Bà bầu ợ nóng thì phải làm sao

Ợ nóng khi mang thai xuất hiện chủ yếu do sự gia tăng đột ngột của hoóc-môn progesterone, có tác dụng làm giãn cơ tử cung, hỗ trợ cho sự phát triển ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ. Trong quá trình kéo giãn của mình, progesterone cũng “nhiệt tình” làm giãn van dạ dày, khiến một lượng nhỏ axít tràn ra gây cảm giác nóng ran. Bên cạnh đó, progesterone cũng làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự phát triển tăng dần theo thời gian của bé cưng cũng góp 1 phần nhỏ chèn ép dạ dày, đẩy các dịch vị trào ngược lên.

2. Dấu hiệu bầu ợ nóng

Bầu sẽ có cảm giác bỏng rát ở phía sau xương ức hoặc đau ngực râm ran. Tình trạng đầy bụng, khó chịu diễn ra thường xuyên Bầu thường bị ợ hơi nóng hoặc hơi có mùi chua khó chịu

Cảm giác chán ăn, mệt mỏi

Ngăn ngừa ợ nóng khi mang thai

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày là cách đơn giản nhất giúp bầu hạn chế triệu chứng khó chịu này. Đừng bỏ lỡ 5 mẹo “trị” ợ nóng sau đây, bầu nhé!

1. Ăn ít nhưng thường xuyên

Cùng với sự phát triển của thai nhi, dạ dày của mẹ bầu cũng bị thu hẹp lại một phần đáng kể. Và việc “nạp” cùng lúc quá nhiều thực phẩm chỉ khiến cho chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải. Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, nên chia thành 6 bữa nhỏ.

2. Giới hạn thực phẩm

Loại bỏ những loại thực phẩm có thể khiến chứng trào ngược của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn các loại trái cây chứa nhiều axít như cam, chanh, quýt, cà chua… hoặc những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein.

Nếu bị ợ nóng, bầu nên hạn chế những thực phẩm sau trong thực đơn của mình nhé!

3. Tăng cường thực phẩm dạng lỏng

So với thực phẩm dạng rắn, thực phẩm dạng lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, tình trạng ợ nóng cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Súp, sinh tố, sữa chua, sữa lắc… là những thực phẩm dạng lỏng nhưng có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu.

Bên cạnh những triệu chứng thai kỳ thường gặp như sưng phù chân, ốm nghén, đau ngực… thì ợ nóng là một tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu phải trải qua. Vậy nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ợ nóng là gì và giải pháp nào cho vấn đề này? Hãy cùng tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé!

Đúng như cái tên gọi, chứng ợ nóng [còn gọi là trào ngược axit hay chứng khó tiêu axit] xảy ra khi axit trào ngược lên họng, khoang miệng để lại vị chua và đắng. Bà bầu bị ợ nóng thường trải qua cảm giác nóng rát, khó chịu ở phần ngực dưới và cuống họng trong khoảng vài phút hoặc hàng giờ liền. Ngoài ra, đôi khi mẹ bầu còn bị đau họng, ho thường xuyên.

Ợ nóng thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, nhưng chủ yếu lại vào giai đoạn giữa và cuối. Ở giai đoạn này thai nhi đã phát triển lớn nên đẩy ruột non và dạ dày lên cao, từ đó đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.

Truy tìm nguyên nhân khiến bà bầu bị ợ nóng

Nếu mẹ bầu bỗng dưng cảm thấy khó chịu và nóng rát lồng ngực thì cũng đừng quá lo lắng, bởi lẽ bạn đang trải qua chứng ợ nóng thông thường của thai kỳ. Theo một nghiên cứu cho biết, có đến 45% các bà bầu gặp chứng ợ nóng. Nếu thường xuyên bị ợ nóng trước khi mang thai thì nguy cơ cao bạn dễ gặp tình trạng này trong thai kỳ hơn.

Chứng ợ nóng có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng dễ thấy nhất trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân vì sao bà bầu bị ợ nóng, nhưng tình trạng này có thể bắt nguồn từ một trong ba vấn đề dưới đây:

1. Thay đổi nội tiết tố

Progesterone hay còn được biết đến là hormone thai kỳ, có vai trò nuôi dưỡng tử cung của bạn và thai nhi. Có thể nói, đây chính là thủ phạm hàng đầu đứng đằng sau chứng ợ nóng liên quan đến thai kỳ.

Progesterone hoạt động như một chất làm giãn cơ. Khi mang thai, hormone này tăng lên làm giãn cơ tử cung để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, chính điều này lại vô tình làm giãn cơ vòng dưới thực quản [đóng vai trò như là một van ngăn giữa dạ dày và thực quản], khiến cho axit bị trào ngược, gây cảm giác nóng ran ở cổ họng.

Trong quá trình bạn ăn hoặc uống, cơ vòng này thường mở ra để cho thức ăn đi vào trong dạ dày. Nhưng nồng độ progesterone tăng cao xảy ra trong thai kỳ có thể làm cho cơ này giãn ra, cho phép axit dạ dày chảy ngược lên thực quản và thậm chí đi vào cổ họng của bạn.

2. Thai nhi đang lớn dần

Khi tử cung của bạn mở rộng cùng với thai nhi đang ngày càng lớn dần trong bụng sẽ cạnh tranh không gian với một số cơ quan khác. Hãy hình dung về một tuýp kem đánh răng bị bóp chặt thì tương tự, tử cung đang phát triển sẽ gây áp lực lên dạ dày của bạn khiến cho nhiều khả năng axit dạ dày sẽ tràn ra ngoài.

Thai nhi có kích thước ngày càng lớn sẽ chèn ép dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản. Điều này có thể giúp giải thích tại sao chứng ợ nóng phổ biến hơn khi càng gần những giai đoạn cuối thai kỳ.

Hiện nay, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở các mẹ bầu ngày càng phổ biến. Mẹ gặp phải tình trạng này thường thấy khó chịu trong người, kèm theo cảm giác nóng rát ở thượng vị và cuống họng, sau đó xuất hiện vị đắng hoặc chua ở cuống miệng và ợ nóng.

Bà bầu bị ợ nóng có cách nào để làm giảm sự khó chịu hoặc phòng tránh hay không? Những loại thuốc nào có thể dùng để điều trị tình trạng này? Hello Bacsi sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc ở trên cho bạn nhé.

Mẹ bị ợ nóng khi mang thai – Làm sao để kiểm soát và giảm bớt khó chịu?

Chứng ợ nóng không hẳn là một loại bệnh nên mẹ bầu bị ợ nóng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống thì có thể kiểm soát tình trạng này tốt hơn. Mặc dù bạn chẳng thể nào loại bỏ hoàn toàn được chứng ợ nóng nhưng vẫn có thể thực hiện theo các bước sau để giảm thiểu sự khó chịu:

  1. Tránh những thực phẩm và đồ uống có hại cho đường tiêu hóa: Những đồ uống bạn nên tránh thường bao gồm thức uống có gas, rượu [bắt buộc ngưng sử dụng trong thai kỳ], cà phê, sô cô la, đồ uống chứa nhiều axit như mù tạt và giấm, thịt chế biến sẵn và các thực phẩm cay, thịt chứa nhiều gia vị hoặc thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ.
  2. Không nên ăn quá nhiều mỗi bữa: Thay vào đó, bạn hãy ăn những bữa nhỏ trong suốt cả ngày và dành thời gian để nhai thức ăn thật kỹ.
  3. Tránh uống quá nhiều nước trong bữa ăn: Uống nhiều nước rất quan trọng trong suốt thai kỳ, nhưng bạn hãy uống vào lúc nghỉ giữa các bữa ăn, tuyệt đối đừng uống khi đang ăn.
  4. Nhai kẹo cao su sau khi ăn: Nếu băn khoăn không biết bà bầu ợ nóng nên ăn gì thì đấy là kẹo cao su bạn nhé. Bởi nó giúp kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt để trung hòa bớt axit.
  5. Không ăn gần thời gian ngủ: Cơ thể cần 2–3 giờ để tiêu hóa hết thức ăn trước khi ngủ nên mẹ bầu cần tránh ăn quá trễ.
  6. Hãy kê nhiều gối ngủ quanh cơ thể: Cách giảm ợ nóng khi mang thai rất hữu ích là hãy kê cao những bộ phận phía trên của cơ thể sẽ giúp axit nằm yên trong dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Mách mẹ một vài mẹo hay khác để kiểm soát chứng ợ nóng hiệu quả

Bên cạnh những cách trị ợ nóng cho mẹ bầu kể trên, bạn cũng nên áp dụng kết hợp thêm một vài giải pháp hữu ích sau đây để hạn chế ợ nóng tái phát:

√ Tăng cân lành mạnh và duy trì cân nặng ổn định theo như khuyến cáo của bác sĩ

√ Mặc đồ thoải mái và mềm mại, tránh bất cứ thứ gì xiết chặt quanh bụng và eo

√ Luôn ngồi thẳng lưng khi ăn để giảm bớt áp lực cho dạ dày

√ Không được hút thuốc lá trong quá trình mang thai. Đây không những là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe mà còn làm tăng axit dạ dày.

Nếu những phương pháp nêu trên không thực sự hiệu quả, bạn hãy liên hệ bác sĩ để kê đơn thuốc chống ợ nóng phù hợp nhằm đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu bị ợ nóng có thể được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Ngoài những mẹo như trên, để trị ợ nóng khi mang thai, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc như sau:

Thuốc anticid [thuốc kháng axit] chứa magiê hoặc canxi có thể làm giảm sự khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi mua vì một số loại có chứa nhôm, aspirin hoặc natri nồng độ cao. Lời khuyên là bạn nên báo với bác sĩ sản khoa nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến triệu chứng ợ nóng kể trên.

Vài thuốc trị ợ nóng có thể sẽ gây đau bụng. Nếu có nguy cơ bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật thì tốt nhất bạn nên tránh tự ý sử dụng các loại thuốc này mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có bán có loaị thuốc tên Alginate.

Thuốc Alginate [Algin®] giúp hạn chế chứng ợ nóng bằng cách tạo một lớp màng bảo vệ trên thành dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, loại thuốc này phù hợp nhất để chống bệnh trào ngược dạ dày. Trong khi đó, thuốc Antacid giúp trung hòa axit có trong dạ dày, vì thế thuốc rất hữu dụng trong việc điều trị chứng ợ nóng và khó tiêu. Điều quan trọng cần hết sức lưu ý chính là bạn không được lạm dụng bất cứ loại thuốc nào.

Nếu như bạn thường xuyên bị khó tiêu về đêm thì uống thuốc Anticid sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ chính là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, bạn cũng có thể đồng thời kết hợp uống thuốc Anticid, nhưng tuyệt đối không được uống hai loại thuốc này cùng lúc. Nguyên nhân là vì khi uống Anticid 2 giờ ngay sau khi uống thuốc sắt, thuốc Anticid có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của cơ thể.

Hãy liên hệ bác sĩ nếu tất cả các liệt kê trên đây không giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn có cách điều trị khác tốt hơn.

Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về triệu chứng ợ nóng ở mẹ bầu hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Ợ nóng khi mang thai: Mách mẹ cách xử lý hiệu quả nhất

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Ợ nóng hay còn được gọi là ợ chua, trào ngược là các triệu chứng rất thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn đánh bay ợ nóng, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Ăn chậm

Đúng là ăn nhanh có thể tiết kiệm thời gian, nhưng bạn sẽ phải trả giá bằng tình trạng trào ngược dạ dày. Vì vậy hãy chú ý tới phản ứng của hệ thống tiêu hóa và thư giãn. Đừng quá vội vã trong bữa ăn, cố gắng nhai thật kỹ để dạ dày không phải hoạt động quá sức khi tiêu hoá thức ăn.

2. Ăn sớm

Cố gắng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ vào buổi tối để cơ thể bạn có đủ thời gian tiêu hoá thức ăn.

3. Thả lỏng

Những căng thẳng hay áp lực trong cuộc sống cũng có thể gây nên tình trạng ợ nóng. Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên thư giãn và giữ tinh thần thoải mái. Không vừa ăn vừa di chuyển, cố gắng làm cho bữa ăn của bạn thật yên tĩnh và nhẹ nhàng.

4. Chia nhỏ bữa ăn

Ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến thức ăn và cả axit dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn.

Hãy uống trước và ăn sau thay vì vừa ăn vừa uống. Quá nhiều chất lỏng trộn lẫn với nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ khiến dạ dày căng phồng và làm tình trạng ợ nóng ngày càng nghiêm trọng hơn.

6. Giữ đầu ngẩng cao

Hãy ngồi với tư thế thoải mái và thẳng người khi ăn. Đừng ăn khi đang nằm. Nếu bạn muốn ăn thứ gì đó nhẹ trước khi ngủ, nên đỡ đầu cao lên bằng gối. Tránh nằm, ngồi hay cúi gập người ngay sau bữa ăn.

7. Giữ cân nặng khỏe mạnh

Bạn càng nặng cân, áp lực đặt lên cơ vòng dạ dày thực quản càng tăng. Hãy cố gắng tăng cân theo đúng tiến độ được khuyến cáo của bác sĩ.

8. Đừng để chứng trào ngược dạ dày trầm trọng thêm

Khi biết được nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng hay trào ngược, đừng chần chừ, hãy ngay lập tức tìm cách giải quyết trước khi tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Những thủ phạm gây chứng ợ nóng thường thấy có thể bao gồm các loại thức ăn có gia vị đậm, cay, thức uống có cồn, các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà và nước ngọt bởi chúng cũng làm cho cơ vòng thực quản ít hoạt động hơn, sô-cô-la, bạc hà và các loại trái cây họ cam quýt. Ăn nhiều chất béo cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày và ợ nóng, vì vậy hãy hạn chế dùng các thức ăn nhiều dầu mỡ.

Nhai kẹo cao su không đường khoảng nữa giờ sau bữa ăn sẽ giúp tăng cường tiết nước bọt. Một cách tự nhiên, kiềm và nước bọt có tác dụng hỗ trợ trung hoà axit ở thực quản của bạn.

10. Sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị

Các thuốc làm giảm axit dạ dày có chứa canxi khá an toàn để sử dụng khi mang thai và còn có thể ngăn chặn tình trạng trào ngược và ợ nóng. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ợ nóng không được cải thiện hoặc khiến bạn khó chịu hơn.

Lo lắng về các biến chứng khi mang thai?

Đừng lo. Cùng tham gia cộng đồng Mang thai - chia sẻ kinh nghiệm thai kỳ với các mẹ bỉm sữa khác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 3

Tiếp tục hít vào vươn 2 tay lên cao, thở ra để 2 tay đặt phía sau lưng, nâng hông lên theo khả năng bằng lực đùi, cánh tay, giữ 2-3 hơi thở và thở ra hạ hông nhẹ nhàng xuống sàn.

3. Nghiêng lườn kết hợp kéo giãn chân

Cách thực hiện:

Bắt đầu tư thế bằng một chân co và một chân duỗi sang ngang [không nhất thiết là phải duỗi ngang hông, vừa đủ để mông và chân duỗi áp sàn], cổ chân gập, mũi chân hướng lên trên.

Hít vào vươn 2 tay lên cao, thở ra hạ tay cùng chiều lên chân duỗi và hướng tới nắm mũi chân, nghiêng lườn. Các mẹ 3 tháng cuối có thể đặt tay ra sau đầu để giảm độ căng cho lườn bụng, tránh tập quá căng.

Lặp lại cho bên còn lại.

Thực hiện động tác 4-5 lần mỗi bên.

4. Chuỗi tư thế con mèo, con bò kết hợp kéo giãn cổ chân

Bài tập yoga cho bà bầu này giúp giảm đau lưng, tăng tuần hoàn máu, giúp cột sống chắc khỏe, giảm chuột rút.

Cách thực hiện:

Bắt đầu bằng tư thế quỳ gối, chống tay. Bàn tay xoè rộng nằm dưới vai, đầu gối nằm dưới hông chậu, giữ lưng, cổ trung lập. Nếu các mẹ cảm thấy đau gối thì có thể lót vật mềm mỏng dưới gối.

Duỗi chân phải ra sau, mũi chân chạm sàn. Hít vào võng lưng, ưỡn ngực và ngửa cổ, dùng mũi chân đẩy nhẹ người chồm về trước. Hãy tập hết sức chậm rãi theo hơi thở.

Thở ra cuộn tròn lưng, cổ, nhấn tay đẩy cao, mắt nhìn về rốn [lưu ý không siết bụng dưới]. Dùng lực tay đẩy ngược người lùi về sau để kéo giãn thêm bắp chân.

Lặp lại 6-7 lần liên tục và lần cuối giữ mỗi động tác vài giây.

Chuỗi bài tập sau khi khởi động cho mẹ bầu ở cả 3 tam cá nguyệt

5. Tư thế mèo, bò kết hợp tấn thấp và squat ngồi

Tư thế này cũng là bài tập yoga dành cho bà bầu 3 tháng cuối được nhiều chuyên gia khuyến khích. Nó giúp em bé đang quay đầu lọt vào lỗ hỏm khung chậu để mẹ dễ dàng sinh thường. Lưu ý khi tập, các mẹ cần đảm bảo khung chậu luôn thấp hơn gối nhé.

Cách thực hiện:

Bắt đầu bằng tư thế quỳ gối, chống tay. Bàn tay xoè rộng nằm dưới vai, đầu gối nằm dưới hông chậu, giữ lưng, cổ trung lập.

Hít vào bước chân phải ra ngoài bàn tay phải [xoay mũi chân hướng ra ngoài, đồng thời hướng gối xoay cùng mũi chân], mở ngực, hạ thấp hông, mắt nhìn về trước.

Thở ra bước chân trái ra ngoài bàn tay trái, 2 tay chấp về ngực. Dùng 2 khuỷu tay mở rộng 2 gối sang 2 bên.

Hít vào bước chân phải ra phía sau mắt nhìn về trước. Thở ra trở về tư thế ban đầu.

6. Bài tập yoga cho bà bầu với tư thế đứng

Tư thế đứng tập trung vào việc hít thở, siết cơ đáy sàn chậu. Đây là tư thế đơn giản nhưng rất quan trọng vì nó giúp nâng đỡ em bé và giúp các mẹ dễ sinh thường hơn.

Cơ đáy sàn chậu là một khối cơ kéo dài từ xương cụt đến xương mu phía trước tạo thành một sàn phẳng giữa 2 chân có nhiệm vụ nâng đỡ tử cung, bàng quang và ruột.

Cách thực hiện:

Đứng thẳng, chân tách rộng bằng hông, 2 tay xuôi theo thân, lòng bàn tay mở ra ngoài.

Hít vào vươn 2 cánh tay lên trời đồng thời hãy siết cơ đáy sàn chậu lại [đóng âm đạo và rút lên] theo hơi hít vào. Hãy tưởng tượng bạn đang kéo duỗi các đốt sống lưng để đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời nhìn theo bàn tay để kéo giãn thêm phần cơ cổ.

Thở ra hạ cánh tay xuống trở lại vị trí ban đầu và gập nhẹ cổ, mắt nhìn xuống sàn, thả lỏng toàn thân và cơ đáy sàn chậu.

Lặp lại động tác từ 6-7 lần.

7. Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa với tư thế chiến binh 2

Tư thế này thích hợp với các mẹ bầu từ tháng thứ 5 trở đi. Lưu ý, các mẹ bị giãn tĩnh mạch không nên tấn lâu trong lúc tập.

Cách thực hiện:

Đầu tiên mở rộng hai chân sang ngang, tuỳ vào độ khỏe của chân mà mẹ bầu mở rộng hay hẹp, 2 lòng bàn chân song song với nhau.

Sau đó mũi chân phải xoay sang phải để mở rộng hông phải, 2 cánh tay vươn sang ngang, lòng bàn tay úp. Mắt nhìn theo bàn tay phải.

Giữ tư thế 2-3 hơi thở và đổi bên cho chân còn lại.

8. Tư thế cái cây [không phù hợp với mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch]

Tư thế này giúp mẹ bầu cân bằng được thể chất, tinh thần, tăng khả năng tập trung và làm săn chắc cơ đùi.

Video liên quan

Chủ Đề