Bài giảng ôn tập học kì 1 Sinh 8

Giáo án Sinh học 8 bài Ôn tập học kỳ I

Giáo án điện tử môn Sinh học lớp 8

1 1.501

Tải về Bài viết đã được lưu

Giáo án Sinh học lớp 8

Giáo án Sinh học 8 bài Ôn tập học kỳ I giúp học sinh hiểu được những kiến thức trọng tâm của bài như ủng cố lại những kiến thức khái quát về cơ thể người, sự vận động cơ thể, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.

Giáo án Sinh học 8 trọn bộ

Giáo án Sinh học 8 bài Vitamin và muối khoáng

BÀI 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

  • Hệ thống hoá kiến thức ở học kì I.
  • Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học.

2. Kỹ năng:

  • Vận dụng kiến thức, khái quát theo chủ đề.
  • Hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

GD ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.

Trọng tâm: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản ở học kì I

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Tranh: Tế bào, mô, hệ cơ quan vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
  • Các nhóm với nội dung đã phân công 1 tờ giấy khổ to.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhNội dung

Hoạt động 1:

Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức, cụ thể:

  • Nhóm 1 bảng 35.1
  • Nhóm 2 bảng 35.2
  • Nhóm 3 bảng 35.3
  • Nhóm 4 bảng 35.4
  • Nhóm 5 bảng 35.5
  • Nhóm 6 bảng 35.6

GV cho các nhóm dán kết quả lên bảng.

GV ghi ý kiến bổ sung của nhóm vào bên cạnh.

Sau khi HS thảo luận Gv cho 1 - 2 HS nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học.

Gv giúp HS hoàn thiện kiến thức.

Các nhóm thiến hành thảo luận theo nội dung trong bảng.

Mỗi các nhân phải vận dụng kiến thức thảo luận thống nhất câu trả lời.

Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của Gv và mỗi nhóm cử địa diện thuyết minh kết quả của nhóm nhóm khác bổ sung.

Thảo luận toàn lớp.

Các nhóm hoàn thiện kiến thức.

I. Hệ thống hoá kiến thức

Toàn bộ nội dung ở trong bảng [từ 35.1; 35.6].

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Giải Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 [ngắn nhất]

Với giải bài tập Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, trả lời câu hỏi Sinh học 8 Bài 35.

Quảng cáo

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải vở bài tập Sinh học 8 Bài 35 chi tiết và tóm tắt lý thuyết ngắn gọn cùng bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 35 có đáp án chi tiết:

Quảng cáo

Bài giảng: Ôn tập học kì 1 - Cô Mạc Phạm Đan Ly [Giáo viên VietJack]

Tham khảo lời giải các bài tập Sinh học 8 khác

Muc lục Giải bài tập Sinh học 8 theo chương

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 8 | Soạn Sinh học 8 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chào bạn Giải SGK Sinh học 8 trang 112

Soạn Sinh 8 Bài 35: Ôn tập học kì I giúp các em học sinh lớp 8 hệ thống lại toàn bộ kiến thức sinh học trong học kì 1. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 6 trang 112.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 35 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học 8, Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Sinh học.

Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-1

Gợi ý đáp án

Bảng 35-1. Khái quát về cơ thể người

Cấp độ tổ chứcĐặc điểm
Cấu tạoVai trò
Tế bàoGồm:- Màng sinh chất- Chất tế bào: gồm nhiều bào quan chủ yếu [ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôn gi, trung thể]- NhânLà đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể
Là 1 tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất địnhTham gia cấu tạo nên các cơ quan
Cơ quanĐược cấu tạo nên từ các mô khác nhauTham gia cấu tạo và thực hiện 1 chức năng nhất định của hệ cơ quan trong cơ thể
Hệ cơ quanBao gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năngThực hiện 1 chức năng nhất định của cơ thể

Câu hỏi trang 111 Sinh 8 Bài 35

Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-2

Gợi ý đáp án

Bảng 35-2. Sự vận động của cơ thể

Hệ cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

- Gồm rất nhiều xương liên kết với nhau bởi khớp xương

Là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể và là nơi bám của các cơ

Giúp cơ thể hoạt động linh hoạt, di chuyển dễ dàng thích ứng với môi trường.

Hệ cơ

- Gồm nhiều tế bào cơ dài

- Các cơ có khả năng co dãn

Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động linh hoạt

Câu hỏi trang 111 Sinh 8 Bài 35

Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-3

Gợi ý đáp án

Bảng 35-3. Tuần hoàn

Cơ quan

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Tim

- Tim 4 ngăn [2 tâm nhĩ, 2 tâm thất]

- Có van ngăn cách giữa tâm nhĩ với tâm thất[van nhĩ thất] và van động mạch

- Co bóp theo chu kỳ gồm 3 pha

Giúp máu được bơm liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch

Giúp máu tuần hoàn theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng được lưu thông lien tục

Hệ mạch

- Gồm 3 loại mạch: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

Dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ tế bào về tim thực hiện quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Câu hỏi trang 111 Sinh 8 Bài 35

Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 35-4

Gợi ý đáp án

Bảng 35-4. Hô hấp

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấpCơ chếVai trò
RiêngChung

Thở

Hoạt động phối hợp giữa lồng ngực với các cơ hô hấp

Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, là hoạt động chuyển không khí ra và vào cơ thể

Cung cấp oxi trong tế bào của cơ thể và thải cacbonic ra khỏi cơ thể.

Trao đổi khí ở phổi

- Là sự khuếch tán của các khí [CO2; O2] từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

+ Oxi [từ không khí] khuếch tán từ

phế nang vào máu + CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang

Giúp tăng nồng độ oxi và giảm nồng độ cacbonic trong máu

Trao đổi khí ở tế bào

- Là sự khuếch tán của các khí [CO2; O2] từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

+ Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào

+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu

Cung cấp oxi cho tế bào và nhận cacbonic do tế bào thải ra.

Câu hỏi trang 112 Sinh 8 Bài 35

Đánh dấu + vào ô trống thích hợp trong bảng 35-5

Gợi ý đáp án

Bảng 35-5. Tiêu hóa

Khoang miệngThực quảnDạ dàyRuột nonRuột già
Tiêu hóaGluxitxx
Lipitx
Prôtêinxx
Hấp thụĐườngx
Axit béo và glixêrinx
Axit aminx

Câu hỏi trang 112 Sinh 8 Bài 35

Điền nội dung thích hợp vào bảng 35-6

Gợi ý đáp án

Bảng 35-6. Trao đổi chất và chuyển hóa

Các quá trìnhĐặc điểmVai trò

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

- Lấy từ môi trường ngoài các chất cần thiết cho cơ thể.

- Thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã, thừa.

Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa.

Ở cấp tế bào

- Lấy từ môi trường trong các chất cần thiết cho tế bào

- Thải vào môi trường trong các sản phẩm phân hủy

Chuyển hóa ở tế bào

Đồng hóa

- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể

- Tích lũy năng lượng.

Là cơ sở cho mọi hoạt động của cơ thể sống.

Dị hóa

- Là quá trình phân giải các chất của tế bào

- Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

II. Câu hỏi ôn tập

Bài 1 [trang 112 SGK Sinh học 8]

Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

Gợi ý đáp án

a] Tế bào là đơn vị cấu trúc :

- Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.

- Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,...

b] Tế bào là đơn vị chức năng :

- Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.

- Ví dụ :

  • Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.
  • Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.
  • Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
  • Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học [bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa].

Gợi ý đáp án

- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :

Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

  • Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
  • Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
  • Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.
  • Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
  • Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
  • Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn [ hệ tuần hoàn ], thở nhanh và sâu [ hệ hô hấp ], mồ hôi tiết nhiều [ hệ bài tiết ], … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

Bài 3 [trang 112 SGK Sinh học 8]

Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào ?

Gợi ý đáp án

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

  • Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
  • Mang các sản phẩm thải [CO2, nước tiểu và các chất độc] từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :

  • Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.
  • Thải CO2 ra khỏi cơ thể.

- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào và cơ thể.

Cập nhật: 04/07/2021

Video liên quan

Chủ Đề