự phát triển.

UNPFA đã tích cực tham gia vào Hội nghị thế giới người cao tuổi lần 2 tại Madrid năm 2002 và diễn đàn Valencia. UNPFA đã công bố ấn phẩm của Hội nghịTình trạng và tiếng nói của người nghèo cao tuổi và bị bỏ rơi ở Nam Phi và Ấn Độ,một đánh giá về làm thế nào người cao tuổi nhận biết được cuộc sống của họ. UNPFA tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện Chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi đã được thông qua tại Hội nghị.

Giadinh.net.vn

Các tin khác

  • Tỷ lệ sinh vẫn duy trì ổn định và ở dưới mức sinh thay thế
  • Triển khai Chiến lược DS và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
  • Thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam: Những bước tiến ngoạn mục
  • Ngày hội tôn vinh các thầy thuốc
  • 72 bác sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân
  • Địa chỉ tư vấn
  • Chương trình hỗ trợ kho dữ liệu điện tử
  • Tư vấn về sức khỏe sinh sản nam giới.
  • Tư vấn về thuốc phá thai nội khoa.
  • Tư vấn về chủ đề thuốc bổ cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.

TTO - Đây là kết luận nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet, cho rằng với tỉ lệ sinh nở ngày càng giảm mạnh, dân số toàn cầu sẽ đạt đỉnh khoảng 9,7 tỉ người vào năm 2064, sau đó giảm dần, tới cuối thế kỷ 21 còn 8,8 tỉ người.

  • Hơn 90% dân số thế giới đang phải hít không khí ô nhiễm
  • 1% dân số thế giới ‘bỏ túi’ 82% của cải trong năm 2017
  • Dân số châu Á đang già nhanh hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới

Hơn 20 quốc gia được nhận định sẽ giảm hơn một nửa dân số vào năm 2100 - Ảnh: GLBNEWS

Theo báo New York Times, từ năm ngoái, các nhà nhân khẩu học Liên Hiệp Quốc đã dự đoán dân số thế giới có thể sẽ không tăng thêm từ năm 2100 do tỉ lệ sinh giảm.

Họ cũng ước tính tới cuối thế kỷ 21, dân số toàn cầu đạt đỉnh ở mức 10,9 tỉ người, so với khoảng 7,8 tỉ người hiện nay.

Tuy nhiên, nghiên cứu công bố ngày 14-7 trên tạp chí y khoa The Lancet cho rằng thời điểm chạm đỉnh của dân số thế giới sẽ đến sớm hơn dự báo của Liên Hiệp Quốc gần 4 thập kỷ, vào năm 2064 thay vì 2100.

Theo đó, nghiên cứu ước tính tới năm 2064 dân số thế giới sẽ đạt đỉnh khoảng 9,7 tỉ người, sau đó tới năm 2100 sẽ giảm còn 8,8 tỉ người. Người cao tuổi cũng chiếm một tỉ lệ lớn hơn so với ước tính của Liên Hiệp Quốc trước đó.

Cũng theo nghiên cứu trên The Lancet, dân số của ít nhất 23 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Thái Lan, Ý và Tây Ban Nha, có thể giảm hơn 50% vào năm 2100. Số dân trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới, cũng sẽ giảm đáng kể trong dự báo của nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu này cũng nêu ra những dự báo về các ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị từ tình trạng giảm dân số.

Theo tiến sĩ Christopher Murray - giám đốc Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe ĐH Washington, chủ trì nghiên cứu, những kết luận rút ra của họ sẽ "tạo cơ hội để mọi quốc gia bắt đầu suy nghĩ lại về các chính sách di dân, lực lượng lao động và phát triển kinh tế nhằm giải quyết những thách thức đặt ra từ sự thay đổi nhân khẩu học".

Dân số Việt Nam hơn 96 triệu người, là nước đông dân thứ 15 thế giới

TTO - Tính đến 0h ngày 1-4-2019, dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, trở thành quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines.

Tỷ lệ sinh 'giảm đáng kể' ở nhiều nước trên thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Số trẻ em được sinh ra trên toàn cầu đang suy giảm mạnh, các nhà nghiên cứu cho hay.

Báo cáo mới của họ cho thấy tỷ lệ sinh giảm sút, có nghĩa gần một nửa các quốc gia hiện đang đối mặt với hiện tượng "thiếu trẻ sơ sinh" - hay không đủ trẻ em được sinh ra để duy trì số dân hiện có.

Các nhà nghiên cứu nói kết quả này là "một ngạc nhiên lớn".

Và sẽ có những hậu quả sâu sắc đến các quốc gia có "nhiều ông bà hơn các cháu".

Quảng cáo

Điều gì khiến người mẹ phải 'mang nặng, đẻ đau'?

Nhật Bản sẽ nới lỏng luật về lao động nhập cư?

TQ chuẩn bị dẹp chính sách hai con

Video liên quan

Chủ Đề